Cắt giảm quân đoàn đối phó TQ, Ấn Độ phát triển tàu sân bay
Chính phủ Ấn Độ đã thay đổi kế hoạch thành lập quân đoàn mới nhằm đối phó với Trung Quốc dọc theo dãy Himalaya mà thay vào đó, nước này muốn tập trung phát triển tàu sân bay.
Theo tin tức trên Reuters, Ấn Độ từng công bố kế hoạch thành lập một lực lượng tinh nhuệ bao gồm 90.000 binh sĩ với các trang thiết bị hiện đại ước tính tiêu tốn 10 tỷ USD.
Binh sĩ Ấn Độ canh gác tại khu vực biên giới với Trung Quốc.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar lại cho rằng kế hoạch này chỉ cần khoảng 25.000-30.000 binh sĩ. Ông Parrikar nói rằng chính phủ Ấn Độ trước đây không tính toán kỹ lưỡng chi phí để thành lập cũng như duy trì quân đoàn này.
“Lý do đơn giản là vấn đề tài chính. Đây không chỉ là vấn đề thành lập quân đội mà còn làm cách nào để duy trì đơn vị này”, ông Parrikar nói thêm.
Ấn Độ và Trung Quốc cùng chia sẻ 3.500 km đường biên giới tranh chấp kể từ sau chiến tranh năm 1962. Do hai nước không thống nhất được đường biên giới chung nên lực lượng tuần tra hai bên thường xuyên bị tố xâm nhập vào bên giới của nước còn lại.
Tướng quân đội về hưu Arun Sahgal nói rằng kế hoạch của Ấn Độ nhằm thành lập một lực lượng phản ứng nhanh để triển khai tại biên giới Trung Quốc. “Chúng tôi cần một đơn vị có thể hoạt động trong các khu vực vùng núi. Trong giai đoạn 2, đơn vị có thể được bổ sung các lực lượng đặc biệt và không quân”.
Trung Quốc đẫ xây dựng một hệ thống các sân bay gần biên giới với Ấn Độ giúp tăng cường khả năng hoạt động của quân đội mà Ấn Độ lại không đáp ứng được điều này.
Bộ trưởng Quốc phòng Manohar Parrikar nói trước quốc hội vào tháng trước rằng Ấn Độ đang đẩy mạnh quá trình xây dựng hệ thống giao thông chiến lược gần biên giới Trung Quốc. Tuy nhiên, mới chỉ có 19/73 con đường được hoàn thiện.
Trong khi cắt giảm chi phí thành lập quân đoàn, Ấn Độ đang tập trung phát triển một tàu sân bay mới 65.000 tấn mà Mỹ đã bày tỏ tham vọng hợp tác.
Video đang HOT
Ấn Độ mong muốn Mỹ hỗ trợ công nghệ máy phóng điện từ, cho phép các chiến đấu cơ nặng nề hơn có thể cất cánh trên tàu sân bay. Ngày 14/5 vừa qua, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã công bố chi 4,72 triệu USD để bắt đầu thiết kế tàu sân bay mới.
Ấn Độ hoàn toàn có thể cân nhắc sử dụng công nghệ hạt nhân trên tàu sân bay nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, hải quân Ấn Độ vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng.
Đăng Nguyễn
Theo_Người Đưa Tin
Lịch sử 200 năm của Hạm đội Biển Đen
Là một trong những lực lượng có bề dày lịch sử nhất trong Hải quân Nga, Hạm đội Biển Đen chứng kiến các mốc thăng trầm trong sự phát triển của quân đội hùng mạnh bậc nhất thế giới.
Ngày 13/5, Nga kỷ niệm 232 năm thành lập Hạm đội Biển Đen. Hoàng tử Grigory Potemkin là người quyết định thành lập Hạm đội ngày 13/5/1783. Vào thời gian đó, quân đội của Nữ hoàng Catherine Đại đế phải chiến đấu chống lại đế chế Ottoman. Năm 1790, dưới sự chỉ huy của Đô đốc Fyodor Ushakov, các lực lượng hải quân đã đánh thắng hạm đội của Thổ Nhĩ Kỳ trong trận đánh eo biển Kerch. Căn cứ ban đầu của hạm đội ở thành phố Sevastopol trên bán đảo Crimea.
Giây phút thư giãn của các thủy thủ trên tàu. Sputnik khẳng định, Hạm đội Biển Đen có tầm quan trọng về chính trị và lịch sử đối với Nga.
