Cất cánh tháng 8: Những hy sinh thầm lặng để gieo mầm hy vọng
Chương trình Cất cánh tháng 8 với chủ đề Mầm hy vọng đã mang đến cho khán giả nhiều cung bậc cảm xúc khi lắng nghe những câu chuyện xúc động về sự hy sinh cao cả.
Mẹ đỡ đầu: Hành trình tìm lại nụ cười, hạnh phúc cho các con sau đại dịch
Tháng 8 một năm về trước, Cất cánh đã lên sóng trong một bối cảnh chưa từng có tiền lệ. Tất cả những câu chuyện đều không được kể trên đường băng, mà trực tiếp từ tâm dịch – những câu chuyện từ chính những F0, những người từng ngày từng giờ giúp F0 vượt qua cửa tử.
Những F0 đó có những người nằm trong số hàng vạn đồng bào đã không qua khỏi. Những đứa trẻ bỗng dưng trở thành trẻ mồ côi.
Tháng 8/2022, cùng với những đứa trẻ khác, các em đang chuẩn bị bước vào một năm học mới. Những “mầm hy vọng” vẫn đang nỗ lực, khao khát vươn lên dù vắng bóng mẹ cha nhưng các em vẫn nhận được rất nhiều tình yêu thương từ các “Mẹ đỡ đầu”.
Chương trình “Mẹ đỡ đầu” do TW Hội LHPN Việt Nam phát động đã kết nối, vận động hỗ trợ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mồ côi do COVID-19 và mồ côi do các nguyên nhân khác. Những người phụ nữ, với vai trò người mẹ chăm sóc con cái của mình, giờ lại tiếp nối hành trình yêu thương trở thành Mẹ đỡ đầu của các em nhỏ mồ côi.
Đến với chương trình Cất cánh tháng 8, khách mời diễn giả – Trung tá Nguyễn Ngọc Thúy – Chủ tịch Hội Phụ nữ Công an Thành phố Cần Thơ không khỏi xót xa khi chứng kiến những những người vợ bỗng chốc góa chồng, những đứa con trơ trọi vì mất đi người thân… Chị cũng là một trong những người mẹ đỡ đầu của những đứa trẻ mồ côi do COVID-19.
“Chương trình của chúng tôi nhằm dành trọn tình yêu thương, sự hỗ trợ, chăm sóc, đỡ đầu bảo trợ cho các cháu đến năm 18 tuổi. Giúp các con trưởng thành trong một môi trường tốt, một môi trường toàn diện từ gia đình và cộng đồng. Chương trình Mẹ đỡ đầu của chúng tôi được triển khai sau 9 tháng thì Hội Phụ nữ Công an Thành phố Cần Thơ đã nhận đỡ đầu được 51 trẻ. Để chăm lo cho các con, ngoài vật chất chúng tôi còn động viên tinh thần thông qua những chuyến đến thăm để chia sẻ lắng nghe tâm tư tình cảm của các con”, chị Thúy chia sẻ.
Từ khi triển khai Chương trình đến nay, Hội Phụ nữ Công an thành phố Cần Thơ đã phối hợp tham mưu nhận bảo trợ chi phí học tập, mua bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể đến năm 18 tuổi cho 51 em. Với đùm bọc từ cộng đồng cùng các mẹ đỡ đầu, các em nhỏ mồ côi sớm tìm được một điểm tựa trong cuộc sống.
Hành trình đi đến phép màu của bác sĩ Lê Thanh Truyền
Tháng 8/2022 là thời điểm đánh dấu năm thứ 20 của học bổng “Tiếp sức đến trường” trao cơ hội tiếp cận tri thức cho 22.000 tân sinh viên. Và đến với đường băng cất cánh tháng 8, khán giả vô cùng hạnh phúc, tự hào khi chứng kiến sự thành công của một vị bác sĩ trẻ từng là một trong hàng ngày sinh viên được nhận học bổng từ quỹ “Tiếp sức đến trường”.
7 năm trước, nhiều bạn đọc báo Tuổi trẻ đã rơi nước mắt trước câu chuyện của anh chàng tân sinh viên Trường Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh “nghèo hơn cả nghèo”.
Mẹ bỏ đi khi Truyền mới hơn 1 tuổi, em trai tròn 2 tháng tuổi, cha Truyền lâm bệnh nằm liệt nhiều năm rồi qua đời. Nhưng Truyền chưa bao giờ từ bỏ ước mơ của đời mình.
