Carolina Herrera, quý bà U80 vẫn miệt mài sáng tạo
‘Bà ấy đã để lại dấu ấn của mình trong làng thời trang Mỹ, là một cá nhân có khiếu thẩm mỹ tuyệt vời’, nhà thiết kế Ralph Lauren nói về Carolina.
Carolina Herrera là nhà thiết kế thời trang người Venezuela – Mỹ nổi tiếng với phong cách quyến rũ, khác lạ, từng làm trang phục cho các Đệ nhất Phu nhân từ Jacqueline Onassis đến Michelle Obama. Tờ New York Times từng ca ngợi, thiết kế của bà thanh lịch, mang vẻ đẹp của trần gian chứ không quá kiểu cách. Thương hiệu gây tiếng vang nhờ những kiệt tác sang trọng vượt thời gian dành cho những bữa tiệc nhẹ của phái đẹp và ngôi sao trên thảm đỏ.
Mang trong mình cốt cách quý tộc
Bà sinh ngày 8/1/1939 tại Caracas, Venezuela. Tên khai sinh đầy đủ là Maria Carolina Josefina Pacanins y Nino. Carolina mang trong mình cốt cách quý tộc, là con gái của sĩ quan không quân Guillermo Pacanins Acevedo, cựu Thị trưởng thủ đô Caracas. Bà và mẹ của Carolina cũng là người đem đến cho nữ thiết kế niềm đam mê thời trang từ lúc còn nhỏ, khi hay dẫn cô cháu gái đi xem show thời trang Balenciaga, mua đồ tại các cửa hàng sang trọng của Lanvin, Dior. Nhà tạo mốt tâm sự rằng: “Mắt tôi đã quen với việc nhìn những thứ xinh đẹp từ sớm”.
Tuy nhiên, điều thú vị là thời thơ ấu, người có ảnh hưởng lớn nhất với Carolina không phải cha mẹ mà là huấn luyện viên cưỡi ngựa, con ngựa của Carolina và người thầy dạy quần vợt. “Họ là những người cố vấn của tôi, khiến tôi quan tâm nhiều hơn là thời trang. Tôi sẽ không nói với bạn là tôi đã may váy cho con búp bê nhỏ của mình, vì thực tế là tôi không bao giờ làm điều đó”. Mãi cho đến tuổi thiếu niên, khi cô gái bắt đầu chú ý đến những ngôi sao điện ảnh quyến rũ thập niên 50 và thích bắt chước phong cách của họ.
Bà Carolina Herrera bước vào tuổi “thất thập cổ lai hy” nhưng vẫn rất đẹp và quý phái.
Đến tuổi 18, Carolina lấy chồng. Người đàn bà tài năng đã qua “hai lần đò”. Cuộc hôn nhân đầu tiên là với Guillermo Behrens Tello, một địa chủ Venezuela, sinh được hai con gái Mercedes và Ana Luisa. Không lâu sau họ ly dị.
Năm 1968, Carolina tái giá với Reinaldo Herrera Guevara, người bạn thời thơ ấu của mình, con trai cả của một gia đình danh giá, người thừa kế danh hiệu hầu tước Marques de Torre Casa cao quý do vua Tây Ban Nha trao tặng. Vì thế, Carolina trở thành hầu tước phu nhân, cho đến năm 1992 danh hiệu bị hủy bỏ vì hai vợ chồng bà không có con trai.
Chồng của Carolina còn là host của chương trình “Chào buổi sáng” của Venezuela, một biên tập viên cho dự án đặc biệt của tạp chí Vanity Fair. Chính cuộc hôn nhân này đã làm thay đổi cuộc đời Carolina. Cặp vợ chồng được ngưỡng mộ vì tài sắc vẹn toàn.
Họ có với nhau hai người con gái tiếp theo là Carolina Adriana và Patricia Cristina, đến nay đã có 6 đứa cháu. Hai cô con gái út của bà đều đi theo ngành thiết kế và sáng tạo. Năm 2009, bà chính thức nhập quốc tịch Mỹ.
