Cắt điện toàn tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị do bão
Do ảnh hưởng của bão số 10, các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên – Huế đang có mưa to, gió lớn. Miền Trung đang oằn mình chống bão số 10. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đang có mặt tại Quảng Trị kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng chống bão.
Quảng Trị: Bố trí trực thăng ứng trực cứu nạn
Từ 12 giờ trưa ngày 30/9, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, gió bắt đầu lớn kèm mưa to. Tại thành phố Đông Hà, lượng mưa nặng hạt tăng dần, gió mạnh giật từng cơn cấp 6 đến cấp 8. Tai huyện đảo Cồn Cỏ, gió mạnh từng cơn giật lên đến cấp 9, cấp 10.
Mưa ngày càng nặng hạt, sóng to, gió mạnh đã làm tốc mái 2 ngôi nhà, trụ sở UBND huyện đảo cũng bị gió to đập vỡ kính, hư hỏng. Ông Lê Quang Lanh, Bí thư, Chủ tịch UBND huyện đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị, cho biết, đến 8 giờ sáng nay, huyện đã hoàn tất việc di dời hơn 100 hộ dân vùng nguy hiểm đến nơi an toàn: “Có 10 hộ dân, 3 cơ quan và 8 doanh nghiệp ở những cốt nước biển thấp, trong những nhà tạm đã được sơ tán đến nhà cao tầng”. Địa bàn các huyện như Vĩnh Linh, Gio Linh gió mạnh cũng đã khiến mọi sinh hoạt của người dân gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều đoạn đường đã bị ngập do mưa lớn.
Mưa to, gió lớn tại tỉnh Quảng Trị
Cũng trong sáng nay, để ứng phó với bão số 10, Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân đã chỉ đạo lữ đoàn 161 và lữ đoàn 172 chuẩn bị 5 tàu trực chiến làm nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn và hướng dẫn tàu thuyền ngư dân vào vị trí tránh bão, chủ yếu là các huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị và các khu vực cửa biển Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng.
Ngoài ra, 2 tàu đầu kéo, 22 xuồng cao tốc, xuồng cao su cùng 200 cán bộ chiến sĩ với đầy đủ lương thực thuốc men sẵn sàng ứng cứu dân khi các tỉnh có yêu cầu.
Đến 9h sáng nay, tỉnh Quảng Trị đã sơ tán được hơn 2.000 hộ dân với trên 8.300 khẩu ở vùng ven sông, ven biển, vùng nguy cơ sạt lở, lũ quét, lở núi đến nơi an toàn.
10 giờ sáng nay, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải cùng đoàn cán bộ Trung ương đã có mặt tại Quảng Trị đôn đốc, kiểm tra mọi công tác ứng phó với cơn bảo số 10. Tỉnh Quảng Trị đã bố trí trực thăng ứng trực để cứu hộ cứu nạn.
Theo thông tin mới nhất, hiện toàn tỉnh Quảng Trị đã bị cắt điện. Thông tin liên lạc giữa đất liền với huyện đảo Cồn Cỏ đã bị cắt đứt.
Quảng Bình: Cắt điện toàn tỉnh
Trưa nay, tại tỉnh Quảng Bình xuất hiện mưa lớn, các xã ven biển có gió giật cấp 7 cấp 8, đường phố Đồng Hới vắng người. Chợ Đồng Hới đã đóng cửa trước 10h sáng để các tiểu thương về tránh bão. Toàn tỉnh đã bị cắt điện.
Tại Quảng Bình, nhiều cây xanh gãy đổ do bão số 10
Trong khi đó, các địa phương trong tỉnh vẫn tiếp tục di dời dân. Thống kê cho thấy, đến trưa nay các huyện của Quảng Bình đã di dời được hơn 10.000 dân. Các cơ sở buôn bán, kinh doanh đều đóng cửa chống bão. Các cơ sở giáo dục hoàn toàn nghỉ học. Đường phố, đường làng, liên thôn, liên huyện vắng tanh.
