Card đồ họa của AMD bị quá nhiệt vì ốc vít lỏng
AMD đã tính toán sai.
Theo báo cáo của The Verge, ASUS hiện đang điều tra việc những chiếc card đồ họa RX 5700 series của AMD gặp lỗi quá nhiệt. Nguyên nhân có vẻ như là do những chiếc ốc vít gắn bộ tản nhiệt chưa được vặn đủ chặt.
Biểu đồ giữa nhiệt độ và lực ép của bộ tản nhiệt trên card đồ họa AMD. (Asus)
AMD nói với các nhà sản xuất rằng bộ tản nhiệt cần được lắp chặt với card đồ họa, tương đương với một lực khoảng 30-40 PSI. Nhưng ASUS phát hiện ra rằng có thể thêm những con ốc mới để siết chặt hơn, tăng áp lực lên khoảng 50-60 PSI, giúp nhiệt độ giảm đáng kể.
Asus cũng thông báo với tất cả khách hàng của mình, những người đang sử dụng card đồ họa của AMD. Rằng họ có thể cải thiện nhiệt độ của chiếc vga, bằng cách mang chúng đến các trung tâm dịch vụ của Asus, để lắp thêm những con ốc mới.
Tuy nhiên, Asus cũng cảnh báo người dùng không nên tự ý siết chặt những con ốc trên card đồ họa, vì có thể xảy ra sự cố mà không được nhận bảo hành.
Video đang HOT
Theo đánh giá của Tom Hardware trước đây, Radeon RX 5700 XT và Radeon RX 5700 của AMD có nhiệt độ cao hơn so với đối thủ Nvidia. Và có vẻ như chúng ta đã tìm được nguyên nhân.
Theo GameK
AMD Radeon RX 5600XT: Đè bẹp đối thủ GTX 1660Ti, game thủ đã có thể chiến mượt game offline với giá rất mềm
Đem lại trải nghiệm game offline lượt hơn cả GTX 1660Ti. AMD không chỉ khuấy động phân khúc card đồ họa trên dưới 10 triệu đồng mà còn có thể khiến cho GTX 1660Ti và GTX 1660 SUPER trở thành dĩ vãng ngay từ lúc này.
Trong đám nhân đồ họa thế hệ mới của AMD RX 5000 Series, GPU mà chúng tôi ưng bụng nhất không phải là anh cả RX 5700XT cũng không phải là người em út giá rẻ RX 5500XT mà lại là RX 5600XT kẻ lơ lửng ở giữa. Một nhân tố mới có thể đe dọa thị phần Nvidia ở phân khúc card đồ họa dưới 8 triệu đồng chỉ có thể là RX 5600XT mà thôi.
Gigabyte RX 5600XT Gaming OC, lại một lần nữa chúng ta được chiêm ngưỡng chiếc card đồ họa đến từ thương hiệu sản xuất linh kiện hàng đầu thế giới. Một mùa vất vả nữa của những người sản xuất khi 2 đối tác Nvdia và AMD cứ liên tục "đẻ trứng" từ cuối năm 2018, cả năm 2019 và đến đầu năm 2020. Phải chăng họ là những cỗ máy không biết mệt mỏi trong cuộc đua giành lấy từng chút một thị phần card đồ họa dành cho game thủ. Dù sao đó cũng là cách mà nền khoa học công nghệ tiên tiến mang lại và game thủ thì có thể sở hữu những trải nghiệm đồ họa cao cấp ngày một dễ dàng hơn.
Không nhẹ nhàng và hiền lành như chiếc RX 550XT Gaming OC, RX 5600XT Gaming OC thực sự to lớn, nặng nề và dữ dằn hơn mặc dù cùng sử dụng chung thiết kế với hệ thống làm mát 3 fan trải dài. Điều này chứng tỏ, Gigabyte đã phải thực sự nghiêm túc về hệ thống tản nhiệt dành cho RX 5600XT Gaming OC.
Không còn tấm backplate "chỉ để làm cảnh", Gigabyte đã thay đổi sang chất liệu kim loại dẫn nhiệt tốt cho phần che chắn này và nó chắc chắn sẽ đóng góp phần nào vào việc tản nhiệt cho RX 5600XT Gaming OC.
Cùng sử dụng duy nhất một cổng nguồn phụ 8 pin để hoạt động nhưng rõ ràng nhiệt lượng trên GPU của RX 5600XT Gaming OC sẽ nhiều hơn và đồng nghĩa với việc nó sẽ tiêu thụ nhiều điện năng hơn. Nói cách khác, đây mới thực sự là một chiếc card đồ họa tận dụng được tối đa năng lượng cung cấp cho nó chứ không phải người em út hiền lành RX 5500XT.
RX 5600XT Gaming OC hỗ trợ 3 cổng xuất hình Display Port và 1 cổng HDMI. Với hiệu năng của chiếc card này, tôi nghĩ việc trải nghiệm game nhiều màn hình sẽ khả thi hơn nên việc sở hữu nhiều cổng xuất hình trên RX 5600XT Gaming OC có cái lý của nó.
Dù ngoại hình của chiếc RX 5600XT Gaming OC có thế nào đi nữa, những gì nó thể hiện trên hệ thống mới thực sự là điều mà game thủ quan tâm. Bởi vậy, chẳng có gì thuyết phục hơn con số trên những bài test.
RX 5600XT hoàn toàn áp đảo GTX 1660 SUPER, đó là điều chúng tôi có thể khẳng định. Ở 2 thư viện DirectX 11 (3DMark Fire Strike) và DirectX 12 (3DMark Time Spy) thì RX 5600XT hoàn toàn đè bẹp GTX 1660 SUPER bằng một khoảng cách vô cùng thuyết phục. Thậm chí RX 5600XT còn tương đối tiệm cận với điểm số của GTX 1660Ti
PUBG, một tựa game eSports nặng đô vẫn được các game thủ ưa chuộng. RX 5600XT có màn trình diễn hết sức thuyết phục với đồ họa ở mức Ultra mà FPS vẫn trên 100 thì các game thủ chẳng còn lo ngại gì mà không tậu ngay em nó về. Vừa chơi game online vừa chơi game offline cực tốt.
Chưa rõ động thái của Nvidia sau sự ra mắt đồng loạt đầy mạnh mẽ của AMD nhưng game thủ đang ngày một dễ dàng hơn để chạm tay vào những tựa game AAA với mức đầu tư cấu hình "hạt dẻ"
Theo gamek
Warcraft III: Reforged chính thức đến tay game thủ, card đồ hoạ 9 năm trước vẫn chiến tốt Mới đây, Blizzard vừa công bố cấu hình đề nghị của bản remaster của Warcraft III: Reforged. Tin vui cho anh em là game yêu cầu cấu hình không quá cao dù được nâng cấp về mặt đồ họa khá nhiều. Cấu hình tối thiểu: CPU Intel Core i3-530 hoặc AMD Athlon Phenom II X4 910 4GB RAM GPU NVIDIA GeForce GTS 450...