Cất cánh tháng 5: Những người nông dân mới gieo mầm trên cánh đồng quê hương
Xuất hiện trong chương trình Cất cánh chủ đề Những người gieo hạt là 3 khách mời sinh ra từ làng quê và gắn bó cuộc đời mình với mảnh đất nông nghiệp quê hương.
Việt Nam là một nước nông nghiệp. Năm 2021, nền kinh tế cả nước gặp muôn vàn khó khăn do dịch bệnh gây ra. Tuy nhiên ngành nông nghiệp không chỉ đạt và vượt các mục tiêu tăng trưởng đã đề ra mà còn tiếp tục giữ vững vai trò “trụ đỡ” của nền kinh tế.
Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Chính phủ đã khẳng định một mục tiêu: đến năm 2050, Việt Nam trở thành một trong những nước có nền nông nghiệp hàng đầu thế giới với ngành công nghiệp chế biến nông sản hiện đại, hiệu quả, thân thiện với môi trường. Nông thôn không còn hộ nghèo và trở thành “nơi đáng sống”, văn minh, xanh, sạch, đẹp.
Để những chiến lược, mục tiêu đó trở thành hiện thực, Việt Nam cần một lớp những người “nông dân” mới, với tư duy mới, cách làm mới đáp ứng yêu cầu phát triển của thời kỳ mới.
Xuất hiện trong chương trình Cất cánh chủ đề Những người gieo hạt là 3 khách mời vô cùng thú vị gồm: Anh Nguyễn Thanh Nhị, CEO & Founder Công ty An Đình – Người nâng tầm hạt gạo Việt bằng công nghệ Việt; Anh Phạm Ngọc Anh Tùng, 32 tuổi, 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2020, người sáng lập trang thương mại điện tử nông sản Foodmap – nơi quy tụ hầu hết các loại nông sản, đặc sản từ mọi miền Tổ quốc và anh Lê Minh Hưng – người sáng lập và điều hành HTX Nông nghiệp Hòa Bình.
Họ đều là những con người sinh ra từ làng quê, thấu hiểu được nỗi vất vả của cha ông mình bao đời mà nghiên cứu, ứng dụng khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo vào sản xuất, cung ứng nông nghiệp.
Những người nông dân “mới” đó chính là những người đang gieo những hạt mầm tốt lành trên cánh đồng quê hương.
Anh Nguyễn Thanh Nhị, CEO & Founder Công ty An Đình – Người nâng tầm hạt gạo Việt bằng công nghệ Việt.
Câu chuyện đầu tiên mà Cất cánh tháng 5 muốn gửi tới khán giả là câu chuyện “Nâng tầm hạt gạo Việt” đến từ diễn giả Nguyễn Thanh Nhị.
Từ một cậu bé sinh ra từ làng dến một sinh viên nông nghiệp, một nghiên cứu viên nhà nước, một nhân viên doanh nghiệp nước ngoài và giờ là một ông chủ, CEO Nguyễn Thanh Nhị đã và đang theo đuổi nông nghiệp như một niềm đam mê cũng là lý tưởng của mình.
Nguyễn Thanh Nhị là một kỹ sư trồng trọt lại là người đứng đầu một doanh nghiệp hơn 20 năm gắn bó với ngành lúa gạo. Anh đã đi khắp các cánh đồng lúa Bắc Trung Nam để tìm ra câu trả lời.