Tại các xã ven biển như: Bảo Ninh (Đồng Hới), Nhân Trạch (Bố Trạch), Quảng Phúc (Quảng Trạch), Hòn La (Quảng Trạch) sóng biển cao từ 10m, có nơi 20m, cá biệt có những cột sóng đập cao đến hơn 30m theo ước tính của một số ngư dân xã Nhân Trạch.
Video đang HOT
Tại nhiều xã ven biển ở Quảng Bình, nước biển dâng cao từ 10 đến 20m
Thừa Thiên – Huế: Cây đổ, nhiều tuyến đường ngập sâu
Sáng nay (30/9), Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã cùng lãnh đạo tỉnh đến các vùng xung yếu, khu vực ven biển: Hương Trà, Phú Lộc, thủy điện Bình Điền, kiểm tra công tác phòng chống bão, trực tiếp chỉ đạo ứng phó bão số 10.
Tính đến nay, tỉnh Thừa Thiên – Huế đã hoàn tất công tác kêu gọi tàu thuyền vào nơi tránh trú bão, di dời dân vùng xung yếu đến nơi an toàn, gia cố các công trình đê biển, hồ chứa, người dân cũng được cảnh báo hạn chế đi lại. Các lực lượng phòng chống bão như: biên phòng, quân đội, công an ứng trực tại các điểm xung yếu, các điểm nguy hiểm.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải kiểm tra phòng công tác phòng chống lụt bão và sơ tán dân tại xóm Gành, xã Hải Dương, thị xã Hương Trà, tỉnh TT – Huế
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã tới các điểm sạt lở, biển xâm thực, các tuyến đê biển xung yếu trên địa bàn các huyện ven biển của tỉnh Thừa Thiên – Huế, động viên chính quyền, bà con nhân dân sẵn sàng ứng phó với bão, đồng thời đề nghị bà con cảnh giác, lường trước các tình huống úng ngập hoặc bị chia cắt khi mưa bão.
Phó Thủ tướng đặc biệt lưu ý người dân chuẩn bị tốt các phương án 4 tại chỗ, nghiêm túc thực hiện các kế hoạch sơ tán của các lực lượng chuyên trách, tuyệt đối không được chủ quan ở lại lồng bè, tàu thuyền, đi qua các điểm nguy hiểm khi bão vào. Lực lượng công an, quân đội, biên phòng tăng cường lực lượng tham gia giúp dân trước trong và sau bão nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của nhân dân. Đoàn công tác do Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải dẫn đầu tiếp tục tới Quảng Trị chỉ đạo công tác ứng phó với mưa bão.
Lực lượng Biên phòng sơ tán dân xóm Gành xã Hải Dương, thị xã Hương trà tỉnh Thừa Thiên Huế
Lực lượng biên phòng kè đá chống nước biển xâm thực tại xã Hải Dương, thị xã Hương Trà, tỉnh TT – Huế
5 giờ sáng ngày 30/9, tại biển xóm Gành, xã Hải Dương (thị xã Hương Trà), dưới sự chỉ huy trực tiếp của Đại tá Nguyễn Văn Hiền – Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh – không khí giúp dân của những người lính biên phòng diễn ra khẩn trương, quân và dân hoà mình trong mưa gió giằng chống nhà cửa, di dời tài sản bằng xe kéo, bồng bế em nhỏ, dìu các cụ già đưa đến vị trí an toàn. Không khí chạy đua với bão Wutip của quân và dân vùng ven biển diễn ra khẩn trương và rộng khắp, trải đều trên toàn tuyến.
Hiện toàn tỉnh đang có mưa to gió lớn, nhiều tuyến đường đã bị ngập sâu. Trung tâm thành phố Huế có nhiều cây xanh gãy đổ.
