Cắt giảm đầu tư công để tăng lương
Đại biểu Quốc hội Trần Thanh Hải, phó chủ tịch thường trực Liên đoàn Lao động TP.HCM, nói ông rất buồn khi nghe khả năng năm 2013 không tăng lương được cho khối hành chính sự nghiệp, lực lượng vũ trang, hưu trí…
Trao đổi với chúng tôi tại kỳ họp Quốc hội, Đại biểu Quốc hội Trần Thanh Hải nhấn mạnh: Nếu xét về nguồn thu thì đúng là ngân sách nhà nước đang gặp nhiều khó khăn, nhưng hàng loạt vấn đề có thể điều chỉnh được để có thêm nguồn chi trả lương, chẳng hạn như quyết liệt và triệt để hơn trong cắt giảm các đầu tư công chưa cần thiết, kém hiệu quả.
Ông có thể chỉ ra cụ thể những khoản chi ngân sách nào có thể hạn chế hoặc cắt giảm?
Ví dụ như chi phí cho các đoàn đi ra nước ngoài. Theo tôi, chỉ nên xem xét chi cho những đoàn thật sự cần thiết như đi nước ngoài để xúc tiến đầu tư thương mại hay phục vụ ngoại giao, còn đi vì mục đích khác phải cắt giảm. Việc mua sắm ôtô, xây dựng các trụ sở nếu thấy chưa bức bách thì chậm lại.
Ông Trần Thanh Hải – Ảnh: Q.Thanh
Ngoài ra, cần rà soát chặt chẽ nguồn thu thuế, chống thất thu tốt hơn để ngân sách có thêm nguồn. Nguồn thu từ các doanh nghiệp trong nước vẫn tăng 15%, trong khi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phát triển sản xuất kinh doanh tốt hơn nhưng nguồn thu từ khối này chỉ tăng khoảng 19%. Do vậy, cần xem xét cẩn trọng hơn nữa việc thu thuế ở khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để chống thất thu, thu đúng và công bằng giữa các thành phần kinh tế.
Lẽ ra những người làm việc trong khối hành chính sự nghiệp, lực lượng vũ trang, người nghỉ hưu… có thể yên tâm từ ngày 1/5/2013 lương cơ bản sẽ tăng lên 1,3 triệu đồng/tháng và phụ cấp trách nhiệm tăng lên 30% (so với 25% như hiện nay). Nhưng hiện nay việc tăng lương theo lộ trình này vẫn chưa được quyết. Ông chia sẻ gì với những người chỉ sống bằng lương?
Video đang HOT
Những người hưởng lương hưu với mức bình quân 2,1 triệu đồng/tháng và những người có mức lương “ba chấm” trở xuống (riêng TP.HCM có hơn 78.000 người) đang trông chờ điều chỉnh tiền lương. Hầu hết người đang làm việc nhận mức lương này là những người trẻ, làm việc chưa lâu trong bộ máy nhà nước. Nguồn lực này cần được nuôi dưỡng, chăm sóc tốt hơn, để tạo dựng một đội ngũ công chức cho những năm tới. Nhưng xét về thu nhập thì nhóm này thu nhập thấp, nên cần có điều chỉnh tiền lương kịp thời để cải thiện đời sống cho họ.
Ông có thấy bất công không khi tham nhũng, lãng phí vẫn xảy ra phổ biến, trong khi tăng lương cho công chức chỉ vài trăm nghìn đồng/tháng lại không thể tìm đâu ra nguồn để bố trí?
Tham nhũng, lãng phí gây xót xa, bức xúc trong nhân dân. Chúng ta thấy đã có những quyết tâm chính trị trong phòng chống tham nhũng, tiêu cực, nhưng quyết tâm đó cần tạo sự chuyển động ngay từ năm 2012 này để xã hội nói chung và đội ngũ những người cán bộ, công chức có thêm niềm tin hơn.
* Đại biểu Đặng Ngọc Tùng (chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động VN):
Chính phủ tiết kiệm hơn sẽ đủ tiền tăng lương
Ông Đặng Ngọc Tùng – Ảnh: Q.Thanh
Cần hiểu rằng đa số người lao động, cán bộ, công chức nói chung chỉ sống nhờ vào đồng lương là chính. Chỉ có những người tiêu cực mới sống dựa vào phong bì, phong bao hay dựa vào đòi hỏi này, đòi hỏi nọ…
Tôi thấy trong điều hành của Chính phủ và bộ máy các cơ quan nhà nước, việc thực hành tiết kiệm chưa được thực hiện triệt để. Rất nhiều cuộc họp, hội nghị, lễ hội… chưa cần thiết nhưng vẫn cứ diễn ra. Tiền tiết kiệm được từ những việc chi không cần thiết này, theo tôi, là đủ khả năng để tăng lương cho những người sống nhờ vào lương.
Nói tóm lại, nếu Chính phủ cải cách thủ tục hành chính tốt hơn, tinh giản biên chế tốt hơn và tiết kiệm được nhiều hơn trong các chi tiêu, mua sắm công thì đủ khả năng để thực hiện cải cách tiền lương theo lộ trình.
* Đại biểu Hà Sỹ Đồng (ủy viên Ủy ban Tài chính – ngân sách Quốc hội, phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị):
Cắt bỏ nguồn chi kém hiệu quả
Ông Hà Sỹ Đồng – Ảnh: Q.Thanh
Theo tôi, tiết kiệm và rút bớt một số khoản chi từ ngân sách để tăng lương cho cán bộ, công chức… Ngoài ra, nên thu hồi bớt vốn từ các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hay vốn từ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước… về cho ngân sách. Những công trình đầu tư dàn trải, kém hiệu quả, cần tiếp tục mạnh dạn cắt bỏ để dồn lực cho các mục tiêu chi cấp bách trước mắt. Rà soát những đầu tư trùng lắp để rút những đầu tư này nhằm tiết kiệm ngân sách.
