Casual và MOBA sẽ là hướng đi mới cho game online Việt ?
Trong bối cảnh các thể loại game đang bước chậm lại trên con đường sáng tạo và phát triển “khẩu vị” cho game thủ thì Casual và MOBA đang trở thành lối đi triển vọng.
Nếu nhìn lại tình hình làng game online Việt vài năm qua theo góc nhìn của sự sáng tạo và đổi mới, chúng ta có thể thấy ngay vấn đề có nguy cơ ảnh hưởng đến đầu ra của làng game. Đó là việc một số thể loại game đang dần đi vào ngõ cụt của ý tưởng, sau thời gian phát triển mạnh, không còn sản phẩm nào có những cái mới đột phá để giúp game thủ có những trải nghiệm mới mẻ.
Hai ví dụ khá rõ ràng cho tình trạng này chính là MMORPG và một số thể loại (không phải tất cả) webgame. Đối với MMORPG, dường như thể loại này đã được khai thác đến giới hạn và các sản phẩm xuất hiện sau này hầu như chỉ “tổng hợp” lại những nội dung lấy từ nhiều sản phẩm khác trước đây. Các sáng tạo mang tính “bước ngoặt” của MMORPG trước đây như xây dựng thành riêng cho bang hội, đi buôn sinh lợi, hoạt động nhiệm vụ tuần hoàn, hệ thống nghề nghiệp cuộc sống … giờ đây hầu như có thể tìm thấy ở bất cứ game nào.
Nhiệm vu tuần hoàn từng làm nên tên tuổi của TLBB nay nhan nhản khắp nơi.
Đối với webgame chiến thuật, có vẻ từ sau khi Tam Quốc Truyền Kỳ và Ngọa Long, không còn cái tên nào đủ sức tranh đoạt thị trường này nữa, các tựa game cùng thể loại xuất hiện hầu như chỉ duy trì được một thời gian đầu. Gameplay của thể loại game này cũng không có cải tiến nào đủ mạnh để kéo người chơi về phía mình. Webgame nhập vai – chiến thuật cũng rơi vào tình trạng tương tự khi hàng loạt tựa game ra mắt rồi nhanh chóng rơi vào quên lãng thập chí đóng cửa và gameplay cũng học hỏi của nhau phần lớn.
Nói như vậy không có nghĩa là những thể loại trên hoàn toàn không có điển hình nào xuất sắc. MMORPG vừa có Độc Cô Cầu Bại và sắp tới sẽ là Cửu Âm Chân Kinh hay “hũ dưa muối” Võ Lâm Truyền Kỳ 3; Webgame chiến thuật vẫn còn những cái tên khó quên gắn liền với những thay đổi bước ngoặt trong gameplay như Linh Vương, Tam Quốc Truyền Kỳ và Ngọa Long; Webgame nhập vai – chiến thuật thì có Ninja, Chân Long Giáng Thế, Hải Tặc đã gây ấn tượng khá tốt cho game thủ. Tuy nhiên với những tựa game trên khó có thể gọi là đủ để cứu vãn thể loại của mình trước sự xoay chuyển khó lường của làng game Việt.
Một số điển hình chất lượng đã giữ lửa cho các thể loại game nhưng khó giúp phát triển thêm.
Thời gian gần đây, đã có một số mảng game nổi lên như một trào lưu mới cùng một số thể loại dường như bị lãng quên nhưng mang yếu tố thuận lợi hứa hẹn sẽ là lối ra cho làng game Việt. Đó là game online Casual và game MOBA.
Đối với Casual Online, chúng ta có thể thấy 2 lý do thành công so với thể loại MMORPG và một số loại webgame nêu bên trên. Đầu tiên đó là khả năng sáng tạo và khác biệt gameplay lớn, mặt khác đây cũng là thể loại game định hướng rộng với tiêu chí dễ chơi, không ràng buộc thời gian và không bắt buộc kỹ năng sâu nên ai cũng có thể chơi được. Nếu bạn muốn biết khả năng sáng tạo gameplay rộng đến đâu thì bạn có thể so sánh giữa các game theo mô hình “casual” như Audition (casual âm nhạc), Đột Kích (casual chiến đấu) và Gunny (casual web bắn tọa độ).
Video đang HOT
Game casual có thể phát triển ra nhiều hình thức gameplay hoàn toàn khác nhau.