Cây xanh bật gốc do bão hoành hành tại trung tâm thành phố Huế
Hà Tĩnh: Di dời khẩn cấp 23.000 người
Cơ quan chức năng cùng nhân dân địa phương đã di dời khẩn cấp 23.000 người về nơi trú an toàn để đối phó với bão số 10. Trước diễn biến phức tạp, mức độ tàn phá của cơn bão số 10 được dự đoán có thể hết sức ghê gớm. “Đến thời điểm này đã có khoảng hơn 50% số dân trong tổng toàn bộ người dân thuộc diện di dời đã được đưa về nơi cư trú an toàn. Hiện tại, công tác di dời vẫn gặp rất nhiều khó khăn, người dân cũng như lực lượng chức năng đang gắng hết sức hoàn thành việc di dời sớm theo chỉ đạo của UBND tỉnh”, ông Bùi Lê Bắc, Trưởng ban Phòng chống lụt bão tỉnh Hà Tĩnh, cho biết. Trên địa bàn tỉnh cũng đang có giưa to, gió lớn.
Theo Khampha
Sóng dữ, gió lớn tấn công miền Trung
Chiều nay, cơn bão số 10 đã bắt đầu oanh tạc các tỉnh miền Trung gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế.
Sóng biển dâng cao, kết hợp với triều cường đã gây mưa to, gió lớn khiến hàng ngàn căn nhà ở Thừa Thiên-Huế, Quảng Bình, Quảng Trị bị tốc mái. Ngoài ra, tại đây còn ngập lụt cục bộ.
Tại Quảng Bình, xã biển Nhân Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình đã đón những cơn cuồng phong với những cột sóng cao hàng mét. Thông tin ban đầu, đã có nhiều nhà cửa bị tốc mái, hoặc bị gió giật sập. Trung tâm Y tế Dự phòng TP Đồng Hới cũng đã bị tốc mái. Gió giật rất mạnh kèm mưa lớn đã làm nhiều nhà dân tốc mái, cây cối ngã đổ.
Trước đó, lúc 11 giờ cùng ngày, gió giật mạnh, theo thông tin từ máy đo tại những hồ nuôi tôm ven biển ở xã Ngư Thủy Trung thì gió đã giật cấp 8, trên cấp 8. Lúc này, trên đường không một bóng người, hầu hết người dân đều ở trong nhà. Người dân đã sơ tán đến các vị trí an toàn như trường học, nhà kiên cố. Sáng cùng ngày, UBND tỉnh Quảng Bình đã tổ chức họp khẩn để bàn biện pháp ứng phó với bão. Sau đó, các đoàn lãnh đạo chia nhau về các địa bàn kiểm tra tình hình, chỉ đạo chống bão.
Ven biển 3 xã Ngư Thủy Bắc, Ngư Thủy Trung, Ngư Thủy Nam gió ngày càng giật mạnh, nhiều cây đã bị gãy đổ. Ngay sau sự cố xảy ra, lãnh đạo UBND các xã, lực lượng công an huyện Lệ Thủy đã ra chỉ đạo lực lượng tại chỗ cưa cây giải phóng hiện trường.
Cây đổ tại TP Đồng Hới, Quảng Bình
Từ sáng sớm nay, tại huyện Lệ Thủy đã bị cúp điện, các hoạt động khác đã đóng cửa hoàn toàn. Những hàng quán ven đường ngày thường tấp nập nay đã đóng kín cửa, đường sá vắng bóng người. Trước đó, người dân tại thị trấn đã chằng chống nhà cửa đề phòng ảnh hưởng của những cơn gió lớn gây tốc mái, sập nhà. Khu vực gần biển, những hàng dương đổ rạp khiến giao thông tại một số tuyến đường bị chia cắt.
Tại xã biển Nhân Trạch, nhiều đợt sóng lớn đã tràn qua kè biển gây sạt lở khoảng trên 10m kè. Trước tình hình này, sau khi tiến hành di dời 350 hộ dân tại khu vực bắc và nam sông Dinh theo kế hoạch, Ban phòng chống lụt bão xã Nhân Trạch đã tiếp tục di dời khẩn cấp thêm 50 hộ dân tại khu vực kè biển bị sạt lở để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản.
Thành phố Đồng Hới (Quảng Bình) mịt mù gió bão quét qua...