Từng nhận học bổng “Tiếp sức đến trường” của Tuổi trẻ năm 2015, bảy năm sau, Truyền đã là bác sĩ và đang làm việc tại Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh.
Video đang HOT
Anh nhớ lại những năm tháng nhọc nhằn và trắc trở đã qua để hoàn thành giấc mơ.
Trải qua 19 năm, chương trình “Tiếp sức đến trường” đã gieo mầm hy vọng cho cả một thế hệ đã lần lượt ra đời, lớn lên, vượt mọi khó khăn để học tập, trưởng thành, để hôm nay được đứng trước cánh cửa rộng mở của tương lai. 19 năm ấy, “Tiếp sức đến trường” cũng dần lớn, cũng vượt khó, cũng trưởng thành…
Khởi đầu từ sự lay động và mong muốn sẻ chia với cảnh đời nghiệt ngã của một bạn trẻ đã hai lần đậu đại học mà vẫn không được đến giảng đường và rồi 19 năm, “Tiếp sức đến trường” đã tiếp sức đến hơn 22.000 tân sinh viên.
22.000 tấm vé lên chuyến tàu đến tương lai được trao đi, hẳn nhiên hàng ngàn bạn trẻ vốn đã thông minh, chăm chỉ, nghị lực, quyết tâm của những năm ấy nay đã đến được tương lai rực sáng của mình.
Hàng ngàn cuộc đời đã thay đổi. Hàng ngàn gương mặt cha mẹ với những nếp nhăn nhọc nhằn chi chít đã giãn ra trong tự hào.
Những trái tim xanh của các chiến sĩ Phòng cháy chữa cháy
Nếu không có hy vọng, không có những cánh tay chìa ra đúng lúc, chúng ta khó có thể vượt qua và vươn lên.
Những trái tim xanh của người lính PCCC đã ngừng đập để cứu sống đồng bào mình. Mới đây nhất là vụ cháy xảy ra ngày 1/8 tại quận Cầu Giấy, Hà Nội, 3 cán bộ chiến sĩ đã hy sinh, cứu sống 8 người dân.
Xuất hiện trong chương trình Cất cánh tháng 8, thầy giáo – Trung tá Ngô Văn Anh – Phó Trưởng Khoa chữa cháy, Đại học Phòng cháy chữa cháy đã chia sẻ về sự hy sinh của những đồng đội mình và cả những niềm hy vọng.
“Chưa có một tháng 8 nào lại có nhiều sự cố cháy nổ phức tạp như năm nay. Thiệt hại do cháy gây ra quá khủng khiếp, mất mát do cháy gây ra quá đau thương. Đó là những vết bỏng nặng từ chân đến tay của chiến sĩ Trần Tiến Đạt khi tham gia chữa cháy tại Hoàng Mai, Hà Nội. Đó là sự mất mát của 3 mẹ con ngày 7/8 tại Đà Nẵng… Và đau đớn tột cùng hơn là sự hy sinh anh dũng của 3 đồng chí Đội PCCC và CNCH Công an quận Cầu Giấy Hà Nội ngày 1/8/2020. Khi các đồng chí đã cứu được 8 người thoát khỏi lưỡi hái tử thần từ trong đám cháy”, Trung tá Ngô Văn Anh xúc động chia sẻ.
“Sự hy sinh của các đồng đội chúng tôi không hề uổng phí, mà đã đem lại mầm hy vọng cho những người khác – đó là những nạn nhân, những người được các đồng chí cứu ra”.
Những người cảnh sát phòng cháy chữa cháy sẵn sàng hy sinh cả bản thân để bảo vệ tài sản, tính mạng và sự bình yên cho nhân dân.
Cất cánh tháng 7: Hành trình tiếp nối truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Với chủ đề "Hành trình tiếp nối", Cất cánh tháng 7 sẽ mang những câu chuyện tốt đẹp, nhân văn của những người đang góp phần gìn giữ truyền thống của dân tộc.
Tháng 7 là tháng tri ân những thương binh, liệt sĩ đã hi sinh máu thịt của mình để bảo vệ Tổ quốc. Tiếp nối truyền thống tốt đẹp đó, Cất cánh tháng 7 với chủ đề Hành trình tiếp nối sẽ mang những câu chuyện của những người con Việt Nam đang tiếp nối thế hệ trước bằng những việc làm cụ thể, sáng tạo tìm tòi để góp phần gìn giữ truyền thống, phát triển xã hội ngày một tốt đẹp hơn.