Người đàn bà đẹp làm thiết kế
Ở tuổi “xưa nay hiếm”, Carolina vẫn là người đàn bà đẹp, luôn có phong thái quý phái, nhã nhặn. Style quen thuộc của bà là chiếc sơ mi trắng thanh lịch đi kèm váy đến đến gối. Tuy nhiên, người phụ nữ quý tộc này nổi tiếng từ rất lâu, lúc còn là một hầu tước phu nhân, trước khi bước vào nghề thiết kế.
Carolina sớm kết giao với huyền thoại nghệ thuật Pop-art Andy Warhol và cặp vợ chồng nổi tiếng Mick và Bianca Jagger, ngay lập tức trở nên nổi tiếng nhờ phong cách cá nhân quý phái. Năm 1972 bà nằm trong danh sách “Phụ nữ mặc đẹp nhất thế giới”, được ghi danh lên Quảng trường Danh vọng năm 1980.
Video đang HOT
Chính người bạn thân của Carolina, Diana Vreeland, sau này là Tổng biên tập Vogue (từ năm 1963-1971) đã gợi ý bà nên thiết kế một dòng trang phục. Carolina nghe theo và cho ra mắt bộ sưu tập đầu tiên tại tại Câu lạc bộ Metropolitan, Caracas. Lúc này, báo chí thời trang dường như không thể tin nổi. Minh tinh Bianca Jagger, bạn của bà nói: “Một số người khi đó nghĩ rằng cô ấy chỉ là một người phụ nữ thượng lưu thiết kế quần áo”.
Thiết kế trong bộ sưu tập Resort 2014 của Carolina Herrera.
May mắn hơn, một cửa hàng nổi tiếng ở Park Avenue (New York, Mỹ) đã nhận giới thiệu về thiết kế của bà. Sau thành công này, Carolina có động lực để thúc đẩy mạnh mẽ sản phẩm của mình và liên tục tung lên sàn catwalk, lần đầu tiên vào năm 1980. Trong số những chân dài đầu tiên trình diễn cho Carolina có cô gái da màu Iman sau này trở thành siêu mẫu đình đám.
Những năm 80, thương hiệu của nữ thiết kế gốc Venezuela được nhiều tạp chí như Wear Daily,Tatler đánh giá rất cao. Trong số những khách hàng đáng chú ý nhất của bà có cựu Đệ nhất phu nhân Jacqueline Kennedy Onassis. Trong cuốn sách mang tựa đề “Carolina Herrera” của cựu biên tập viên Vogue Andre Leon Talley, ông nói khi Jackie O bắt đầu mặc trang phục của Carolina thì sự nghiệp của nhà thiết kế bỗng vụt lên một nấc thang mới. Phu nhân John Kenedy cũng từng đặt nhà tạo mốt thiết kế váy cưới cho cô con gái Caroline. Ngoài ra, Nữ công tước Diana de Melo, diễn viên Mỹ Renee Zellweger cũng là những khách hàng lâu năm của Carolina.
Năm 1987, Carolina sáng tạo thêm dòng trang phục cô dâu và mở cửa hàng váy cưới đầu tiên của mình trên đại lộ Madison vào năm 2000. Bên cạnh trang phục nữ, bà cũng sở hữu dòng sản phẩm nước hoa, quần áo nam giới, túi xách và giày dép.
Bà ngồi trong căn phòng quen thuộc của mình.
Ngay từ cuối những năm 80, một công ty nước hoa Tây Ban Nha đã mua bản quyền tên Carolina Herrera để phát triển dòng nước hoa. Đến 1995, công ty này tiếp tục mua lại mảng kinh doanh thời trang ready-to-wear với dòng sản phẩm mang tên “CH Carolina Herrera” và giữ bà làm Giám đốc sáng tạo của dòng này. Trong khi, dòng Carolina Herrera New York vẫn do bà nắm giữ. Đến nay thương hiệu có khoảng 208 cửa hàng tại 104 quốc gia. Thương hiệu thời trang của bà mang lại doanh thu hơn 1 tỷ USD hàng năm
Dấu ấn khó phai
Carolina Herrera luôn được nhắc đến như một trong những tên tuổi hàng đầu của làng mốt. Từ đầm dạ tiệc, váy cocktail dài trang nhã đến váy liền vest, áo sơ mi trắng, jacket của bà đều giữ vẻ quyến rũ, mê hoặc, làm giới mộ điệu không khỏi ngóng đợi thiết kế của bà mỗi mùa thời trang.