Và hành trình ấy đã gặt hái được “quả ngọt” khi mà những tiến bộ kỹ thuật được anh áp dụng triệt để trong canh tác lúa như: Ngập-khô xen kẽ ( chỉ điều tiết nước vào ruộng lúa ở những giai đoạn nhất định) giúp lúa có bộ rễ khỏe và tiết kiệm nước, giảm lượng giống và phân bón, nhất là đạm (đạm dư thừa không được lúa hấp thụ hết là nguyên nhân hàng đầu phát thải C02), không đốt rơm rạ sau thu hoạch và phân hủy chúng bằng vi sinh để trả lại độ phì nhiêu cho đất …
Những điều chỉnh này đã giúp giảm …. lượng khí nhà kinh tính trên một diện tích. Qua suốt 3 năm tương đương với 6 vụ thử nghiệm và chứng minh hiệu quả, năm 2021, Anh Nguyễn Thanh Nhị giành giải nhì với phần thưởng trị giá 400.000 USD ( tương đương 9 tỷ đồng) trong cuộc thi “Sản xuất lúa bền vững và giảm phát thải khí nhà kính AgResults” do Tổ chức Phát triển Hà Lan SNV tổ chức.
Có thể khẳng định rằng, cách làm này không những cho ra đời những hạt gạo thơm ngon mà quy trình canh tác ấy còn thân thiện với môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh Việt Nam cam kết lượng thải bằng 0 vào năm 2050.
Phạm Ngọc Anh Tùng, 32 tuổi, 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2020, người sáng lập trang thương mại điện tử nông sản Foodmap – nơi quy tụ hầu hết các loại nông sản, đặc sản từ mọi miền Tổ quốc
Phạm Ngọc Anh Tùng (SN 1989, Thừa Thiên – Huế), vốn là “chàng trai robot” của lớp kỹ sư tài năng khoa Điện tử – Tự động Đại học Bách khoa TP. HCM, có nhiều sáng chế ứng dụng công nghệ. Năm học thứ 3, anh quyết định rời trường để theo đuổi đam mê trong lĩnh vực ứng dụng tự động hóa vào nông nghiệp cho các tập đoàn. Tùng chọn vùng Cầu Đất, Đà Lạt để thực hiện ước mơ công nghệ. Cái duyên với nông nghiệp đã đưa chàng trai trẻ đến với vai trò Giám đốc Cầu Đất Farm Đà Lạt trong 3 năm. 3 năm làm ở nông trại Cầu Đất, Tùng được nuôi dưỡng tình yêu với nông nghiệp. Anh Tùng có cơ hội đến 15 quốc gia để tập huấn, học tập và nghiên cứu các mô hình nông nghiệp.
Video đang HOT
Từ một người học kĩ thuật, rẽ ngang, anh đi sâu vào các chuỗi cung ứng các sản phẩm nông nghiệp. Anh đã có một quyết định táo bạo là xin nghỉ vị trí giám đốc nông trại để nghiên cứu đưa công nghệ vào lĩnh vực này. Rời Cầu Đất Farm, Phạm Ngọc Anh Tùng có hơn một năm đi tới nhiều quốc gia trên thế giới, tham quan các mô hình nông nghiệp, lang thang ở các siêu thị lớn. Anh tới nhiều nơi nhưng hầu như không thấy bóng dáng thực phẩm, nông sản của Việt Nam. Và những suy nghĩ, trăn trở cộng với “máu” tự động hóa sẵn, những trải nghiệm của bản thân trong nông nghiệp đã thúc đẩy Phạm Ngọc Anh Tùng thành lập ra FoodMap. Tháng 12/2018, FoodMap khởi đầu từ một căn phòng nhỏ tại TP. HCM.
Hành trình từ khởi đầu đến lúc gọi vốn thành công là chuỗi ngày tháng đầy thử thách. Tùng “đau đáu” tìm lời giải xây dựng sàn thương mại điện tử kết nối giữa người mua và người bán. Đến làm việc với nông dân, anh phải đối diện với hàng loạt thắc mắc lẫn hoài nghi về khả năng bán được hàng, thu mua giá cao, được mùa không “rớt” giá… Vào những thời điểm khó khăn, chàng trai 8X luôn kiên định quan điểm: FoodMap, nhà sản xuất và nông dân cùng mang lại giá trị cho nhau, cùng xây dựng những câu chuyện thật, sản phẩm chất lượng đến người tiêu dùng.
