CapitaLand Development mua lại quỹ đất 8 ha tại TP.HCM, doanh thu dự kiến 720 triệu đô la Mỹ
CapitaLand Development (CLD), nhánh kinh doanh phát triển bất động sản của Tập đoàn CapitaLand, vừa mua lại quỹ đất tiềm năng để xây dựng khu phức hợp tại TP.
Thủ Đức, TP.HCM với tổng doanh thu dự kiến khoảng 720 triệu đô la Mỹ.
CapitaLand Development mua quỹ đất 8 ha tại TP.HCM
Dự án có diện tích khoảng 8 ha, dự kiến có hơn 1.100 căn hộ và shophouse cao cấp nhằm đáp ứng nhu cầu an cư ngày càng tăng của TP. Thủ Đức, nơi được phát triển trở thành trung tâm kinh tế và công nghệ mới.
Phối cảnh dự án phức hợp của CLD tại TP.HCM, dự kiến có hơn 1.100 căn hộ và shophouse cao cấp.
Dự án tọa lạc trong khu dân cư quy hoạch hoàn thiện với vị trí gần công viên, trường học, khu mua sắm, đồng thời sở hữu kết nối giao thông thuận tiện khi chỉ cách khu trung tâm của TP.HCM 15 phút lái xe. Thương vụ dự kiến sẽ hoàn tất vào quý 4/2023. Dự án dự kiến sẽ được khởi công vào năm 2024 và theo kế hoạch sẽ hoàn thành vào năm 2027.
Là một điểm đầu tư “vàng”, TP. Thủ Đức là trụ sở và địa điểm tọa lạc của nhiều công ty công nghệ, cơ sở y tế, dự án logistics, khu thương mại và Đại học Quốc gia TP.HCM – hệ thống trường đại học lớn của cả nước. Dân số gia tăng cùng thu nhập bình quân đầu người ngày càng cao đã tạo nên nhu cầu lớn cho phân khúc nhà ở chất lượng cao nơi đây. Nhờ sức nóng trong việc thu hút nhiều cư dân và doanh nghiệp, Thành phố Thủ Đức được kỳ vọng sẽ đóng góp khoảng 30% GRDP cho TP.HCM, tương đương 7% GDP của cả nước mỗi năm.
Ông Ronald Tay, Tổng Giám đốc CLD (Việt Nam), cho biết: “Tiếp nối kế hoạch mở rộng tại thị trường trọng điểm Việt Nam, đặc biệt sau hoạt động đầu tư vào Bình Dương và ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư vào Bắc Giang, chúng tôi vui mừng khi tiếp tục tiếp nhận và phát triển một dự án tiềm năng khác tại Thành phố Thủ Đức, TP.HCM. Sở hữu vị trí chiến lược và khả năng kết nối thuận tiện, dự án phức hợp tại Thành phố Thủ Đức sẽ góp phần mở rộng danh mục đầu tư chất lượng cao của CLD lên hơn 13.000 căn hộ thuộc 17 dự án trên cả nước.
Với bề dày hoạt động tại Việt Nam trong 28 năm qua, CLD đã gầy dựng được uy tín trong việc kiến tạo các dự án căn hộ có thiết kế ấn tượng, được đánh giá cao và mang tính bền vững. Dự án căn hộ hạng sang gần đây của CLD tại Thành phố Thủ Đức là DEFINE cũng đã được khách hàng đón nhận nồng nhiệt khi toàn bộ căn hộ đã được đặt chỗ trong hai tiếng tại sự kiện giới thiệu độc quyền dự án.”
Video đang HOT
“Với chuyên môn phát triển bất động sản toàn cầu, chúng tôi tự tin vào việc đưa quỹ đất tiềm năng này thành một dự án phức hợp sôi động và mang tầm biểu tượng tại Thành phố Thủ Đức nhằm đáp ứng thị hiếu cao của khách hàng. Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm kiếm nhiều cơ hội đầu tư vào các loại hình tài sản đa dạng để củng cố vị thế nhà phát triển bất động sản hàng đầu tại Việt Nam, đồng thời không ngừng nỗ lực phát triển để đóng góp vào nền kinh tế của đất nước thông qua những sản phẩm và dịch vụ bất động sản chất lượng cao,” ông Tay cho biết thêm.
Những dự án “hút” khách của CLD
Hai dự án rất ‘hút’ khách gần đây của CLD tại TP.HCM là Defini và Zenity. Ra mắt vào ngày 4/12/2021, toàn bộ 88 căn hộ thuộc dự án hạng sang Defini đã được đặt chỗ trong vòng hai tiếng với mức giá trung bình khoảng 125 triệu đồng/m2 (5.500 đô la Mỹ/m2). Tất cả căn hộ đều được đặt chỗ với mức giá trên 23 tỷ đồng (1 triệu đô la Mỹ).