Sự phấn đấu không ngừng nghỉ giúp bà nhận được nhiều giải thưởng danh giá như “Nhà thiết kế trang phục nữ của năm 2004″ do Hiệp hội thời trang Mỹ (CFDA) trao tặng, giải thưởng “Thành tựu trọn đời Geoffrey Beene” năm 2008, Huy chương vàng của Tây Ban Nha ở lĩnh vực Nghệ thuật và giải trí do vua Don Juan Carlos I trao tặng năm 2002, Huy chương vàng của Viện Nữ hoàng Sofia Tây Ban Nha năm 1997, giải thưởng Fashion Group International Superstar Award, “Nhà thiết kế của năm” ở Style Awards 2012, danh hiệu “Mercedes-Benz Presents” cho bộ sưu tập năm 2011.
“Công chúa nhạc đồng quê” Taylor Swift và nữ diễn viên Poseidon Emmy Rossum xinh đẹp, rạng ngời trong trang phục Carolina Herrera tại các sự kiện lớn.
Năm 2004, Carolina còn là thành viên ban giám đốc của thương hiệu trang sức Mimi So. Bà cũng là một trong những nhà thiết kế lên bìa Vogue nhiều nhất, 7 lần. Trong năm vừa qua, nữ thiết kế cũng giành được giải thưởng “Artistry of Fashion” tại Couture Council Award 2014.
“Bà ấy đã để lại dấu ấn của mình trong làng thời trang Mỹ và là một cá nhân có khiếu thẩm mỹ tuyệt vời”, nhà thiết kế Ralph Lauren ca ngợi đồng nghiệp. Virginia Smith, một biên tập viên tạp chí Vogue mô tả “bà chắn chắn là một trong những huyền thoại, một biểu tượng thiết kế sang trọng nhất nước Mỹ”.
Phong cách làm việc văn minh
Carolina Herrera đã luôn khẳng định tầm quan trọng của thời trang cao cấp, phải khéo léo như nghệ thuật thủ công và xuất sắc trong chất lượng. Bà là một trong số ít nhà tạo mốt cao cấp ở New York có đội ngũ chuyên gia được đào tạo về kỹ thuật thời trang cao cấp cổ điển, từ vẽ phác thảo đến những khâu thực tế cuối cùng, đảm bảo sự hoàn hảo và tinh tế trong từng chi tiết.
Tuy nhiên, bà đề cao tính thực tiễn, chứ không sáng tạo để trưng bày, không thể mặc được. Carolina nói “Mọi người thường quá hoang tưởng về thời trang, làm nó hỗn tạp ở khắp mọi nơi. Chúng tôi chỉ làm trang phục để mặc. Nếu nó không ’sống được’, chúng tôi sẽ làm cái khác”.
Những trang phục đầy tính sáng tạo do nhà tạo mốt 75 tuổi thiết kế.
Nữ thiết kế cũng tạo một môi trường làm việc lý tưởng cho mọi người. Một lần, vài tháng trước khi show thời trang bắt đầu, bà dành 3 tuần để đi nghỉ tại Hy Lạp, Italy và London, đồng thời buộc đội ngũ thiết kế của mình phải có kỳ nghỉ. Bà quan niệm, những ngày trước khi chương trình diễn ra phải làm đầu óc thanh thản, không hoảng loạn.
“Không có nơi nào như thế này, thật sự không có ở đâu như ở đây. Dù chúng tôi đã từng làm việc ở khắp mọi nơi”, Anne Landy, một nhà sản xuất trong show diễn của Carolina khẳng định về môi trường lý tưởng mà bà tạo ra.
Herve Pierre, giám đốc sáng tạo của thương hiệu Carolina Herrera New York chia sẻ rằng: “Bà Carolina luôn nói, chúng ta không thể yêu cầu một ai đó ăn bánh pizza trong góc nhà vào lúc 2 giờ sáng trong khi phải làm một điều gì đó thật xinh đẹp”.
Một nhà phê bình có thể cho thái độ này là quá thoải mái nhưng bà Carolina khẳng định, sự sáng tạo chỉ khởi sắc khi mọi thứ văn minh. Còn trong lòng giám đốc casting Scully: “Bà ấy luôn có sự nhanh nhẹn, một người đàn bà tinh tế, sắc sảo”.
Lana
Theo Ngoisao.net
'Trương Mạn Ngọc' Việt Nam quý phái trong áo dài vàng quyền quý
Được gọi là Trương Mạn Ngọc trong giới người đẹp, Hoa hậu quý bà châu Á tại Mỹ Sonya Sương Đặng tôn vinh áo dài với màu vàng quyền quý.
Dưới ống kính của nhiếp ảnh gia Việt kiều Nathan Võ, hình ảnh Hoa hậu quý bà châu Á tại Mỹ Sonya Sương Đặng trong tà áo dài màu vàng quyền quý của nhà thiết kế Sĩ Hoàng, mang dáng của một quý phi. Tà áo dài màu vàng được lấy cảm hứng từ màu vàng cung đình, với họa tiết rồng phượng ngay phần eo tà trước tạo nên vẻ đẹp quý phái, vương giả. Hoa hậu Sonya Sương Đặng chỉ vấn nhẹ mái tóc sau gáy, đơn giản nhưng đầy nữ tính, tôn vẻ đằm thắm của một phụ nữ đã bước đến độ chín của tuổi.
Đôi mắt to, sáng ngời, làn môi được phớt chút son bóng nhẹ nhàng, gợi cảm, hình ảnh mặn mà của Hoa hậu Sonya Sương Đặng hẳn sẽ khiến những người đàn ông yêu vẻ đẹp nữ tính, truyền thống Việt không khỏi xao xuyến. Hoa hậu Sonya Sương Đặng rất yêu tà áo dài Việt, dù sinh sống ở Mỹ đã lâu nhưng chị đặc biệt thích tìm hiểu và yêu lịch sử Việt Nam, điều đó được truyền vào 3 cậu con trai của chị, đặc biệt là con trai út.
Tuy không giỏi tiếng Việt, nhưng cậu con trai út của chị thường xuyên lên mạng tìm hiểu và đọc sử Việt. Nói chuyện về lịch sử, khơi gợi tình yêu lịch sử Việt Nam ở các con là một trong những cách để Hoa hậu Sương Đặng duy trì, giữ gìn và phát triển văn hóa Việt trong gia đình. Luôn diện áo dài Việt Nam trong những dịp quan trọng, tôn vinh áo dài Việt trên đất Mỹ cũng là một việc mà Sonya nghĩ rằng những người Phụ nữ Việt như chị luôn cần và nên làm dù sống ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Nhiếp ảnh gia Nathan Võ đã thực sự hiểu được cái góc vẻ đẹp rất truyền thống, nền nã và thanh lịch ấy ở Sonya nên đã giúp chị có những hình ảnh áo dài đậm tính truyền thống.
Theo 2Sao
4 fashion icon nhiều tuổi nhưng mặc "bạo" hơn cả giới trẻ Dù đã ở độ tuổi trung niên hay thậm chí là đáng tuổi ông tuổi bà, những nhân vật này vẫn khiến nhiều người thích thú vì phong cách ăn mặc táo bạo, màu mè không kém lứa tuổi "xì-tin" của mình. 1. Anna Dello Russo Anna Dello Russo- biên tập viên 52 tuổi tại tạp chí Vogue Nhật Bản được biết đến...