Theo đó, FoodMap được xây dựng theo phương châm: đưa sản phẩm nông sản từ trang trại thẳng tới bàn ăn, bớt trung gian, để người nông dân và người tiêu dùng cùng được lợi nhất. FoodMap thực sự đã trở thành cầu nối để người nông dân có đầu ra cho sản phẩm với giá cả hợp lý. Gần 1 năm rưỡi kể từ khi thành lập, FoodMap hiện đang liên kết với hàng trăm hộ nông dân tại Đà Lạt, miền Tây… đồng hành cùng họ để tạo ra những sản phẩm tốt nhất. Năm 2021, trong suốt thời gian dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại TP. HCM, FoodMap là một trong số ít startup được cấp phép hoạt động liên tục và đảm bảo nguồn cung cấp thực phẩm cho người dân trong giai đoạn giãn cách xã hội.
Lê Minh Hưng – người sáng lập và điều hành HTX Nông nghiệp Hòa Bình
Hòa Bình là tỉnh trung du miền núi, với đặc điểm địa hình núi non trùng điệp, có đập thủy điện sông Đà tạo nên một vùng lòng hồ mênh mông trên núi, tạo cảnh sắc nên thơ hấp dẫn, môi trường trong lành và là điểm đến của du lịch sinh thái nghỉ dưỡng tương lai.
Bên cạnh những tiềm năng lợi thế, Hòa Bình cũng mang những đặc trưng khó khăn của vùng cao, vùng núi khó khăn, nơi mà điều kiện sinh sống của bà con nông dân đến nay vẫn còn nhiều cách biệt so với vùng xuôi.
Với điều kiện xa xôi, giao thông khó khăn, bà con chỉ làm nghề nông, trồng lúa, trồng ngô, sắn và trồng cây lâm nghiệp, cuộc sống tự cung tự cấp, những sản phẩm nông nghiệp bà con làm ra do đường xa, khó khăn nên giá bán rất thấp. cuộc sống lam lũ nhưng ít đổi thay bởi lối canh tác vẫn truyền thống như xưa.
Bản thân anh Hưng luôn nỗ lực tìm cách vươn lên, vượt khó giúp người nông dân phát triển kinh tế trên mảnh đất quê hương.
“Tôi đã thử đầu tư nhiều thứ, từ nuôi trồng nấm linh chi đỏ, nuôi lợn bản địa, trồng cây sa chi…. Nhưng đều thất bại do thiếu vốn đầu tư, thiếu kinh nghiệm sản xuất, sản phẩm làm ra không có thị trường ổn định, giá cả bấp bênh, dịch bệnh nguy hiểm… Có lúc thất bại tôi cảm giác nản chí muốn buông xuôi nhưng nhìn thấy nguồn tài nguyên đất đai nhiều mà đời sống bà con nông dân vẫn còn lam lũ đã thôi thúc tôi tìm kiếm cơ hội đầu tư mới”, Anh Lê Minh Hưng chia sẻ
“Trong một dịp tình cờ tôi biết đến chiến lược phát triển cây gai xanh AP1 theo chuỗi liên kết bền vững tôi thấy đây là một cơ hội cho mình phát triển và mang lại giá trị cho nhiều hộ nông dân vùng cao, vùng sâu trong tỉnh Hòa Bình có điều kiện chuyển đổi cây trồng và mang lại thu nhập cao hơn. Tôi đã tìm hiểu kỹ về cây gai xanh và thật may mắn tôi đã được công ty nông nghiệp An Phước chọn làm đối tác phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh AP1 trên tỉnh Hòa Bình.
Khi bắt đầu triển khai thực hiện tôi đã gặp rất nhiều khó khăn. Đầu tiên là vợ tôi không đồng tình bởi lúc đó tôi đang có công việc làm ổn định, xin nghỉ việc để đi trồng cây gai là một mạo hiểm với tôi lúc đó nên bị vợ tôi và gia đình hết sức ngăn cản.