Theo định nghĩa phân loại thì casual online là những game được làm theo thể thức thi đấu từng trận riêng lẻ, có thể theo hình thức lobby (phòng chờ) hoặc match making (tự động xếp phòng). Không hề có ràng buộc chặt chẽ gì về gameplay nên các game casual online có thể phát triển theo nhiều hướng mới tùy vào ý tưởng của nhà làm game. Và chính vì đặc đei63m này mà Casual online luôn có cơ hội sáng tạo cao hơn MMORPG vốn có những ràng buộc về gameplay khá chặt chẽ.
Lý do thứ 2 để Casual thành công chính là việc thể loại này bao trùm hầu hết các game online dạng eSport, trừ các game thể loại MOBA. Chúng ta đã thấy eSport hiện đang là một hướng đi đầy triển vọng của thị trường game Việt với nhiều thành tích cao của các cộng đồng như World of Tanks, FIFA Online 2, League of Legends, Đột Kích … Những thành công này hứa hẹn thị trường game eSport sẽ tiếp tục phát triển và được ủng hộ mạnh mẽ, nhất là sau khi FIFA Online 2 được chính thức công nhận là một môn thể thao tại Việt Nam.
MOBA đang hứa hẹn thành trào lưu mới.
Thể loại MOBA cũng có lợi thế khi là một thể loại mới du nhập và đang được nhiều nhà phát hành xem xét. Đầu tiên chính là League of Legends được cổng game Garena giới thiệu tại Việt Nam, sau đó là “game củ hành” 3Q và mới đây lại nổi lên những thông tin đồn đoán râm ran về việc DotA 2 có thể sẽ được phát hành bởi 1 doanh nghiệp trong nước. Mặc dù còn non trẻ nhưng với sự khởi nguồn từ DotA và cách mà giới game thủ nước nhà đón nhận có thể thấy một tương lai khá triển vọng cho thể loại này.
Nếu các nhà phát hành có thể định hướng được thị trường phát triển 2 hướng đi mới từ Casual và MOBA trong khi giới hạn lại tỷ trọng thị trường MMORPG và webgame, có thể nói thị trường game Việt sẽ được cân bằng lại. Bên cạnh đó với nhiều thể loại được đầu tư song song thị trường game sẽ có tính đa dạng cao hơn. Lợi thế lớn nhất lúc này có lẽ sẽ rơi vào tay VTC Game, nhà phát hành được mệnh danh là “vua Casual” và hiện tại cũng đang nắm thị phần khá lớn của các game eSport.
Theo GameK
Những cái loạn của làng game Việt trong năm 2012
Loạn Webgame
2012 có thể coi là năm có số lượng game online mới được phát hành cũng như đóng cửa nhiều nhất từ trước tới nay. Từ khi các NPH trở nên khó khăn trong việc xin giấy phép lưu hành các MMO cài đặt từ khoảng đầu năm 2011 cho tới nay thì đã có khoảng gần ngót nghét 100 Webgame từ nhập vai, chiến thuật cho tới casual được phát hành ở Việt Nam. Nếu tính thêm cả các Webgame cũ đã được phát hành trước đây thì thậm chí, Webgame đã vượt mặt các MMO casual về số lượng. Không chỉ có vậy, trong giai đoạn cuối năm này, các Webgame mới lại tiếp tục ồ ạt được các NPH cho ra mắt.
Hãy cùng thử tính toán lại, hiện nay, có được bao nhiêu người chơi ở một Webgame. Không tính đến một vài ông lớn như Tam Quốc Truyền Kỳ, Ngọa Long, Võ Lâm Chi Mộng... thì đa số các Webgame còn lại đều chỉ tồn tại dưới dạng "cầm chừng". Số lượng người chơi ở 1 server là quá ít bởi lượng người bỏ cuộc chơi tăng đến chóng mặt. Sau một thời gian, các server này ngày càng trở nên vắng vẻ và lúc này, người chịu thiệt tất nhiên lại chính là gamer khi họ chơi online mà chẳng tìm được đối thủ để so tài.
hông chỉ khủng bố tinh thần game thủ Việt về mặt số lượng mà các Webgame này đã và đang tiếp tục bộc lộ những nhược điểm khi gameplay của chúng quá giống và chẳng có gì khác biệt. Như vậy, chỉ cần nghe nói đến Webgame nhập vai mới là chúng ta đã có thể hình dung được ngay về đồ họa, lối chơi, chiêu thức nhân vật...