Tại Quảng Trị, thông tin từ cộng tác viên báo về cho biết, huyện đảo Cồn Cỏ hứng chịu sự tàn phá đầu tiên của bão số 10 (từ khoảng 13h30 chiều nay). Mưa vẫn tiếp rới những hạt nặng giọt, gió giật mạnh. Ghi nhận đầu tiên tại tỉnh Quảng Trị, đã có 3 nhà dân ở huyện đảo Cồn Cỏ bị tốc mái hoàn toàn; tại cảng Cửa Việt, Cửa Tùng xuất hiện sóng cao trên 3m, gió giật mạnh liên hồi, mưa lớn trên diện rộng.
Tại các vùng ven biển như Cửa Tùng, Vĩnh Thạch (Vĩnh Linh, Quảng Trị) sóng biển dậy sóng quật liên hồi vào bờ cao hơn 3 mét. Toàn huyện Vĩnh Linh đã mất điện từ sáng. Tại huyện đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị mưa ngày càng nặng hạt, sóng to, gió mạnh đã làm tốc mái 2 ngôi nhà, trụ sở UBND huyện đảo cũng bị gió to đập vỡ kính, hư hỏng. Tại TP. Đông Hà, gió lớn làm nhiều cây xanh trên các tuyền đường bị gãy đổ.
Bão đổ bộ vào Quảng Trị
Tại Thừa Thiên-Huế. Xã ven biển Hải Dương (TX. Hương Trà), có sóng biển dâng cao đang uy hiếp bờ kè đá được gia cố trước đó. Đến khoảng 8 giờ sáng, tại đây gió đã mạnh dần lên cấp 7, cấp 8.
Đến 12 giờ 30, tại vùng biển xã Hải Dương, thị xã Hương Trà đã có gió mạnh trên cấp 8, giật cấp 9, cấp 10, sóng biển cao hơn 2m. Triều cường làm nước biển dâng cao và gió mạnh đã làm tốc mái và sập đổ nhiều hàng quán ở Xóm Chợ, xóm Cồn Đâu. Toàn xã Hải Dương đã di dời 134 hộ, 412 khẩu đến nơi an toàn. Tại xã Phú Thuận, huyện Phú Vang, mưa lớn kèm theo gió mạnh đã làm ngập lụt cục bộ nhiều nhà dân trên địa bàn xã này.
Nhiều cây xanh bật gốc
Nhà tốc mái
Tại thị trấn Lăng Cô (H.Phú Lộc,Thừa Thiên-Huế), bão số 10 đã ảnh hưởng kể từ khoảng 3 giờ sáng nay (30/9), và từ 8 giờ sáng, cơn bão đã mạnh lên và tràn vào thị trấn này.
Chiều 30/9, từng đợt gió mạnh khoảng cấp 8 - 9 đã quần thảo thị trấn Lăng Cô. Trên khắp địa bàn thị trấn, hàng trăm cây xanh, cổ thụ bị ngã đổ. Thống kê sơ bộ của UBND thị trấn Lăng Cô lúc 11 giờ cùng ngày cho hay, ít nhất 45 căn nhà bị tốc mái, 2 căn nhà bị sập đổ hoàn toàn; Nhà nghỉ Trung ương Đảng, Trường tiểu học thị trấn Lăng Cô và một số khách sạn cũng bị tốc mái. Ngay trong đêm và sáng 30/9, các lực lượng chức trách thị trấn Lăng Cô đã hỗ trợ di dời 75 hộ dân với gần 200 nhân khẩu ở các vùng xung yếu, ven sườn núi đến nơi trú ẩn an toàn.