Khi xuống với bà con nông dân để vận động bà con chuyển đổi cây trồng có lúc tôi đã cảm thấy hoang mang vì bà con không tin tưởng bởi sản phẩm cây gai nếu không bán được thì ko biết làm gì. Trồng cây ngô, cây sắn tuy hiệu quả thấp nhưng còn bán được, nuôi gà nuôi lợn được”.
“Sau 1 năm từ khi bắt đầu trồng những cây gai đầu tiên, bằng quyết tâm của HTX dịch vụ nông nghiệp Hòa Bình, bằng sự hỗ trợ tạo điều kiện của các cấp các ngành trong tỉnh Hòa Bình, huyện Đà Bắc, huyện Mai Châu và sự hỗ trợ của công ty nông nghiệp An Phước đến nay HTX dịch vụ nông nghiệp Hòa Bình đã đồng hành cùng bà con nông dân xây dựng chuỗi sản xuất liên kết cây gai xanh được gần 200ha với khoảng hơn 300 hộ dân tham gia chuỗi liên kết. Với tiềm năng đất đai và nguồn lực tại các địa phương trong thời gian tới HTX dịch vụ nông nghiệp Hòa Bình phấn đấu chuỗi liên kết cây gai xanh với hàng nghìn hộ dân các vùng cao vùng khó khăn trong tỉnh chuyển đổi thành công cây trồng mới và xây dựng vùng nguyên liệu tập trung quy mô bền vững. Đó cũng là ước mơ và mong muốn của tôi cùng cất cánh với bà con nông dân vùng miền núi khó khăn”.
Từ những gốc gai xanh đầu tiên được trồng trên huyện đà bắc đến nay cây gai đã có sự lan tỏa nhanh chóng trở thành những cánh đồng gai xanh mướt và rộng lớn đó chính là giá trị đích thực của cây gai xanh mang lai cho người nông dân. Những lứa gai đầu tiên lưu gốc của năm thứ 2 đã cho thu hoạch với năng xuất 8 tạ/ha hứa hẹn thu nhập năm thứ 2 mỗi ha bà con có mức thu từ 100 đến 120 tr đồng/ha, nhìn gương mặt phấn khởi của bà con nông dân khi ra đi lao động trên cánh đồng gai anh Hưng thấy tự hào và hạnh phúc, hạnh phúc vì đã được bà con tin tưởng, hạnh phúc vì thấy cuộc sống bà con bớt khó khăn, các cháu nhỏ được đến trường được chăm sóc tốt hơn.
Cất cánh: Ba người phụ nữ vẽ màu hạnh phúc theo cách riêng của mình
Mỗi người phụ nữ trên đường băng của Cất cánh tháng 3 chọn nẻo đường riêng nhưng ở đó đều đầy ắp hạnh phúc theo cảm riêng của họ.
Chương trình Cất cánh tháng 3 với chủ đề "Những nẻo đường hạnh phúc" lên sóng VTV1 vào tối 19/3 với ba nhân vật là ba người phụ nữ với những câu chuyện truyền cảm hứng. Đó là chị Lý Tả Mẩy, xã Tả Phìn, Sa Pa, Lào Cai, trên con đường xây dựng thương hiệu quê hương. Nhân vật thứ hai là nhà thơ Lữ Mai, phóng viên báo Nhân dân, tác giả tập Trường ca hồi sinh viết về đại dịch COVID-19 với câu chuyện về con đường của riêng mình. Diễn giả thứ ba là bà Phạm Kim Hoàng (Tiền Giang), người phụ nữ 71 tuổi, 4 năm đi xe buýt học thạc sĩ với câu chuyện về con đường chinh phục tri thức. Nhà báo Nguyễn Việt Thanh, Báo Vietnam News, Thông tấn xã Việt Nam, là khách mời bình luận đồng hành trên đường băng của Cất cánh tháng 3.
Cất cánh Khắp đất nước chúng ta luôn luôn là những nẻo đường tươi đẹp được đánh dấu bằng những bước chân của những người Việt Nam. Chuyến bay tháng 3 của Cất cánh sẽ mang tới câu chuyện về lựa chọn con đường đi riêng, những lý tưởng sống, mục đích sống riêng. Dù ở bất cứ độ tuổi nào, đôi mươi, trung niên hay đã già thì họ vẫn luôn tìm được niềm vui, sự hứng khởi trên mỗi bước chân của mình. Dù đang ở đâu, thành phố hay nông thôn, miền núi hay những vùng đồng bằng thì trên mỗi nẻo đường, chọn ngã rẽ nào, họ cũng nỗ lực vì tin rằng luôn có hoa hoa hồng trên mỗi bước chân. Nếu có chông gai, có gian truân hay thất bại thì những trải nghiệm là vô cùng đáng giá. Hạnh phúc luôn chờ đón ở phía trước.
Nhân vật đầu tiên xuất hiện trên đường băng Cất cánh tháng 3 - chị Lý Tả Mẩy, người phụ nữ người Dao đến từ xã Tả Phìn, Sa Pa, Lào Cai - mang tới câu chuyện dám thay đổi để làm du lịch văn minh, hiện đại và hiệu quả.
9 tuổi mới đi học lớp 1, Lý Tả Mẩy có ước mở trở thành một cô giáo. Thời điểm đó, cô bé Mẩy vừa đi học, vừa bán hàng rong và làm nương rẫy giúp gia đình. Sau khi học hết cấp 2, bố mẹ Mẩy muốn gả chị đi lấy chồng, bởi theo lẽ thường ở bản, con gái đến tuổi 15-16 thì phải lấy chồng rồi. Nhưng Mẩy đã phản đối, đấu tranh để không phải đi lấy chồng sớm. Dù bố mẹ rất giận dữ nhưng sau đó cũng dần hiểu ra và chấp nhận.
Khi học cấp 3, Lý Tả Mẩy lựa chọn học chương trình cấp tốc - mỗi tuần chỉ học 2 buổi, thời gian còn lại chị đi làm thêm hướng dẫn viên du lịch. Với chị, đó là sự may mắn, bởi làm hướng dẫn viên du lịch như là làm một cô giáo, vừa được chia sẻ, vừa được học hỏi. Năm 2016, Lý Tả Mẩy bắt đầu xây dựng căn nhà mở dịch vụ homestay. Lúc đó, chị gặp rất nhiều khó khăn, chưa tưởng tượng mình sẽ làm như thế nào... May mắn lại đến với chị khi khách của homestay chủ yếu là khách quốc tế - họ đến chủ yếu để trải nghiệm, không yêu cầu dịch vụ quá cao. Tuy nhiên, nếu để mở rộng kinh doanh thì chị nhận thấy mình còn thiếu rất nhiều.
Năm 2019, chị Lý Tả Mẩy nhận được thông báo đi dự lớp tập huấn nâng cao năng lực làm dịch vụ du lịch. Nhờ lớp học, chị nhận ra ý tưởng du lịch cộng đồng rất hay. Cuối năm đó, hợp tác xã du lịch Tả Phìn được thành lập dưới sự hỗ trợ của Phòng VHTT Du lịch Sa Pa và dự án Great của chính phủ Úc. Chị Mẩy được bà con tín nhiệm bầu tôi làm Giám đốc hợp tác xã. Từ đó, chị em phụ nữ ở Tà Phìn tự tin thay đổi tư duy, cùng chung tay xây dựng hình ảnh điểm du lịch cộng đồng của bản Tả Phìn ngày càng đẹp lên. Hạnh phúc lớn nhất là tôi thấy mình góp phần vào nhóm cộng đồng ấy, thay đổi tư duy làm du lịch. Nếu trước đây Tà Phìn có vấn nạn bán hàng rong chèo kéo, đeo bám khách du lịch thì từ khi cộng đồng tham gia cùng nhau, vấn nạn ấy đã được giảm bớt. Công tác vệ sinh môi trường đã được thay đổi rõ rệt.