Quá trình giám sát, tôi thấy các công trình thủy điện cần cắt giảm bớt. Những lúc khó khăn chưa nên thực hiện những đầu tư lớn, cần tập trung đầu tư, chi cho những nhu cầu có thể phát huy hiệu quả ngay, cấp bách. Việc đầu tư cho các khu công nghiệp, khu kinh tế cũng phải tiếp tục rà soát, tập trung đầu tư hoàn thiện để phát huy nguồn vốn đầu tư, thu hút lao động. Nếu không làm quyết liệt lĩnh vực này sẽ tiếp tục kém hiệu quả, gây lãng phí.
Theo 24h
"Không tăng lương lấy tiền đâu đi chợ?"
"Không tăng lương lấy tiền đâu đi chợ?" - là câu hỏi mà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã đặt ra. Và ai cũng biết rằng, "đi chợ" chỉ là phần tối thiểu của cái mà người ta gọi là cuộc sống.
Ngày 17/11/2006, trước 13 nhà giáo nhân dân và 44 giáo sư, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Thiện Nhân đã trân trọng hứa: "Đến năm 2010, nhà giáo có thể sống được bằng đồng lương của mình". Sau 6 năm, đến hôm qua (22/10), các nhà giáo cùng với trên dưới 20 triệu người hưởng lương khác - chẳng những chưa sống được bằng lương - mà còn có nguy cơ bị giá cả làm cho "thủng túi" khi Chính phủ xin khất việc tăng lương. Trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ giải thích lý do: "Do chưa cân đối được nguồn để cải cách tiền lương năm tới". Những tính toán của Bộ Tài chính cho thấy, nếu tăng lương tối thiểu từ 1.050.000 đồng lên 1.300.000 đồng, theo lộ trình từ ngày 1/5/2013, ngân sách dự kiến sẽ tiêu tốn khoảng 60 nghìn tỉ đồng.
Những khó khăn trong nguồn thu 9 tháng đầu năm 2012 cho thấy, chỉ tính riêng thu nội địa và thu cân đối xuất - nhập khẩu đã giảm 25.500 tỉ đồng. Ngân sách đã không còn đủ tiền, dù chỉ để làm cái việc thực chất là bù cho đà tăng giá. Nhưng rõ ràng, việc ngân sách cạn tiền không phải lỗi của người dân, những người hằng ngày vẫn "hoàn thành quyền và nghĩa vụ công dân" bằng hành động đóng thuế, phí, với một mức cao gấp từ 1,4 đến 3 lần khu vực - như báo cáo của Ủy ban Kinh tế.
Còn nhớ hôm Ủy ban Thường vụ QH họp, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đã hỏi một câu dân dã đúng với lòng dân: "Không tăng lương lấy tiền đâu đi chợ?".
Giá cả các mặt hàng liên tục tăng ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân
Ngày hôm qua (22/10), khi Bộ trưởng Vương Đình Huệ xin khất lương, không ít trong số 22 triệu người hưởng lương đã hỏi nhau, và tự hỏi mình - đúng y như cái câu mà Chủ tịch QH đã hỏi - cho dù, "đi chợ" chỉ là phần tối thiểu của cái mà người ta gọi là cuộc sống.
Một cách lạc quan, nhiều ý kiến cho rằng có thể không cần tăng lương, miễn là đừng tăng giá. Điều này đúng về lý thuyết. Nhưng thực tế thì đây là câu chuyện có thể xem là phi lý, bởi lương có thể không "đặng", chứ giá thì không thể "đừng". Những tính toán lạc quan cho thấy lạm phát năm nay sẽ vào khoảng 7-8%, sang năm cũng ngần đó. Và đó là thứ tính toán mà ĐBQH Trần Hoàng Ngân gọi là tính toán lý thuyết. Có nghĩa, thứ lạm phát đó có thể tăng vùn vụt ngay sau một trận bão, thậm chí ngay cả khi Trung Đông "hắt hơi sổ mũi", khiến xăng dầu tăng phi mã hoặc tệ hơn, khi ngành điện cất lời than thiếu vốn. Thế thì người dân lấy gì để bù vào đó, nếu như không được tăng lương?
Có người đã dùng từ "bức bách" để chỉ về đời sống khó khăn của những người hưởng lương. Những người hưởng lương - trong phạm trù dân chúng nói chung - những người vốn chưa bao giờ thôi vị tha, chưa bao giờ thôi kiên nhẫn, sẵn sàng chia khó với Nhà nước, nhưng chỉ khi ngân sách thực sự khó khăn chứ không thể nhịn tăng lương, chịu tăng giá, để những đồng tiền đáng lẽ bù đắp lạm phát cho dân lại được dùng để đầu tư vào nhiều thứ thực sự chưa cấp bách (ví như đang có đề xuất xây dựng một bảo tàng tốn tới 12.000 tỉ đồng chẳng hạn).
Theo 24h
Tháng 5/2013 sẽ trình QH việc tăng lương Chính phủ dự kiến sẽ cân đối ngân sách và nếu điều chỉnh lương sẽ báo cáo Quốc hội vào kỳ họp tháng 5/2013, còn Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng, nên tăng lương luôn từ 1/7/2013. Chiều nay, Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ báo cáo trước QH tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước...