Cắt giảm nhiệt điện than phù hợp với xu hướng toàn cầu
Không phát triển thêm nhiệt điện than là thực hiện nghiêm túc các cam kết quốc tế về cắt giảm khí phát thải, đẩy mạnh đầu tư năng lượng tái tạo.
Mới đây, thường trực Chính phủ đã có cuộc họp về Đề án điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 (Điều chỉnh Quy hoạch điện VII) và dự án Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030 (Điều chỉnh Quy hoạch than 60).
Tại cuộc họp này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định: “Cần phải rà soát, tính toán kế hoạch phát triển tất cả các nhà máy điện than, không phát triển thêm điện than”. Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng khẳng định Việt Nam thực hiện nghiêm túc các cam kết quốc tế trong cắt giảm khí phát thải và đẩy mạnh đầu tư phát triển điện tái tạo.
Tuyên bố này của Thủ tướng đã phát đi tín hiệu mạnh mẽ về việc giảm bớt sự phụ thuộc vào nhiệt điện than từ phía chính phủ Việt Nam. Trong khi Việt Nam đã được biết đến là một trong những nước dẫn đầu thế giới về số lượng các nhà máy nhiệt điện than được quy hoạch xây mới với công suất dự kiến khoảng 60.000 MW, chỉ đứng sau Ấn Độ và Trung Quốc.
Đánh giá về tuyên bố này, bà Ngụy Thị Khanh, Giám đốc Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) hoan nghênh cam kết của Thủ tướng Chính phủ về quyết định đưa đất nước khỏi sự phụ thuộc vào nhiệt điện than. Tuy nhiên, bà Khanh cũng cho rằng, trong Quy hoạch phát triển điện VII hiệu chỉnh, vẫn còn một số lượng đáng kể các nhà máy nhiệt điện than mới sẽ được xây dựng.
“Nếu Thủ tướng đã thận trọng xem xét và đưa ra quyết định giảm nhiệt điện than, GreenID hy vọng rằng chính phủ sẽ đánh giá lại một cách toàn diện tất cả các nhà máy điện than đã đề xuất và ban hành các chính sách để nhanh chóng đẩy mạnh sự phát triển của năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng hiệu quả. Song hành với những những nỗ lực này, tất cả các nhà máy điện than hiện có và đang có kế hoạch xây mới cần phải được áp dụng hệ thống kiểm soát ô nhiễm và công nghệ hiệu suất cao phù hợp với tiêu chuẩn và thực tiễn tốt của quốc tế”, bà Khanh cho biết.
Video đang HOT
Việt Nam sẽ dần thay thế các nhà máy nhiệt điện than bằng các dự án nhiệt điện khí để kiểm soát và bảo vệ môi trường.
Việc Việt Nam giảm bớt nhiệt điện than sẽ là một “cú bồi” đối với ngành công nghiệp than toàn cầu vốn đang vật lộn để tồn tại. Số liệu do GreenID mới thu thập được đã cho thấy, nguồn nhiệt điện than của Trung Quốc đã giảm khoảng 4%/năm, dựa trên con số báo cáo suy giảm năm 2014. Nhập khẩu than của Ấn Độ giảm 15% trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 12/2015.
Cho biết quan điểm của mình, ông Tim Buckley, Giám đốc Nghiên cứu Năng lượng Tài chính Australia, tại Viện Kinh tế năng lượng và Phân tích Tài chính nói rằng, thị trường nhiệt điện than ngày càng suy giảm do các xu hướng thay đổi ở Trung Quốc và Ấn Độ.
Do đó, việc Việt Nam – một trong những quốc gia dẫn đầu các nước Đông Nam Á về phát triển nhiệt điện than – đưa ra quyết định sẽ không tiếp tục phụ thuộc vào nguồn than nhập khẩu càng làm nổi rõ hơn sự thoái trào của ngành công nghiệp than toàn cầu.
“Quyết định của chính phủ Việt Nam nhằm đẩy mạnh việc chuyển đổi thị trường điện. Điều này cũng phù hợp với các chiến lược hiện đang được thực hiện bởi Trung Quốc và Ấn Độ. An ninh năng lượng là một trong những nhu cầu cấp bách nhất của bất kỳ quốc gia nào và thúc đẩy phát triển năng lượng gió, năng lượng mặt trời và sử dụng năng lượng hiệu quả chính là cách đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia từ nguồn tại chỗ”, ông Buckley chỉ rõ.
Như vậy, bằng việc chỉ đạo giảm bớt sự phụ thuộc vào nhiệt điện than, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tái khẳng định lại cam kết tại Hội nghị chống biến đổi khí hậu – Paris 2015 (COP21) là đến năm 2030, Việt Nam phải giảm được 8% khí thải nhà kính.