Vào tháng 5/2022, Zenity – dự án cao cấp đã từng đoạt giải thiết kế của CLD tại TP.HCM được giới thiệu đến thị trường. Sở hữu 198 căn hộ, Zenity đem đến nhiều sự lựa chọn cho khách hàng với các loại hình căn hộ hoàn thiện đầy đủ tiện nghi, từ 2-3 phòng ngủ đến duplex và penthouse, tạo điều kiện cho cư dân chuyển vào ở ngay khi nhận bàn giao. Sự kiện mở bán dự án dự kiến diễn ra trong quý III/2022.
Khoảng 90% căn hộ thuộc dự án hạng sang Heritage West Lake của CLD tại Hà Nội cũng đã được đặt chỗ kể từ sự kiện ra mắt độc quyền vào tháng 4 năm nay. Heritage West Lake gồm 173 căn hộ cao cấp mang đến phong cách sống tinh hoa với hàng loạt tiện ích tiên phong hàng đầu trong thị trường như sảnh thang máy riêng cho tất cả các căn hộ và hồ bơi nước nóng trên cao.
Trước đó, vào tháng 2/2022, CLD ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác với Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang để chia sẻ mối quan tâm chung với trọng tâm đẩy mạnh phát triển dự án khu công nghiệp – logistics – đô thị đầu tiên của Tập đoàn tại Việt Nam với tổng giá trị đầu tư dự kiến là 22,7 nghìn tỷ đồng (1 tỷ đô la Mỹ).
Tháng 12/2021, CLD thông báo việc tiếp nhận một quỹ đất tiềm năng tại thành phố mới Bình Dương để phát triển dự án nhà ở quy mô lớn đầu tiên của Tập đoàn tại Việt Nam. Với tổng giá trị phát triển dự kiến 18.330 tỷ đồng (800 triệu đô la Mỹ), dự án sẽ cung cấp hơn 3.700 căn hộ và nhà ở cho khoảng 12.000 cư dân trên địa bàn thành phố.
Đa dạng hóa dòng vốn vào bất động sản
Bất động sản (BĐS) có tác động lan tỏa rất mạnh sang các ngành kinh tế khác. Tuy nhiên, việc đầu tư BĐS không hiệu quả có thể gây ra những rủi ro cho chính doanh nghiệp và cả hệ thống tài chính.
Trái phiếu vẫn đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu vốn của các doanh nghiệp bất động sản.
Các kênh đầu tư BĐS, trong đó có thị trường BĐS nhà ở, ngày càng đa dạng, từ chỉ đơn thuần là nguồn vốn tự có, người thân, vay ngân hàng, đến phát hành cổ phiếu BĐS, trái phiếu BĐS và gián tiếp qua các quỹ đầu tư BĐS (còn gọi là Quỹ tín thác đầu tư BĐS -REIT).
Đa dạng dòng vốn
Tại Việt Nam, các kênh đầu tư này đã có và phát triển với các mức độ khác nhau. Theo Bộ Xây dựng, tính đến 31/3/2022, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh BĐS đạt 783.942 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ cho vay đối với các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án phát triển nhà ở đạt 188.105 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 24% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh BĐS.
Bên cạnh đó, vốn FDI cũng là nguồn vốn quan trọng trong đầu tư BĐS, dù có xu thế giảm nhẹ, song vẫn đóng góp trung bình khoảng 2,5 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm 2017 - 2021.
Với BĐS, trái phiếu doanh nghiệp là một kênh quan trọng trong huy động vốn đầu tư. Thị trường này giúp giảm nhẹ rủi ro cho hệ thống tài chính và doanh nghiệp, nhất là trong giảm thiểu các rủi ro do sai lệch quá lớn về kỳ hạn và loại đồng tiền trong bảng cân đối kế toán - vốn là một nguyên nhân cốt yếu gây khủng hoảng tiền tệ Đông Á.
Phát triển thị trường chứng khoán, trong đó có trái phiếu doanh nghiệp giúp thúc đẩy tốt hơn tính minh bạch, trách nhiệm giải trình, định giá tài sản/doanh nghiệp và quản trị doanh nghiệp, trong đó có quản trị rủi ro.