Thượng tướng, GS.TS Nguyễn Chí Vịnh - Nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng - là khách mời bình luận trong Cất cánh tháng 7.
Mở đầu chương trình là câu chuyện về gia đình Thiếu tướng GS.TSKH Lê Thế Trung - nguyên Giám đốc Học viện Quân y. Ông được biết đến là một nhà khoa học đầu ngành của Việt Nam về y học điều trị bỏng, ghép tạng và y học thảm họa. Ông là người đầu tiên xây dựng chuyên ngành bỏng Việt Nam và khởi xướng xây dựng Viện Bỏng Quốc gia, cũng là người trực tiếp chỉ đạo, tổ chức thực hiện các ca ghép thận và ghép gan đầu tiên ở nước ta.
Tiếp nối truyền thống vẻ vang của gia đình, những người con, người cháu của ông lại tiếp tục trở thành quân nhân ngành y nắm giữ nhiều vị trí quan trọng và đóng góp cho nền y học nước nhà. Cùng lắng nghe chia sẻ về hành trình tiếp nối của đại gia đình ngành y ấy trên đường băng Cất cánh:
Thiếu tướng Lê Trung Hải - Con trai đầu của GS. Lê Thế Trung.
Xuất hiện đầu tiên trên đường băng Cất cánh tháng này là ông Lê Trung Hải - Thiếu tướng, GS.TS, Bác sỹ, Nhà giáo ưu tú, hiện đang là Chủ tịch Hội Gan mật Việt Nam và Phân hội Phẫu thuật gan mật tuỵ Việt Nam và là con đầu của GS.TSKH Lê Thế Trung.
Ông cho biết, ngay từ nhỏ ông đã được tiếp xúc các câu chuyện về bệnh viện, chứng kiến bố ông đang đêm phải sang mổ cấp cứu cho bệnh nhân. Ông đã chứng kiến ranh giới của sự sống và cái chết, để nhận ra vai trò của một người làm nghề cứu người ra sao. Chính điều ấy đã khiến ông nuôi một khát vọng trở thành một bác sĩ thật giỏi để đem lại được nhiều cơ hội sống cho nhiều bệnh nhân.
Ông có hai người con trai là Lê Trung Hiếu và Lê Trung Đức, đều tiếp nối truyền thống của gia đình và gắn bó với nghề Y. Trong đó, Bác sĩ, Đại úy Lê Trung Hiếu - Phó tổng Thư ký Phân hội Phẫu thuật Gan mật tụy Việt Nam đã đóng góp rất nhiều cho nền y học Việt Nam.
Vào tháng 11/2021, anh vinh dự tham gia vào ca phẫu thuật nội soi lấy mảnh ghép gan phải từ người hiến sống đầu tiên của Việt Nam. Được thừa hưởng truyền thống từ gia đình khi có ông và cha đều là bác sỹ trong ngành quân đội, đó vừa là áp lực, vừa là động lực giúp Đại úy Lê Trung Hiếu luôn tích cực phấn đấu và học hỏi để tiếp bước cha ông. Anh luôn tâm niệm: "Mỗi ngày mới đến, chúng ta lại tiếp tục bước đi trên con đường của những người khổng lồ đã mở lối".
Thiếu tướng Lê Trung Hải
Gần đây nhất, vào tháng 3 năm 2022, bác sĩ Hiếu khám cho một bệnh nhân 60 tuổi, được chẩn đoán ung thư gan tái phát giai đoạn cuối. Ông đã đi nhiều bệnh viện, nhưng vẫn có chung một câu trả lời. Tuy nhiên, khi ông đến với Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thì phép màu đã đến. Ông đã được điều trị khỏi bằng phương pháp ghép gan và ra viện khỏe mạnh. Đây là niềm tự hào của các bác sĩ, cán bộ của bệnh viện 108, nhưng người vui nhất có lẽ là bác sĩ Lê Trung Hiếu, người điều trị trực tiếp cho bệnh nhân.
Hiện nay, anh đang phụ trách công tác đối ngoại, thành viên của Hội Phẫu thuật Gan mật tụy thế giới và châu Á - Thái Bình Dương. Từ những ngày đầu thành lập, anh đã luôn cùng lãnh đạo của Hội tích cực kết nối với các Hội Quốc tế, các Trung tâm, Bệnh viện trong khu vực và trên thế giới để có thể giúp đỡ, hỗ trợ đào tạo, nâng cao trình độ của các phẫu thuật viên gan mật Việt Nam.