Năm 2020, HTX hoàn thành để đi vào hoạt động thì lại gặp dịch COVID-19. Các hộ làm dịch vụ du lịch lao đao vô cùng, thậm chí các hộ đang nâng cấp cải tạo nhà cửa cũng phải bỏ dở. Lúc ấy, dự án giúp các chị em ở Tà Phìn tiếp cận ứng dụng công nghệ để bán hàng online. Ngay lập tức, chị Mẩy áp dụng bán thuốc tắm người Dao trên zalo, facebook... "Nếu trước đây trung bình mỗi tháng doanh thu 5-7 triệu đồng thì tháng Tết vừa rồi đạt 20 triệu/ tháng - con số khiến tôi rất bất ngờ", chị Mẩy tiết lộ.
Khách mời bình luận, nhà báo Nguyễn Việt Thanh, rất bất ngờ trước câu chuyện của Lý Tả Mẩy: "Những điều bạn làm rất tuyệt vời, đặc biệt trong thời điểm dịch bệnh như vậy, rất đáng được ghi nhận". Nhà báo Việt Thanh mong muốn chị Mẩy cũng như những người làm du lịch ở địa phương sẽ tiếp tục nâng cao gìn giữ môi trường để phát triển du lịch bền vững.
00:20:53
Chị Lý Tả Mẩy mở đầu phần diễn thuyết trong Cất cánh tháng 3/2022.
Nhà báo Lữ Mai cho biết chị xuất hiện trên đường băng Cất cánh để kể câu chuyện về quá khứ- câu chuyện về đại dịch COVID-19 bằng trường ca Hồi sinh. Trường ca là những khúc tri ân những con người đã không chỉ sống cho mình mà mở rộng ra trái tim họ chứa đựng tất cả những tinh thần nhân ái, bao dung, vị tha và hy sinh hạnh phúc cá nhân để mọi người có sự an toàn, có được sự hồi sinh trong tương lai.
Chị cho biết, trong giai đoạn toàn xã hội phải đối diện với dịch COVID-19, nhiều bạn bè, đồng nghiệp của chị đã gọi điện tạm biệt để đi vào vùng dịch, không ai hẹn ngày về, không ai biết ngày mai sẽ ra sao. Con gái chị từng hỏi: "Nếu mẹ được gọi vào vùng dịch, mẹ có bỏ con để đi không?", chị Mai đã kể cho con rất nhiều câu chuyện. Đó là câu chuyện về những em nhỏ còn rất bé bỏng, còn cần đến dòng sữa mẹ và sự vỗ về ấp ủ, nhưng các em cũng đang phải xa mẹ, xa bố vì bố mẹ các em đang làm nhiệm vụ ở tâm dịch.
Chị đã cầm bút viết trường ca Hồi sinh từ những dung cảm của thế giới trẻ thơ: "Ngày mai ùa tới/ Chỉ gió chơi cùng/ Gió khẽ xoa lưng/ Như bàn tay mẹ". Chị viết về những y bác sĩ tuyến đầu chống dịch đã hy sinh phần hạnh phúc của mình, căng mình chống dịch. Chị cũng viết về các lực lượng bộ đội, công an mà rất nhiều người trong đó đã chết lặng trước bàn thờ vọng mà người thân của họ đã ra đi nhưng không thể về chịu tang.
Chị đã viết về những vùng quê nghèo oằn mình chống dịch nhưng sẵn sàng mở lòng mình ra đón những đứa con hồi hương. Có nhiều câu chuyện chị gửi gắm trong trường ca Hồi sinh nhưng có một sự thật chị thú nhận rằng dù chị có viết bao nhiêu câu chuyện, đào sâu tới bao nhiêu vỉa tầng thì chị cũng không thể chạm tới tất cả những sự thật, nỗi hy sinh, sự thẳm sâu của kiếp người, của số phận. Chị xem đó là món nợ mà chị cảm thấy chị nợ tất cả những người đã hy sinh.