“Phải kiểm soát, bảo vệ tốt vấn đề môi trường, nhất là kiểm soát chặt chẽ các nhà máy điện than; rà soát, tính toán kế hoạch phát triển tất cả các nhà máy điện than, không phát triển thêm điện than; tiến tới thay than bằng khí. Thực hiện nghiêm túc các cam kết quốc tế trong cắt giảm khí phát thải. Thúc đẩy phát triển mạnh điện tái tạo, trong đó có xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư làm điện mặt trời, điện gió…”, Thủ Tướng Chính phủ nêu rõ quan điểm.
Tới đây, Chính phủ dự kiến sẽ ban hành Quy Hoạch điện VII (QHĐ VII) hiệu chỉnh. Trong bản quy hoạch mới này, dự báo nhu cầu điện được kỳ vọng sẽ thấp hơn so với phiên bản trước, bám sát thực tế phát triển kinh tế, qua đó giảm tỷ trọng nhiệt điện than trong cơ cấu năng lượng trong tương lai. Ngoài ra, QHĐ VII hiệu chỉnh được dự kiến sẽ tăng tỉ trọng năng lượng tái tạo trong cơ cấu năng lượng của Việt Nam./.
Nguyễn Quỳnh
Theo_VOV
Bộ Công Thương cấm nhà máy điện Vĩnh Tân gây ô nhiễm
Bộ Công thương yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Phát điện 3 và Công ty nhiệt điện Vĩnh Tân thường xuyên kiểm tra, bảo trì các thiết bị để tránh xảy ra các sự cố tương tự ảnh hưởng đến môi trường dân cư.
Bộ Công Thương vừa chính thức thông tin về kết quả kiểm tra tình hình phát tán tro, bụi tại Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 (Bình Thuận).
Bộ Công Thương cho biết, từ ngày 2 đến ngày 9.7, tại nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 đã xảy ra 3 lần sự cố kẹt đường ống dẫn tro của 4/12 trường của hệ thống lọc bụi tĩnh điện tổ máy 2 dẫn về Silo chứa tro dẫn đến hiện tượng tro bụi phát tán theo khói thải ra môi trường.
Một góc khói bụi "mù trời" do nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 gây ra trong quá trình thi công.
Ngay khi sự cố xảy ra, công ty đã cho giảm tải tổ máy xuống còn 50% công suất (giảm lượng tro bụi sinh ra trong lò 50% và hiệu suất lọc bụi giảm xuống 85%) và sau đó dừng tổ máy 2, huy động toàn bộ lực lượng để sửa chữa, khắc phục sự cố để đưa lọc bụi tĩnh điện hoạt động trở lại. Đến nay, sự cố đã được khắc phục, thiết bị lọc bụi đến nay đã vận hành bình thường.
Sau khi kiểm tra, Bộ Công Thương đánh giá, tổ máy đã hoạt động ổn định và các thông số về môi trường đều đảm bảo.
Bộ này đã yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Phát điện 3 và Công ty nhiệt điện Vĩnh Tân thường xuyên kiểm tra, bảo trì các thiết bị để tránh xảy ra các sự cố tương tự ảnh hưởng đến môi trường dân cư.
Trước đó, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Tân Nguyễn Thanh Sang cho biết, liên tục từ các ngày 2 đến ngày 10.7, ống khói của nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 liên tục xả khói đen khiến người dân đại phương bức xúc.
Ngay sau đó, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương đã ký công văn hỏa tốc gửi cho chủ đầu tư nhà máy và các cơ quan ban ngành yêu cầu phải khắc phục và chấm dứt ngay tình trạng khói đen của nhà máy để tránh có những diễn biến xấu, mất an ninh trật tự tại địa phương như trước đây.
Chính quyền xã Vĩnh Tân hiện vẫn đang liên tục giám sát hoạt động của nhà máy. Nếu tiếp tục xả khói sẽ báo cáo và kiến nghị cấp trên xử lý.
Cũng trong các ngày 14 và 15.4.2015, do bức xúc trước việc Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 đổ xỉ than ra bãi xỉ gây ô nhiễm, hàng trăm người dân xã Vĩnh Tân và Vĩnh Hảo đã ra chặn quốc lộ 1, gây tê liệt tuyến quốc lộ bắc nam. Nhiều người quá khích còn xông vào đập phá khách sạn, đập vỡ cửa kính ô tô, chống trả lực lượng làm nhiệm vụ. Hiện công an đã khởi tố vụ án gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ và bắt giam nhiều nghi can.
Theo_Dân việt
Giá dầu thế giới lập đáy mới 12 năm Giá dầu thế giới sụt giảm mạnh, xuống dưới 27 USD/thùng lần đầu tiên kể từ năm 2003, khiến giới đầu tư toàn cầu hoang mang. Phiên giao dịch ngày 20/1, giá dầu trên thị trường New York rớt xuống dưới 27 USD/thùng lần đầu tiên kể từ năm 2003. Từ đầu năm 2016 đến nay, giá dầu đã giảm đến 25%, mức...