Cắt tóc xấu, chưa có bồ và những nỗi khổ khi Tết cận kề
Không chỉ mệt mỏi với những câu hỏi bao giờ lấy chồng, bạn gái đâu, nhiều người còn đau đầu với việc phải đi làm tóc, mua sắm quần áo mỗi khi Tết cận kề.
“Bạn gái đâu?”, “Khi nào lấy chồng?”, “Lương tháng bao nhiêu?”… luôn là những câu hỏi ám ảnh, gây ức chế mỗi dịp Tết với thanh niên. Không chỉ bị hỏi chuyện tình cảm, nhiều người đến tuổi cập kê còn bị người lớn trong gia đình hối thúc chuyện kết hôn, sinh con. Ảnh: FB.
Không ít người trẻ cảm thấy mệt mỏi, áp lực tâm lý với những câu hỏi khó đỡ. “Có phải mình muốn ế đâu, không có người yêu cũng buồn chứ, thế mà Tết nào cũng bị hỏi như chọc tức mình vậy đó”, tài khoản Thanh Hương bày tỏ. Ảnh: Quỳnh Dinô.
Trước câu nói gây ức chế “Bằng tuổi này người ta có chồng rồi”, dân mạng nghĩ ra nhiều cách hài hước, thậm chí có phần “gắt” để đối đáp lại. Ảnh: Thằng anh con em.
Tết chính là dịp nhiều người dồn tâm sức để tút tát nhan sắc, ngoại hình, chưng diện vì phải gặp gỡ nhiều người, trong đó có bạn bè, người quen cũ. Vì vậy Tết sẽ mất vui nếu cắt tóc bị hỏng hay nhuộm ra màu tóc xấu. Ảnh: Thằng anh con em.
Video đang HOT
Trong khi đó nhiều dân mạng cho rằng dấu hiệu của sự trưởng thành là khi người ta không còn đi nhuộm tóc, làm mới bản thân để gây ấn tượng vào mỗi dịp Tết nữa. Ảnh: Phiếu bé ngoan.
Câu hỏi “mua được gì cho Tết chưa” khiến nhiều người không khỏi chạnh lòng bởi ngày Tết cận kề nhưng lương chưa có để mua đồ mới. Trong khi đó có những người luôn mua quần áo, phụ kiện quanh năm nên Tết đến không cần sắm sửa thêm nữa. Ảnh: Phiếu bé ngoan.
Tết đến cũng là lúc người người, nhà nhà ám ảnh với việc phải dọn dẹp, lau chùi hết thứ này đến đồ khác. Tết còn được ví vui là “ngày toàn dân dọn nhà”. Ảnh: Thằng anh con em.
Theo Zing
Tết đến mà học trò chưa chịu trả tiền photo, thầy giáo đưa ra tối hậu thư hài hước khiến ai đọc cũng phải chột dạ trả tiền ngay
Sốt ruột vì năm hết Tết đến mà lớp vẫn chưa chịu trả tiền, thầy giáo này đã in hẳn lời nhắn gửi đến tất cả các lớp học với giọng điệu vô cùng hài hước nhưng cũng không kém phần sáng tạo.
Đối với học sinh thời nay, việc ghi chép đề đã không còn là chuyện quan trọng bởi với sự phát triển của các máy in thì chỉ trong tích tắc là đã in ra được vô số đề. Trả tiền một lần thì ít nên nhiều lớp thường để dành cuối năm trả một thể. Tuy nhiên, đôi khi lớp trưởng lỡ quên chưa kịp trả nên sinh ra vô số tình huống đòi nợ hài hước, điển hình là như câu chuyện của lớp học dưới đây.
Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện tờ giấy đòi nợ tiền photo của một lớp học. Điều đặc biệt là người đòi nợ lại chính là giáo viên trong trường. Sốt ruột vì năm hết Tết đến mà lớp vẫn chưa chịu trả tiền, thầy giáo này đã in hẳn lời nhắn gửi đến tất cả các lớp học với giọng điệu vô cùng hài hước. Cụ thể, dòng tối hậu thư của thầy giáo như sau:
" Chào các em! Tết sắp đến có lẽ nhà nhà đang rộn ràng mua sắm quần áo mới, một số vật dụng trang trí nhà cửa hay chuẩn bị cho chuyến du lịch hoặc về quê cùng gia đình. Nhà Thầy cũng mong muốn có những điều đó nhưng số tiền hiện có đang eo hẹp do đầu tư vào photocopy tài liệu cho các em để giúp các em có được nền tảng kiến thức cho cuộc sống sung túc và giàu có sau này. Thầy hy vọng với số tiền 523000 của lớp đang thiếu sẽ giúp gia đình Thầy mua sắm thêm được 1 ít vật dụng cho Tết nguyên đán năm nay và thầy tin sẽ nhận được nó trong tuần này. Chúc lớp ăn Tết vui vẻ".
Lời nhắn đòi nợ hài hước của thầy giáo. (Ảnh: Minh Thư)
Được biết, thầy giáo trong câu chuyện hiện đang dạy môn Công nghệ của trường THPT Nguyễn Huệ (TP. HCM). Nhiều người không ngại dành lời khen cho thầy giáo với cách xử lý vừa hài hước nhưng cũng không kém phần tâm lý. Một vài bình luận tinh ý chỉ ra chỗ viết tiền nợ bằng tay nên chắc hẳn phải có rất nhiều lớp chưa trả nên thầy giáo mới phải làm như vậy. Mong rằng sau khi nhận được giấy báo nợ, các lớp sẽ nhanh chóng trả tiền để nhà thầy có một cái Tết no ấm và sung túc hơn.
" Chẳng bù cho lớp mình nợ tiền photo từ năm lớp 10 đến lớp 11 là gần 3 triệu nhưng thầy không đòi được vì thầy chính là giáo viên chủ nhiệm", bạn N.M chia sẻ.
" Mỗi lớp nợ một số tiền khác nhau nên thầy phải in hẳn bài văn rồi chừa chỗ viết tiền", bạn K.A bình luận.
" Chắc nhiều lớp chưa đóng nên thầy mới ghi tay số như thế. Không khéo thu xong cũng lấy lại được gần chục triệu chứ không ít. Tết này gia đình thầy ấm no rồi!", bạn Đ.C bình luận.
"Hồi mình còn đi học làm lớp trưởng và thủ quỹ. Mỗi lần thu tiền lại như là mình đang làm thuê cho chúng nó không bằng, gọi mãi mới có đứa nộp", bạn V.A bình luận.
"Thầy tính cả đấy, để cuối năm thu một cục cầm mới sướng tay", bạn L.C bình luận.
"523 nghìn là mua được kẹo bắp ăn tới không mở mồm ra nổi, mua được hạt dưa cắn đến rằm tháng giêng, mua được bí đao uống mát lòng mát dạ mấy ngày Tết nên mấy đứa nhanh trả tiền cho thầy đi nhé", bạn T.V hài hước chia sẻ.
Một lớp khác cũng chịu chung số phận bị thầy giáo đòi nợ. (Ảnh: Ngọc Hà)
Cứ đến Tết thầy giáo lại bận rộn đi đòi nợ học sinh với vô số lời nhắn hài hước như thế này. (Ảnh: Viết Long)
Rất nhiều "tối hậu thư" đòi nợ được gửi đến các lớp học. (Ảnh: Trần Lê Kỳ Duyên)
Theo Helino
"Nhòm" 6 khoản chi tiêu Tết Nguyên Đán hết 84 triệu đồng của bà mẹ 2 con "chất lừ" ở Hà Nội Thông thường trước Tết 1 tháng, người vợ trẻ đẹp này đã lên kế hoạch chi tiêu. Và trước Tết khoảng 2-3 tuần, là thời điểm mà Nhung bắt đầu sắm sửa Tết dần. Cận Tết, câu chuyện chi tiêu bao nhiêu cho ngày Tết Nguyên Đán 2020 sắp tới luôn là chủ đề nóng bỏng của các mẹ bỉm sữa. Nhất là...