Nước ngập nhà dân
Ngập lụt tại huyện Phú Vang
Đến 12 giờ cùng ngày, bão số 10 càng tàn phá Lăng Cô mạnh hơn. Tại ven đường QL1A qua thị trấn hàng trăm quán xá bị tốc mái. Một số hộ dân có phần chủ quan nên mãi đến sáng 30/9 mới gia cố chằng chống nhà cửa, quán xá. Các lực lượng chức trách cũng phải liên tục di chuyển để hỗ trợ cho người dân và tổ chức giải tỏa cây xanh ngã đổ, gây cản trở lưu thông trên
Nhiều ngư dân chủ quan, bão độ bổ mới trở tay
Hàng loạt cây xanh đường phố bị gãy đổ, nhiều khu vực đã bị mất điện do cây đổ đã làm đứt đường dây. Ông Phan Thanh Hùng, Chánh Văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa-Thiên Huế, cho biết đến 17 giờ chiều nay, toàn tỉnh có một số thiệt hại ban đầu với hàng trăm cây xanh bị gãy đổ; nhiều đê điều, hồ nuôi thủy sản của người dân bị hư hại nặng, nhiều nhà cửa của người dân, công sở bị hư hỏng nặng.
Tiếp nhận 2 trường hợp bị thương do bão Tin từ Bệnh viện hữu nghị Việt Nam-Cu Ba Đồng Hới cho biết đã tiếp nhận cấp cứu 2 trường hợp bị thương nặng do phòng chống bão số 10. Đó là em H.T.M, 15 tuổi, ở xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch, được chị gái nhờ sang nhà đè chắn lại mái fibro-xi măng nhà bếp, trong lúc đang vác một hòn đá nặng khoảng 10-12kg đứng trên mái thì tấm fibro-xi măng vỡ nên em M. rơi xuống, cùng lúc hòn đá đập vào đầu khiến em bị bất tỉnh, hôn mê sâu. Qua chụp phim CT scaner các bác sỹ phát hiện em bị chấn thương sọ não nặng do vỡ xương sọ, xuất huyết trong não. Trường hợp thứ 2 là anh T.V.Q, 24 tuổi, ở xã An Ninh, huyện Quảng Ninh, bị ngã gãy xương đòn (trái) khi đang trèo để chặt cành cây. Hiện tại cả trường hợp trên đang được cấp cứu và điều trị tích cực tại Bệnh viện hữu nghị Việt Nam-Cu Ba Đồng Hới. Từ 14h chiều nay, bắt đầu có mưa to và gió lớn giật cấp 10-11(N.P).
Cứu 10 ngư dân gặp nạn trên biển Phải mất 3 giờ vật lộn trên biển, trong thiết gào thiét khẩn thiết của ngư dân trước sự sống và cái chết, cuối cùng Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế đã cứu nạn thành công 10 ngư dân gặp nạn trên biển. Lúc 11 giờ 30 phút ngày 30/9, do ảnh hưởng của cơn bão số 10 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, có gió mạnh kèm theo mưa lớn triều cường dâng cao. Ban chỉ huy Hải đội 2 Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế nhận được tin báo có 01 tàu đánh cá mang biển kiểm soát 9999TM do ông Nguyễn Viết Chinh, trú tại Thôn Minh Hải, thị trấn Thuận An bị đức dây neo trôi dạt mắc cạn trên phá Tam Giang trên tàu có 10 ngư dân đang vật lộn trong mưa gió bão bùng. Được sự chỉ đạo của Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế, Hải đội 2 biên phòng đã xuất kích tàu 01 tuần tra Biên Phòng, 01 ca nô cao tốc và 15 cán bộ chiến sỹ kịp thời có mặt ứng cứu tàu gặp nạn. Do sóng to gió lớn nên công tác cứu hộ cứu nạn gặp rất nhiều khó khăn, nhưng với tinh thần quả cảm những chiến sỹ Hải đội 2 Biên phòng Thừa Thiên - Huế đã đưa được người và phương tiện vào bờ an toàn.
Theo Khampha
Bão số 10 đổ bộ và suy yếu nhanh Bão số 10 là cơn bão được dự báo rất nguy hiểm, có cường độ mạnh và diễn biến phức tạp, sức gió mạnh nhất đạt cấp 13, giật cấp 16 và gây ra mưa to cho các khu vực ven biển Trung Bộ trước khi đổ bộ. Sau khi đổ bộ sẽ suy yếu nhanh. Ngư dân miền Trung cho thuyền vào...