Với những nỗ lực không ngừng, Đại úy, bác sĩ Lê Trung Hiếu đã vinh dự được các cấp, ngành, đơn vị biểu dương, khen thưởng. Anh có 7 năm đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở và Chiến sĩ thi đua toàn quân năm 2012, 2 bằng khen cấp Bộ Quốc phòng và một bằng khen cấp Bộ Y tế. Bên cạnh đó, anh cũng đạt giải xuất sắc Hội nghị Khoa học và công nghệ các trường Đại học, Cao đẳng Y dược Việt Nam năm 2014. Năm 2019, anh đạt giải Nhất Hội thao kỹ thuật sáng tạo tuổi trẻ Ngành Y tế khu vực Hà Nội. Đặc biệt, năm 2022, anh được trao giải Nhất Giải thưởng Tuổi trẻ sáng tạo trong Quân đội và anh được vinh dự chọn là một trong hai báo cáo trong tổng số 700 đề tài, sáng kiến được trình bày trước Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Nhân vật thứ hai xuất hiện trên đường bay Cất cánh là anh Hầu Duy Mạnh, đại diện chương trình Nâng bước em đến trường của Bộ đội biên phòng. Chương trình Nâng bước em tới trường được Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng triển khai thực hiện từ năm 2016. Đối tượng thụ hưởng chương trình là các em học sinh khu vực biên giới, hải đảo có hoàn cảnh khó khăn. Chương trình được cấp ủy, chính quyền các địa phương đánh giá rất ý nghĩa và nhân văn, qua đó, góp phần ươm những mầm xanh cho biên cương Tổ quốc, thắt chặt hơn tình đoàn kết quân dân thắm thiết.
Chiến sĩ Bộ đội biên phòng Hầu Duy Mạnh.
Theo đó, chương trình sẽ lựa chọn, hỗ trợ 500.000 đồng/tháng/em cho đến khi học hết lớp 12. Nguồn kinh phí do cán bộ, chiến sĩ Bộ đội biên phòng đóng góp. Cùng với việc hỗ trợ kinh phí, Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng cũng tổ chức nhiều hoạt động bổ trợ nhằm động viên, khích lệ các em khắc phục khó khăn, vươn lên trong học tập.
Hiện nay, đời sống của đồng bào các dân tộc nơi biên giới còn rất nhiều khó khăn. Nhiều gia đình ăn chưa đủ no, mặc chưa đủ ấm, nên các em không có điều kiện để tới trường. Vì vậy, Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng chỉ đạo các đơn vị thường xuyên nắm chắc tình hình, có những việc làm cụ thể, thiết thực nhằm giúp đỡ các em tiếp tục tới trường. Đặc biệt, chương trình nhận được sự đồng tình, ủng hộ rất lớn của cấp ủy, chính quyền địa phương, có sức lan tỏa sâu rộng, huy động được cả hệ thống chính trị vào cuộc.
Câu chuyện cuối cùng của Cất cánh tháng 7 là anh Lê Vũ Quang, một họa sĩ và đồng là trưởng nhóm dự án phim hoạt hình dã sử Việt Sử Kiêu Hùng. Mới đây, khi có những tranh luận về việc bỏ môn học lịch sử thì chúng ta thấy một điểm sáng về việc dạy thế hệ trẻ về lịch sử thông qua các tour thăm quan những bảo tàng lịch sử, di tích lịch sử. Những câu chuyện, sự kiện hay nhân vật lịch sử được đội ngũ truyền thông của di tích sáng tạo bằng nhiều hình thức thể hiện, vừa mang tính thời sự, lại bắt kịp xu hướng đang thịnh hành trên mạng xã hội. Điển hình có thể kể đến việc lồng ghép hóm hỉnh câu đố, lời bài hát, hình ảnh minh hoạ... với thông tin gắn liền tới lịch sử tưởng chừng "vô cùng khô khan".
Cất cánh tháng 5: Những người nông dân mới gieo mầm trên cánh đồng quê hương Xuất hiện trong chương trình Cất cánh chủ đề Những người gieo hạt là 3 khách mời sinh ra từ làng quê và gắn bó cuộc đời mình với mảnh đất nông nghiệp quê hương. Việt Nam là một nước nông nghiệp. Năm 2021, nền kinh tế cả nước gặp muôn vàn khó khăn do dịch bệnh gây ra. Tuy nhiên ngành nông...