Loạn danh xưng
Cũng bởi vì có quá nhiều Webgame mới với cùng nội dung kiếm hiệp được phát hành ở Việt Nam nên tên gọi của chúng cũng khiến cho người chơi phải "hoa cả mắt". Với số lượng gần cả trăm Webgame được phát hành như hiện nay thì quả thực, nếu không chú ý thì bạn rất dễ bị nhầm Webgame này thành Webgame nọ, khi mà xét về mặt hình ảnh, chúng gần như không có nhiều điểm khác biệt.
Thậm chí, nhiều Webgame còn trùng tên nhau đến mức khá buồn cười như có Webgame Long Tướng, thì sau đó có thêm Long Hổ Tướng, có Webgame Loạn Thế thì sau đó lại có thêm Võ Lâm Loạn Thế rồi cá biệt như 2 Webgame cùng lấy tên gọi là Bá Đao mới đây.
Cũng từ đây, đội ngũ PR của các NPH bắt đầu phải giải quyết vấn đề nan giải là làm sao để cho game thủ có thể nhớ được tên sản phẩm của mình trong đầu. Cái khó ló cái khôn, những tên gọi "quái dị" bắt đầu được xuất hiện trong làng game Việt như CLGT, VKL...
Loạn trang teaser
Tính sáng tạo của các NPH có vẻ như đã được đẩy lên cực điểm thông qua các trang teaser quảng bá game online mới ở Việt Nam. Rất nhiều câu nói mới lạ, độc đáo và "nhảm nhí" đã được lồng ghép vào để quảng bá game. Ví dụ như chàng béo PSY sẽ không thể ngờ được rằng mình đã được xuất hiện để trở thành một trong các "thế lực" trong một game online sắp phát hành ở Việt cho tới vấn đề game cho nhận quà "chính chủ".... Đây toàn là những vấn đề khá nóng, mang tính thời sự và chúng rất nhanh đã được gáp ghép để cố ý xuất hiện trong game online mặc dù... chẳng hề liên quan.
Bên cạnh đó là những câu nói khá "kêu" được sáng tác để quảng bá cho game online mà khi nghe thấy, bạn sẽ cảm thấy khá "buồn cười" về độ "nhảm" của nó như "Elly mơi mơi, bạn có dám xơi", "Game Tiên Hiệp cuối cùng của nhân loại"...
Loạn đại sứ
Trong thời gian gần đây, hàng loạt gương mặt đại sứ được mời để quảng bá cho game online, trong đó, chúng ta có thể kể đến một số cái tên như Ngọc Trinh với Chân Long Giáng Thế, Angela Phương Trinh với Chiến Ca, Hồ Vĩnh Khoa với Hùng Bá Thiên Hạ, Mai Thỏ với Đảo Hải Tặc, Ngô Kiến Huy cùng Midu với Hậu Tây Du, Hồng Quế với Hỗn Thế. Nếu để ý kĩ hơn thì có thể thấy, trong 2, 3 tháng gần đây, rất nhiều game online trước khi được phát hành đều tung một bộ ảnh cosplay quảng bá đi kèm thông tin về nữ đại sứ của game.
Khi kể đến đây thì có lẽ, bạn đã bắt đầu cảm thấy loạn khi các người mẫu, diễn viên, ca sĩ xuất hiện nhan nhản trong game online hiện nay. Dẫu vậy, các đại sứ đã không đóng một vai trò quá quan trọng mà gần như chỉ thực hiện một vài bộ cosplay "mát mắt", tạo ấn tượng ban đầu với người chơi rồi cũng... biến mất.
Theo GameK
Những cái tên bị nhai đi nhai lại của làng game Việt Kiếm Có thể nói, "Kiếm" chính là một trong những từ ngữ được sử dụng nhiều nhất và có tần suất cao nhất để đặt cho tên các game online. Lần lượt, chúng ta có thể đếm được hàng loạt các MMO đang được phát hành hiện nay ở Việt Nam như Kiếm Thế, Kiếm Tiên, rồi đến Thuận Thiên Kiếm, Giáng Long...