Cắt quan hệ, Ả Rập Saudi sắp đánh chiếm Qatar?
Mâu thuẫn giữa hai quốc gia vùng Vịnh đã lên tới đỉnh điểm và có khả năng Ả Rập Saudi cắt quan hệ để sẵn sàng mở cuộc chiến tranh nhằm vào Qatar.
Quân đội Ả Rập Saudi.
Sputnik mới đây đã có cuộc phỏng vấn với Giáo sư Ali al-Ahmed, người đứng đầu Viện Sáng lập các vấn đề vùng Vịnh, về căng thẳng gia tăng giữa Ả Rập Saudi và Qatar.
Theo Giáo sư al-Ahmed, quyết định của Ả Rập Saudi trong việc cắt đứt tất cả các mối quan hệ với Qatar có thể là khúc dạo đầu cho kế hoạch xâm lược một tiểu vương quốc nhỏ bé nhưng giàu có nhằm chiếm giữ của cải.
“Tôi dự đoán về một cuộc xâm lược nhằm vào Qatar… Tôi đã nhận được thông tin về việc quân đội Saudi tăng cường lực lượng đến biên giới Qatar”, ông al-Ahmed nói. “Người Saudi rõ ràng đang có sự chuẩn bị”.
Giáo sư Al-Ahmed cảnh báo, một cuộc xâm lược toàn diện đối với Qatar có thể diễn ra sớm hơn nhiều so với bất cứ dự đoán nào trước đây.
“Hãy nhìn vào tần suất ném bom phiến quân Yemen… Người Saudi có thể sẽ chuyển sự tập trung quân sự ở Yemen sang Qatar”, ông al-Ahmed nói.
Theo chuyên gia này, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đều ngầm ủng hộ bước đi quân sự của Ả Rập Saudi nhằm vào Qatar.
Video đang HOT
Ông Tillerson là người có mối quan hệ gần gũi với gia đình hoàng gia Ả Rập Saudi trong suốt 15 năm giữ chức Chủ tịch và CEO Exxon.
“Tôi có một nguồn tin đáng tin cậy rằng, ông Trump đã nói với người Ả Rập Saudi rằng ông sẽ không phản đối”, Giáo sư al-Ahmed nói
Trực thăng UH-60 Blackhawk của không quân Ả Rập Saudi.
Nếu chiến tranh vùng Vịnh lần 3 nổ ra, Ai Cập, Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Vương quốc Bahrain chắc chắn sẽ ủng hộ mạnh mẽ, ông al-Ahmed nói. Bahrain là quốc gia hiện cho phép Hạm đội 5 của Mỹ đồn trú.
“Người Saudi đang rất tức giận với Qatar, vì quốc gia láng giềng công khai ủng hộ phiến quân Yemen và Iran”, ông al-Ahmed nói.
Ông al-Ahmed giải thích, các nhà lãnh đạo của Ả Rập Saudi đã quyết tâm làm suy yếu Qatar, biến nước này thành một vệ tinh của Saudi.
“Ả Rập Saudi là quốc gia hình thành nên từ những cuộc chiến tranh, cướp bóc trên sa mạc. Với việc Ả Rập Saudi tăng cường đầu tư vào Mỹ, họ sẽ cần một lượng lớn tài sản. Nguồn dự trữ vàng và tiền mặt khổng lồ của Qatar có thể là điều Ả Rập Saudi thèm muốn”, Giáo sư al-Ahmed nhận định.
HIện có 7 quốc gia tuyên bố cắt đứt quan hệ với Qatar. Ả Rập Saudi, Bahrain, UAE, Ai Cập là 4 nước đầu tiên cắt đứt quan hệ ngoại giao, ngừng giao thương và buộc công dân Qatar phải về nước.
3 nước khác là Yemen, Lybia và Mandives sau đó cũng tuyên bố cắt quan hệ ngoại giao với Qatar.
Theo Danviet
Philippines ngừng xuất khẩu lao động sang Qatar
Manila ngừng xuất lao động sang Qatar làm việc sau khi Doha bị một loạt nước Arab cắt quan hệ ngoại giao.
Chính phủ Philippines lo ngại vấn đề thiếu lương thực sẽ ảnh hưởng đến gần 140.000 công dân nước này ở Qatar. Ảnh: BBC
Chính phủ Philippines đưa ra quyết định trên vì lo ngại "hiệu ứng lan truyền" của cuộc khủng hoảng ngoại giao sẽ tác động đến lao động nước ngoài đang làm việc ở Qatar, BBC đưa tin.
Hiện, hơn hai triệu người Philippines đang lao động hợp pháp ở Trung Đông, trong số đó, gần 10% làm việc tại Qatar.
Lệnh này sẽ có hiệu lực cho đến khi Bộ Lao động Philippines có đánh giá toàn diện về tình hình thực tế ở Qatar.
"Đang có rất nhiều lời đồn thổi cho rằng tình hình ở đó không tốt", Bộ trưởng Lao động Silvestre Bello nói.
Chính phủ Philippines lo ngại nhất là tình trạng thiếu lương thực ở Qatar vì quốc gia Trung Đông này phải nhập khẩu tới 90% thực phẩm.
"Qatar không tự sản xuất lương thực. Nếu khủng hoảng xảy ra, lương thực sẽ bị cạn kiệt, lúc đó chắc chắn lao động người nước ngoài sẽ là những nạn nhân đầu tiên", ông Silvestre Bello nói.
Tuy nhiên, Ủy ban Kinh doanh Philippines đóng tại Qatar cho biết "mọi việc vẫn đang diễn ra bình thường".
"Không có gì thay đổi trong hoạt động thường ngày của người dân. Tuy nhiên, tin tức thổi phồng sự thật khiến cho các gia đình (của người lao động) ở quê nhà lo lắng", Ủy ban trả lời BBC qua thư điện tử.
Ngân hàng trương ương Philippines ước tính năm ngoái người lao động ở nước ngoài gửi về quê hương 26,9 tỉ USD, tương đương 10% GDP. Người Philippines chủ yếu làm những công việc như giúp việc gia đình, công nhân xây dựng, y tá và nhân viên phục vụ trên tàu biển.
Gần 90% trong tổng số 2,5 triệu người đang sống ở Qatar là dân nhập cư chủ yếu đến từ Ấn Độ, Nepal, Bangladesh và Philippines.
An Hồng
Theo VNE
Sống trong nhung lụa, dân Qatar vẫn cảm thấy thiệt thòi Nhiều người Qatar cảm thấy bị đối xử bất công dù đang hưởng thụ cuộc sống dư giả vật chất. Một nhân viên bán hàng nhập cư người Lebanon giới thiệu xe cho khách hàng Qatar. Ảnh: New York Times Ngay từ khi sinh ra mọi công dân của Qatar đã nghiễm nhiên được hưởng thụ cuộc sống giàu có nhờ sự bao...