Từ thế kỷ 18 đến 19, Hạm đội Biển Đen tham gia các cuộc chiến của Nga với Thổ Nhĩ Kỳ và Pháp. Họ từng tham chiến để bảo vệ thành phố cảng Sevastopol vào năm 1854-1855.
Các thủy thủ trên tàu phóng ngư lôi khi thực hiện nhiệm vụ tác chiến. Những năm đầu thế kỷ 20, Hạm đội Biển Đen trở thành lực lượng quân sự chủ yếu của khu vực miền nam nước Nga. Mùa thu năm 1917, hạm đội sở hữu 177 tàu chiến và đội tàu chuyên chở.
Mùa xuân năm 1918, các đơn vị thuộc Hạm đội Biển Đen chống quân Đức trong Thế chiến I. Sau khi Đức chiếm Crimea và Sevastopol, hạm đội đóng tại thành phố Novorossiyk. Tháng 6/1918, tất cả các tàu của hạm đội buộc phải tới địa điểm khác để tránh quân Đức.
Tháng 5/1920, chính quyền Liên Xô thành lập lực lượng Hải quân tại biển Đen và Azov. Nhiều tàu từ Hạm đội Baltic gia nhập hạm đội để tăng cường lực lượng. Trước Thế chiến II, quân đội Nga bổ sung thêm nhiều tàu và thiết bị cho lực lượng.
Thủy thủ thực hiện điệu nhảy truyền thống "Yablochko" trên tàu. Trong Chiến tranh Vệ quốc (1941-1945), nhiệm vụ của hạm đội là bảo vệ các căn cứ và phương tiện vận chuyển ven biển, mạng lưới thông tin và hỗ trợ không kích. Hạm đội tham gia các trận đánh ở Odessa, Sevastopol, Novorossiysk và Tuapse. Trong suốt cuộc chiến, Hạm đội Biển Đen thực hiện thành công 24 nhiệm vụ, gồm nhấn chìm và tấn công 1.374 tàu của phe Trục .
Sau chiến tranh, quân đội Nga khôi phục và hiện đại hóa trang các trang thiết bị của hạm đội để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ các khu vực biên giới phía nam của Nga. Các tàu chiến, tàu ngầm và máy bay của Hạm đội Biển Đen cũng tới nhiều khu vực trên thế giới.
Tàu chữa cháy PZhS-123 của Hạm đội Biển Đen trong buổi diễn tập trước một lễ kỷ niệm Ngày Hải quân Nga ở thành phố Sevastopol. Đơn vị hải quân đặc biệt của Nga không chỉ hiện diện tại biển Địa Trung Hải mà còn xuất hiện ở Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
Tàu khu trục Admiral Grigorovich được thiết kế riêng cho Hạm đội Biển Đen.
Năm 2010, Hạm đội Biển Đen chính thức trở thành một phần của quân khu phía nam nước Nga.
Các nghệ sĩ của Hạm đội Biển Đen trình diễn tại quảng trường Lenin, thành phố Simferopol, thuộc bán đảo Crimea. Ngày 2/4/2014, sau khi Crimea sáp nhập vào Nga, luật liên bang mới cho phép Nga triển khai Hạm đội Biển Đen tới Ukraine.
Các chiến sĩ hải quân trong lễ kỷ niệm 230 năm thành lập hạm đội. Hiện nay Hạm đội Biển Đen có các tàu ngầm chạy bằng diesel, tàu tên lửa, tàu chống ngầm cùng phi đội chiến đấu và lực lượng bờ biển. Lực lượng trên bờ gồm 11.000 nhân viên, 41 tàu chiến và 3 tàu ngầm. Theo kế hoạch của Nga, trước năm 2020, Hạm đội Biển Đen sẽ tiếp nhận gần 30 tàu chiến các loại cùng tàu hỗ trợ. Cuối năm 2016, quân đội sẽ thành lập các đơn vị tàu ngầm gồm 6 tàu Varshvyanka. Năm 2017, quá trình xây dựng cảng mới tại thành phố Novorossiysk cũng sẽ kết thúc.
Theo_Zing News
EU thành lập đội đặc nhiệm an toàn buồng lái sau sự cố Germanwings Liên minh Châu Âu (EU) đã thành lập một đội đặc nhiệm gồm nhiều chuyên gia để đánh giá các quy định an toàn buồng lái, sau sự cố Germanwings. Ngày 7- 5, EU đã thành lập một đội đặc nhiệm gồm nhiều chuyên gia để đánh giá các quy định an toàn buồng lái cũng như xem xét lại hệ thống kiểm...