Cát sỏi rơi vãi phủ mặt QL1: Quảng Ngãi xử lý thế nào?
Các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ngãi vào cuộc xử lý xe tải chở đất đá, gỗ dăm rơi vãi trên QL1 gây mất ATGT sau phản ánh của Báo Giao thông.
Lực lượng CSGT tỉnh Quảng Ngãi tăng cường TTKS, xử lý xe tải chở đất đá gây mất TTATGT trên tuyến QL1
Sáng 25/3, ông Nguyễn Phong, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Quảng Ngãi, cho biết, ngay sau khi nhận chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi về xử lý tình trạng xe chở đất đá, gỗ dăm rơi vãi trên QL1 gây mất ATGT, Sở GTVT tỉnh Quảng Ngãi chủ trì phối hợp với các đơn vị, chính quyền địa phương khẩn trương vào cuộc xử lý.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Phong, cho hay: Qua kiểm tra thực tế hiện trường và ghi nhận thông tin, ý kiến của các đơn vị có liên quan, những nội dung Báo Giao thông phản ánh là đúng thực tế. Tình trạng xe chở đất đá, cát sỏi, gỗ dăm rơi vãi trên mặt đường QL1 đoạn qua huyện Sơn Tịnh và thành phố Quảng Ngãi gây nguy cơ mất ATGT, khiến người dân lo lắng.
Vào thời điểm các cơ quan chức năng vào cuộc tuần tra, kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm ở hiện trường, khu vực trên, các đơn vị kinh doanh vận tải, chủ mỏ đất đá đã thực hiện khắc phục, đảm bảo ATGT, môi trường trên tuyến.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Phong, để đảm bảo vệ sinh môi trường, trật tự ATGT trên tuyến QL1 nói riêng và các tuyến đường trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, Sở GTVT tỉnh Quảng Ngãi đã có kiến nghị với UBND tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo các đơn vị chức năng: Công an tỉnh Quảng Ngãi, Phòng CSGT, công an các địa phương tăng cường phối hợp với Thanh tra Sở GTVT tăng cường TTKS, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về TTATGT đường bộ, đặc biệt là xe chở vật liệu xây dựng rơi vãi trên đường, xe chở quá tải trọng…
Cùng với đó, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và môi trường tăng cường công tác kiểm tra tại các mỏ đất đá, cát sỏi việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, đảm bảo ATGT trong quá trình khai thác mỏ theo nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được cấp phép. Yêu cầu các chủ đầu tư khai thác mỏ đảm bảo môi trường như đã cam kết.
UBND các huyện/thành phố chỉ đạo các lực lượng công an và các đơn vị liên quan tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các trường hợp phương tiện giao thông vi phạm, gây ảnh hưởng đến môi trường, đời sống của nhân dân.
Sơn La khẩn trương bảo vệ nguồn nước sinh hoạt sau khi bị ô nhiễm trầm trọng
Theo đánh giá của Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Sơn La, các cơ sở chế biến nông sản nằm trong hành lang bảo vệ nguồn nước, khi hoạt động đã đặt ra áp lực cho việc bảo đảm nguồn nước sinh hoạt của thành phố.
Các ngành chức năng và các địa phương thực hiện ngay các giải pháp trước mắt cũng như lâu dài để đảm bảo an ninh nguồn nước, trong đó cần tạm dừng hoạt động của tất cả các cơ sở chế biến cà phê nằm trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước sinh hoạt của thành phố Sơn La. Đây là yêu cầu của ông Hoàng Quốc Khánh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La sau khi kiểm tra thực tế hoạt động tại một số cơ sở chế biến cà phê trên địa bàn huyện Thuận Châu và Thành phố vào sáng nay 6/12.
Ông Hoàng Quốc Khánh, Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La yêu cầu các ngành chức năng và các địa phương phải quyết liệt xử lý dứt điểm tình trạng gây ô nhiễm môi trường.
Qua kiểm tra thực tế, tình trạng xả thải gây ô nhiễm môi trường của các cơ sở chế biến cà phê chưa được kiểm soát triệt để, nhiều cơ sở sơ chế cà phê quy mô hộ gia đình vẫn đang hoạt động, nước thải và bã cà phê vẫn để tràn ra, gây ô nhiễm môi trường.
Theo đánh giá của Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Sơn La, các cơ sở chế biến nông sản nằm trong hành lang bảo vệ nguồn nước, khi hoạt động đã đặt ra áp lực cho việc bảo đảm nguồn nước sinh hoạt của thành phố. Hiện Xí nghiệp cấp nước số 1 thành phố Sơn La đã phải dừng cấp nước từ ngày 4/12 do nguồn nước bị ô nhiễm từ nước thải sơ chế cà phê, khiến sinh hoạt của hàng nghìn hộ dân trên địa bàn thành phố đang bị ảnh hưởng.
Đoàn công tác kiểm tra thực tế hoạt động tại một số cơ sở chế biến cà phê trên địa bàn huyện Thuận Châu và Thành phố Sơn La.
Trước thực tế này, ông Hoàng Quốc Khánh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La yêu cầu các ngành chức năng và các địa phương phải quyết liệt, chủ động phối hợp, có các biện pháp trong chỉ đạo, điều hành để xử lý dứt điểm tình trạng gây ô nhiễm môi trường. Về lâu dài, yêu cầu các ngành chức năng phải vào cuộc, triển khai đồng bộ các giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước.
Ông Hoàng Quốc Khánh cũng yêu cầu các địa phương và ngành chức năng phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, quản lý nhà nước đối với các dự án, nhà máy chế biến trong việc bảo vệ môi trường. Trên cơ sở đó phân loại các cơ sở để có các biện pháp quản lý, kiên quyết xử lý nghiêm các cơ sở gây ô nhiễm có hành vi chống chế trong bảo vệ môi trường.
Quảng Ngãi: Sạt lở núi kinh hoàng, mặt đường đứt gãy, dân di dời khẩn cấp 8 hộ dân với 36 nhân khẩu ở xã miền núi Sơn Long, huyện Sơn Tây, Quảng Ngãi phải di dời khẩn cấp vì sạt lở núi. Sạt lở kinh hoàng ở khu dân cư A Nhoi 2. (Nguồn: T.V) Chiều 1/12, trả lời PV VTC News, ông Đỗ Thanh Vượt - Chủ tịch UBND xã Sơn Long xác nhận, sáng cùng ngày,...