Casino tại Việt Nam và hai câu hỏi của vị tỷ phú
Giữa lúc nghị định về kinh doanh casino vẫn đang trong giai đoạn chờ ký, một số hoạt động hoạt động xúc tiến cho việc đầu tư vào lĩnh vực này đang được tiến hành.
Cho đến nay, một trong những điều kiện then chốt là việc có cho người Việt vào chơi trong casino hay không vẫn đang được bỏ ngỏ – Ảnh minh họa.
Theo nguồn tin của VnEconomy, một nhóm các chuyên gia và nhà tổ chức sự kiện hiện đang tích cực xúc tiến việc tổ chức một diễn đàn quốc tế về đầu tư casino tại Việt Nam.
Chưa có nhiều thông tin về kế hoạch này được tiết lộ, tuy nhiên đây có thể coi là một điểm nhấn đáng kể trong lĩnh vực casino, từ lâu vốn được coi là “nhạy cảm”.
Trước đó, dự thảo nghị định về kinh doanh casino cũng đã nhận được những tín hiệu tích cực hơn từ cuộc họp hồi tháng 4 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Tuy nhiên, thông qua một diễn đàn đầu tư quốc tế, các nhà đầu tư sẽ muốn lắng nghe những cam kết cụ thể hơn của lãnh đạo Chính phủ Việt Nam về lĩnh vực này, thay vì chỉ là việc ban hành khuôn khổ pháp lý.
Cho đến nay, một trong những điều kiện then chốt là việc có cho người Việt vào chơi trong casino hay không vẫn đang được bỏ ngỏ.
Một chuyên gia tư vấn đầu tư kể rằng, mới đây, lãnh đạo một tập đoàn hàng đầu của thế giới về casino và là một tỷ phú có đến Việt Nam tìm hiểu cơ hội đầu tư. Được biết một tỉnh ven biển đang có kế hoạch đầu tư casino, ông này đồng ý đến để nghe giới thiệu.
Tỉnh tổ chức hẳn một hội nghị, đầy đủ bộ sậu cao thấp, sẵn sàng ngồi cả buổi để “giới thiệu tiềm năng và triển vọng đầu tư” theo cách truyền thống, trong đó tất nhiên sẽ nhấn mạnh đến casino.
Nhưng khi đến đây, sau vài thủ tục xã giao, tỷ phú này chỉ xin phép thẳng thắn hỏi lãnh đạo tỉnh hai câu.
Câu thứ nhất: “Bao giờ thì các ông cho phép người Việt vào casino?” và câu thứ hai: “Bao giờ thì các ông xây xong sân bay?”.
Video đang HOT
Bị “bất ngờ”, lãnh đạo tỉnh trả lời khá chung chung, đại khái các thứ đều “đã có chủ trương”, “đang tích cực nghiên cứu”…
Vị tỷ phú bèn nói lời cảm ơn, xin phép từ biệt và nói ngắn gọn: “Bao giờ ngài có câu trả lời cho hai câu hỏi của tôi, chúng ta sẽ thảo luận tiếp”.
Câu chuyện này, được kể lại trong một cuộc gặp gần đây giữa chuyên gia tư vấn đầu tư và một số nhà báo, đã cho thấy một điều: các nhà đầu tư không cần sự hoa mỹ, họ cần được xác nhận các điều kiện cụ thể trước khi quyết định.
Việt Nam đã có nghị định về kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng, một khung pháp lý để các khách sạn có thể bố trí một không gian cho các trò chơi ở quy mô vừa phải.
Mô hình tổ hợp nghỉ dưỡng phức hợp có casino thật sự ở quy mô lớn hiện đã được cấp phép chỉ có hai dự án đáng chú ý, bao gồm tổ hợp Hồ Tràm ở Vũng Tàu và Nam Hội An ở Quảng Nam.