Do vậy, nếu thiếu thị trường trái phiếu và cổ phiếu hữu hiệu và lành mạnh, các ngân hàng thương mại sẽ phải "oằn mình" huy động và cho vay nền kinh tế, do vậy kéo theo những rủi ro về an ninh tài chính.
Một dòng vốn khá mới nhưng rất tiềm năng của BĐS đó là từ các quỹ đầu tư BĐS (REIT). Nói đơn giản, đây cũng là một hình thức sinh lợi từ BĐS nhưng thay vì mua sản phẩm là nhà đất thì nhà đầu tư lại mua chứng chỉ do Quỹ phát hành.
Ngoài việc thỏa mãn nhu cầu đầu tư BĐS, quỹ này là trung gian "góp nhặt" những nguồn vốn nhỏ lẻ để tạo thành dòng vốn lớn để tạo ra lợi nhuận, chia sẻ rủi ro nhờ tăng lợi thế theo quy mô và tính chuyên nghiệp và tính công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình cũng như các chuẩn mực tài chính, giám sát cao.
Đặc biệt, REIT ở trình độ cao sẽ thúc đẩy phát triển đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ, từ đó thúc đẩy thị trường BĐS, thị trường tài chính phát triển tích cực và lành mạnh hơn.
Củng cố, lành mạnh hóa các dòng vốn
Tuy nhiên, các dòng vốn cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong đó với trái phiếu doanh nghiệp chịu nhiều áp lực lạm phát, tâm lý e ngại, thậm chí hoảng sợ từ siết chặt cho vay tín dụng BĐS, phát hành trái phiếu vay nợ BĐS, cùng bắt giữ các doanh nghiệp sai phạm, đến lượt tác động ngược lên kết quả phát hành trái phiếu BĐS.
Hay với Quỹ REIT lại chịu phụ thuộc vào cơ chế hoạt động của quỹ, nên không tham gia đưa ra các quyết định trực tiếp. Mọi chiến thuật phụ thuộc vào Ban điều hành quỹ. Lợi nhuận bị hạn chế một phần do buộc phải tuân thủ nghiêm các quy định trong đầu tư và huy động vốn.
Tại Việt Nam, số lượng quỹ đầu tư BĐS đến nay chưa nhiều, với đa phần là của nước ngoài, hoạt động theo cơ chế huy động vốn từ thị trường nước ngoài rồi đầu tư vào BĐS ở Việt Nam, sau đó lại niêm yết ở nước ngoài.
Nhìn chung, phương châm cho phát triển các kênh đầu tư BĐS là củng cố, lành mạnh hóa các kênh hiện hữu như tín dụng ngân hàng và trái phiếu doanh nghiệp BĐS và thúc đẩy mạnh hơn, gắn liền với lành mạnh hóa và giảm rủi ro các kênh mới hình thành và còn yếu như đầu tư qua các quỹ REIT.
Đối với các kênh như tín dụng và phát hành trái phiếu có thể siết chặt song không "dàn hàng ngang" mà tùy từng chủ thể phát hành cho vay, phân khúc thị trường để có sự điều tiết hữu hiệu, không bóp nghẹt hay gây sự hoảng loạn/lo sợ của nhà đầu tư trên diện rộng.
Trong ngắn hạn, cần phân lập và làm rõ các tổ chức phát hành trái phiếu, ngân hàng cho vay BĐS và dư nợ, tính chất các khoản vay ngân hàng, độ khả tín của tổ chức phát hành để tránh sự hoảng loạn mang tính hệ thống, nhất là khi thông tin chưa đủ minh bạch, cập nhật, với nhiều tin đồn "ác ý" và nhiều nhà đầu tư cá nhân có bản lĩnh đầu tư, kỹ năng đầu tư chứng khoán còn hạn chế.
Tiến tới, đối với các quỹ đầu tư BĐS cần nghiên cứu điều chỉnh, sửa đổi các quy định liên quan đến chuyển nhượng. Ví dụ, khoảng thời gian chuyển nhượng trong quỹ REIT hợp lý ngắn hơn, ví dụ chỉ cần 1 - 2 năm; cân nhắc tăng giới hạn vay cần phải lên đến 15%.
Giá bất động sản sẽ thế nào trong những quý cuối năm? Theo VNDirect, các chủ đầu tư có thể sẽ gặp thách thức trong việc huy động vốn trong vài quý tới. Do đó, hoạt động bán hàng có thể sẽ được đẩy mạnh trong khi mở rộng quỹ đất sẽ chậm lại, giúp giá nhà đất hạ nhiệt trong các quý còn lại của năm. Trong những năm qua, Ngân hàng Nhà nước...