Cất cánh tháng 9: Oxy cho cuộc sống
Chương trình Cất cánh tháng 9 tiếp tục với chủ đề được quan tâm hàng đầu hiện nay là dịch bệnh COVID-19.
Những ngày tháng 9, câu chuyện về dịch COVID-19 vẫn là chủ đề được quan tâm hàng đầu. Không thể giãn cách, cách ly xã hội thêm nhiều thời gian nữa. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để sống chung với dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe của nhân dân, bảo vệ kinh tế, duy trì an sinh xã hội?
Người đứng đầu chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh: “Nhân dân đang mong chờ từng ngày để dịch bệnh qua đi và để thực hiện được điều đó, chúng ta phải đẩy lùi và chiến thắng dịch bệnh bằng tổng hòa các giải pháp hiệu quả; chúng ta không để dịch bệnh lây lan, thích nghi an toàn với dịch bệnh, giảm tỷ lệ tử vong bằng vắc xin và thuốc, như nhiều nước trên thế giới đang thực hiện”.
Được hít thở bầu không khí trong lành, được làm việc, được cống hiến là mong muốn của mỗi người. Những mong muốn ấy sẽ trở thành hiện thực khi dịch bệnh qua đi, cuộc sống trở lại theo một cách mới. Cất cánh tháng 9 với chủ đề “ Oxy cho cuộc sống” sẽ là những câu chuyện lạc quan trong mùa dịch, là sự thích nghi, là trách nhiệm của mỗi người đối với cộng đồng, xã hội.
Đó là câu chuyện của diễn giả đến từ Trung tâm H.O.P.E, nơi nuôi dưỡng trẻ sơ sinh có mẹ đang điều trị COVID-19. Trung tâm có 25 tình nguyện viên sẽ được chia làm 3 kíp trực để thay nhau trực luân phiên mỗi ca 14 tiếng. Hiện có 2 ca trực là 7h sáng đến 5h chiều và 5h chiều đến 7h sáng. Các tình nguyện viên đều được bệnh viện tập huấn kỹ năng xử lý tình huống sơ cứu, sặc sữa và có các cô điều dưỡng của bệnh viện hỗ trợ. Ngoài 25 tình nguyện viên, các cán bộ công nhân viên của trường cũng làm công tác hỗ trợ vòng ngoài, vệ sinh chung trong thời gian nuôi dưỡng các bé.
Các “ mẹ bỉm sữa” của Trung tâm đều rất trẻ, có người là giáo viên, có người là tiếp viên hàng không, biên tập viên, sinh viên, giáo viên mầm non… Họ đều ăn, ở tại trường để bảo đảm an toàn cho các bé trong suốt 5 tuần.
Video đang HOT
Cất cánh tháng 9 còn có câu chuyện của một đơn vị đã thay đổi phương thức sản xuất, là nơi cung cấp oxy các bệnh viện, bệnh viện dã chiến… trong cuộc chiến chống COVID-19. Ngoài ra, chương trình còn mang tới câu chuyện của một học sinh lớp 12 đến từ TP.Hồ Chí Minh, đồng thời cũng là F0 vừa khỏi bệnh. Nhân vật đã có những trải nghiệm khó quên khi học online, thi quốc tế online và chuẩn bị cho năm học mới.
Đón xem Cất cánh tháng 9 với chủ đề Oxy cho cuộc sống phát sóng vào 20h10 ngày 18/9/2021 trên kênh VTV1.
Thủ tướng: Giải pháp thích ứng với dịch bệnh phải dễ nghe, dễ hiểu, dễ nhớ!
Theo Thủ tướng, Chính phủ chỉ đang nghiên cứu giải pháp thích ứng an toàn với dịch bệnh, khôi phục và phát triển kinh tế... trên căn cứ khoa học nhưng phải dễ nghe, dễ hiểu, dễ nhớ...
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng (Ảnh: VGP).
Ngày 15/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ (KH&CN) Việt Nam do Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức để triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
Nếu không đổi mới, chúng ta sẽ ở lại phía sau
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, xuyên suốt chiều dài lịch sử, cha ông ta luôn quý trọng hiền tài, coi hiền tài là nguyên khí quốc gia. Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến sự phát triển KH&CN và đội ngũ trí thức trong tất cả các lĩnh vực.
Người đứng đầu Chính phủ ghi nhận, thời gian qua, VUSTA đã phát huy tối đa vai trò là hạt nhân tập hợp, đoàn kết, phát huy sức sáng tạo. VUSTA là một trong những cái nôi ươm mầm KH&CN hiệu quả, môi trường thuận lợi để tập hợp đội ngũ trí thức KH&CN trong và ngoài nước, phát huy tinh thần yêu nước, trách nhiệm công dân của đội ngũ trí thức, là nơi để các trí thức KH&CN thể hiện trí tuệ, sức sáng tạo và có những đóng góp tích cực cho đất nước.
"Khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ đã đóng góp tích cực hơn trong nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường... Hiệu quả hoạt động KH&CN nghệ được nâng lên, tạo chuyển biến tích cực cho hoạt động đổi mới và khởi nghiệp sáng tạo. Cuộc sống của nhiều nhà khoa học còn đối mặt với khó khăn, vất vả nhưng hết lòng, hết sức cống hiến cho khoa học, cho đất nước. Điều đó thật đáng trân trọng và tôn vinh" - Thủ tướng bày tỏ.
Tuy nhiên, theo Thủ tướng, bên cạnh những thành tựu đạt được, KH&CN nước ta vẫn còn những hạn chế. Trong đó, đội ngũ trí thức KH&CN chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của mình, chưa đáp ứng được những mong muốn và sự kỳ vọng. Các công trình nghiên cứu tầm cỡ quốc tế, có đóng góp đột phá đối với phát triển kinh tế - xã hội còn ít. Trong 10 năm qua, số lượng công trình khoa học của Việt Nam được công bố trên các tạp chí quốc tế uy tín đã có tăng nhưng còn hạn chế; nội dung, phương thức hoạt động chưa tạo được môi trường thuận lợi để khuyến khích, truyền cảm hứng cho đội ngũ trí thức tích cực đổi mới, sáng tạo và có nhiều đóng góp vào những vấn đề lớn của đất nước...
Thủ tướng nhấn mạnh, dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt của đời sống xã hội, yêu cầu phải có hành động để quản lý sự thay đổi. Chúng ta cần thay đổi tư duy và hành động gắn với bối cảnh thế giới hiện nay, gắn với phát triển khoa học và đội ngũ trí thức.
"Khoa học trên thế giới đã thay đổi mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Sự phát triển, ứng dụng của KH&CN được coi là sức mạnh mềm, biên giới mềm, thậm chí là chiến lược cạnh tranh quốc gia" - Thủ tướng nói và nhấn mạnh nếu không đổi mới, chúng ta sẽ ở lại phía sau.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan triển lãm thành tựu khoa học và công nghệ (Ảnh: VGP).
Các biện pháp phòng chống dịch phải dễ nghe, dễ hiểu, dễ nhớ
Lấy nhiều ví dụ về các vấn đề khoa học đặt ra từ thực tiễn phòng chống dịch Covid-19, Thủ tướng cho biết, Chính phủ đang chỉ đạo nghiên cứu kỹ lưỡng, khoa học, toàn diện, xuất phát từ thực tiễn để có các nhiệm vụ, giải pháp thích ứng an toàn với mọi diễn biến của dịch bệnh, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện mục tiêu kép.
Thủ tướng cũng cho rằng, việc triển khai nhiệm vụ này phải dựa trên căn cứ khoa học, nhưng việc chỉ đạo triển khai các biện pháp phòng chống dịch tới cấp cơ sở, tới người dân phải rất giản dị, dễ nghe, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện...
Vì vậy, ông đề nghị các nhà khoa học phát huy hơn nữa vai trò và uy tín của mình trong hỗ trợ công tác thông tin, truyền thông để phổ biến rộng rãi, giải thích rõ ràng với nhân dân về khía cạnh, góc nhìn khoa học của những biện pháp phòng, chống dịch của Chính phủ. Làm sao để dân biết, dân hiểu, dân tin, dân theo, dân làm có hiệu quả cùng với hệ thống chính trị của chúng ta...
Trước đó, báo cáo của VUSTA tại hội nghị cho biết, các hội thành viên và tổ chức trực thuộc đã thực hiện thành công 38 nhiệm vụ cấp quốc gia, 300 cấp bộ/tỉnh và 2.000 cấp cơ sở trên cơ sở xã hội hóa một cách mạnh mẽ theo chủ trương của Đảng và Chính phủ. Những thành tựu đáng tự hào trong 5 năm qua đã khẳng định VUSTA là tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh của đội ngũ trí thức KH&CN Việt Nam.
Các tham luận, báo cáo tại Hội nghị đề xuất, kiến nghị một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của đội ngũ trí thức KH&CN Việt Nam, khai thác tối đa trí tuệ sáng tạo của đội ngũ trí thức KH&CN Việt Nam, nâng cao chất lượng tham mưu, tư vấn phản biện và giám định xã hội; chú trọng công tác nghiên cứu ứng dụng tiến bộ KH&CN và đổi mới sáng tạo trong phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường...
TP Hồ Chí Minh: 1,72 triệu túi an sinh được chuyển tới các quận, huyện và thành phố Thủ Đức Theo Trung tâm An sinh TP Hồ Chí Minh, từ ngày 15/8 đến ngày 7/9, tổng số túi an sinh đã chuyển đến các quận, huyện và thành phố Thủ Đức là 1,72 triệu túi. Công đoàn TP Hồ Chí Minh chăm lo cho lực lượng chống dịch và người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn. Theo đó, Trung tâm...