Khúc trường ca của Lữ Mai là một nhành hoa tưởng niệm, là một tấm lòng của một người mẹ. Chị muốn dành tình yêu thương đó cho sự hồi sinh, cho thế hệ tương lai. Nhà thơ Lữ Mai quyết định dành toàn bộ doanh thu từ việc phát hành cuốn sách để ủng hộ trẻ em mồ côi và có hoàn cảnh khó khăn vì COVID-19.
00:11:22
Nhà thơ, nhà báo Lữ Mai gây xúc động trong Cất cánh tháng 3 với câu chuyện của mình.
Diễn giả thứ ba xuất hiện trên đường băng Cất cánh tháng 3 là bà Phạm Kim Hoàng, năm nay 71 tuổi (Cai Lậy, Tiền Giang) với câu chuyện đi học thạc sĩ khi tuổi đã cao. Cách đây 5 năm, bà Hoàng quyết định đi học thạc sĩ ở tuổi 66. Năm 2021, bà nhận tấm bằng thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh sau 4 năm theo học.
Nói về quyết định thi và học ở tuổi này, bà Kim Hoàng chia sẻ: "Người ta ở thời đại 4.0, còn tôi 0.4 nên tôi muốn tiến kịp, bắt kịp con cháu, những người trẻ ở xung quanh. Khi nhận được email báo trúng tuyển, tôi rất vui mừng và quyết định phải đi học chứ".
Ban đầu, bà Hoàng cũng tính chọn một ngành học ở trường đại học Tiền Giang gần nhà, nhưng vì nộp hồ sơ trễ nên mất cơ hội. Tình cờ thấy ở trường đại học Văn Hiến, thành phố Hồ Chí Minh tuyển sinh lớp thạc sĩ ngành quản trị kinh doanh nên nộp hồ sơ luôn, không để trễ thêm nữa.
Nhiều câu chuyện thú vị trong quá trình học đã được bà Kim Hoàng chia sẻ với khán giả Cất cánh. Hàng tuần, từ Tiền Giang và TP. Hồ Chí Minh, bà đi đi về về, bởi ở nhà còn có mẹ hơn 90 tuổi.
Bà nghĩ chắc có nhiều thầy cô khi nhìn thấy bà sẽ lo lắng không biết phải ôn tập cho bà bao nhiêu lần mới qua được môn họ dạy. Tuy nhiên, bà luôn nỗ lực không ngừng và kết quả là học đúng tiến độ, không thi lại. Ngay cả khi làm bài tập nhóm, bà Hoàng cũng rất lo mình có làm tròn nhiệm vụ trong nhóm không nên sự cố gắng vì thế không ngừng nghỉ. Học lý thuyết, rồi bà cũng đi thực tế ở doanh nghiệp như các học viên khác.
Dù vậy, khó khăn lớn nhất với bà là lúc đưa ra quyết định đi học, chứ không phải quá trình học học.
Là giáo viên dạy văn, nhưng bà Kim Hoàng lại chọn học thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh. Lý giải về điều này, bà cho biết đó là thử thách, "khó mới thích" và vì ngành này cũng mới mẻ với bà. Không chỉ vậy, bà còn học thêm các nghiệp vụ khác và tiếng Anh.
Khách mời bình luận, nhà báo Nguyễn Việt Thanh vô cùng ngạc nhiên trước câu chuyện của bà Kim Hoàng. "Cách kể giản dị, chân thành nhưng đó là sự vô cùng nghị lực, đáng ngưỡng mộ" - nhà báo Việt Thanh bày tỏ.
Cất cánh: Hà Lệ Diễm và Hành trình trở thành đạo diễn xuất sắc Từ cô gái dân tộc đam mê làm phim, Hà Lệ Diễm đã có hành trình ngược chiều để trở thành đạo diễn xuất sắc nhất tại Liên hoan phim tài liệu quốc tế Amsterdam 2021. Cuộc đời mỗi người có rất nhiều cuộc hành trình, dài ngắn khác nhau. Mỗi cuộc hành trình sẽ đem đến cho chúng ta những thành công,...