Tổ hợp Hồ Tràm đã đi được một chặng đường khá dài khi đã hoàn thành và đi vào khai thác khu vực “nghỉ dưỡng”, gồm 541 phòng lưu trú, trung tâm hội nghị đẳng cấp quốc tế, nhà hàng và quầy bar, spa và các khu dịch vụ vui chơi giải trí; trong khi hạng mục casino cũng đã đi vào hoạt động với 90 bàn chia bài và 614 máy đánh bạc.
Tuy nhiên, vào đầu năm 2013, tin không vui đến với Hồ Tràm chính là việc tập đoàn MGM Resorts International “se không quan ly” dư an nay nữa.
Nam Hội An thì thậm chí còn đi chậm hơn, vì sau hơn ba năm được cấp phép, chủ đầu tư là liên doanh VinaGenting vẫn chỉ đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng cho dự án, và tổ hợp này cũng nhận “tin không vui” vào tháng 10/2012, khi đối tác Genting rút lui khỏi dự án.
Gần đây, Nam Hội An bắt đầu quay lại đường chạy với việc VinaCapital đã quyết định hợp tác với tập đoàn Peninsula Pacific (Mỹ), được giới thiệu là “một trong những tập đoàn có uy tín và kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh casino, đã thực hiện thành công 7 dự án tương tự tại Mỹ”.
Gần đây, những thông tin liên tiếp về việc tập đoàn Tuần Châu muốn hợp tác với tập đoàn ISC (Úc) để phát triển dự án casino tại Quảng Ninh cũng gây chú ý trong dư luận.
Tuy nhiên, cần nhấn mạnh là trong giới đầu tư quốc tế, những tên tuổi như MGM Resorts International và Genting mới được coi là “tay to”, đủ điều kiện về vốn, công nghệ, thương hiệu cho những đại dự án như vậy.
Theo Anh Minh
VnEconomy
Việt Nam nhận thêm tin xấu từ... Nhật
Cảnh sát Nhật cho rằng một đường dây chuyển tiền ngầm từ nước này về Việt Nam có thể đã tồn tại suốt 3 năm với quy mô hơn 100 tỷ đồng.
Ngày 22/4, cảnh sát Nhật ra thông báo cho biết vừa bắt giữ một thanh niên Việt Nam, có tên là Tran Xuan Chinh (27 tuổi) vì tội chuyển tiền lậu.
TS dẫn lại thông tin trên tờ Asahi Shimbun cho hay, việc khởi tố Chinh đã được tiến hành hôm 18/4. Cơ quan an ninh nước này cũng đang điều tra thêm một số người khác trong đường dây chuyển lậu với quy mô lớn từ Nhật về Việt Nam.
Theo cáo buộc của cảnh sát, từ tháng 8 đến tháng 11/2013, Tran Xuan Chinh đã 5 lần chuyển tiền về Việt Nam theo yêu cầu của 4 người Việt Nam khác ở Fukuoka, tổng cộng chuyển khoảng 1,06 triệu yen (205 triệu đồng), nhật báo Sankei viết.
Sau khi bắt giữ thanh niên Việt Nam, cảnh sát Nhật đang mở rộng điều tra đường dây chuyển tiền lậu từ Nhật về Việt Nam với quy mô lớn
Điều tra mở rộng của cảnh sát cho thấy có thể tồn tại một đường dây chuyển tiền bất hợp pháp về Việt Nam liên quan đến nhiều người.
Từ tháng 6/2011 đến tháng 2/2014, đường dây trên có thể đã chuyển cho khoảng 600 khách hàng Việt Nam ở 38 tỉnh thành khác nhau, với số tiền tổng cộng khoảng 500 triệu yen, tương đương hơn 102 tỷ đồng.
Nhận hối lộ, ăn cắp đồ của Nhật?
Mới đây, nữ tiếp viên Nguyễn Thị Bích Ngọc của Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines - VNA) cũng đã bị cảnh sát Tokyo Nhật Bản bắt giữ đồng thời phía cảnh sát cũng yêu cầu dẫn độ 5 thành viên tổ bay khác của VNA để phục vụ công tác điều tra triệt phá đường dây tiêu thụ hàng ăn cắp ở nước này.
Nữ tiếp viên này bị nghi ngờ vận chuyển 21 món hàng quần áo ăn cắp, trị giá khoảng 125.000 yen (tương đương 25,7 triệu đồng), trên một chiếc xe bus dành riêng cho đoàn bay từ khách sạn ở Osaka đến Sân bay Quốc tế Kansai, tháng 9 năm ngoái.
Nữ tiếp viên VNA đã được Nhật Bản thả tự do
Cô bị cáo buộc là có ý định buôn lậu quần áo ăn cắp theo đặt hàng của một phụ nữ Việt Nam 30 tuổi sống ở Nhật.
Ngoài ra, tiếp viên Ngọc còn bị cáo buộc được trả tiền hoa hồng để mang đồ ăn cắp cho các hãng hàng không khác.
Sau khoảng nửa tháng kể từ ngày bắt giữ để điều tra, đến ngày 15/4 báo chí Nhật Bản đồng loạt đăng tin về việc cảnh sát nước này đã thả Nguyễn Thị Bích Ngọc. Cảnh sát Tokyo cho biết, văn phòng của họ ở Tachikawa không có đủ bằng chứng buộc tội nữ tiếp viên của Vietnam Airlines.
Nghiêm trọng hơn, là vụ việc liên quan đến ngành đường sắt với nghi án nhận hối lộ 80 triệu yen Nhật. Ông Tamio Kakinuma, Chủ tịch Công ty tư vấn giao thông (JTC) khai nhận với cơ quan chức năng Nhật Bản về việc đã từng chi tiền "lại quả" cho các cơ quan chức năng Việt Nam để đổi lại việc được tham gia các dự án ODA.
Đường sắt với nghi án nhận hối lộ 80 triệu yen Nhật vẫn chưa có kết quả
Chiều 23/3, dù đang là ngày chủ nhật, đích thân Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đã phải chủ trì một cuộc họp khẩn để tìm hướng giải quyết sự việc này.
Vào chiều 24/3, sau khi nghe báo cáo tình hình rà soát các dự án và kết quả làm việc mà Đoàn công tác của Bộ Giao thông vận tải đã thu được được thời gian tiếp cận với JICA và Đại sứ quán Nhật Bản, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã quyết định cử Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông và Vụ trưởng Vụ hợp tác quốc tế Phạm Thanh Tùng sang Nhật để tiếp cận các nguồn thông tin về nghi án hối lộ.
Song do vụ án đang được các cơ quan tư pháp của Nhật Bản điều tra nên phía Nhật chưa thể cung cấp thông tin.
Ngày 27/3, Bộ GTVT thiết lập đường dây nóng: 0986093979 là số điện thoại tiếp nhận thông tin về nghi án nhận hối lộ ODA. Bên cạnh đó, thành lập Tổ kiểm tra hoạt động độc lập với Đoàn thanh tra Bộ GTVT.
Đến ngày 3/4, Việt Nam và Nhật Bản lại tiếp tục ngồi lại với nhau để bàn giải pháp ngăn chặn tiêu cực xảu ra tại các dự án sử dụng vốn vay ODA.
Theo ĐVO
Vụ dân bao vây trại lợn: Yêu cầu di chuyển đàn lợn thương phẩm Liên quan đến việc người dân lập lều lán phản đối ô nhiễm môi trường tại trại lợn thuộc Cty P.N.T, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có công văn hỏa tốc yêu cầu đơn vị này di chuyển toàn bộ đàn lợn thương phẩm đi nơi khác. Ngay sau khi nắm bắt được thông tin người dân xã Yên Lâm, huyện Yên Định,...