Cặp vợ chồng U40 mua căn hộ ở ngoại thành Hà Nội, vừa ở đổi gió vừa kinh doanh đắt khách
Để tiết kiệm chi phí, 2 vợ chồng đã cùng nhau tìm hiểu, tham khảo rồi lên phương án thiết kế căn nhà thứ 2 này.
Hậu an cư lạc nghiệp, những người thành đạt thường hướng đến nhu cầu nghỉ dưỡng hoặc đầu tư. Có một không gian yên tĩnh, riêng tư và cách xa thành phố đông đúc, bộn bề để tận hưởng khoảnh khắc thư giãn có lẽ là những gì cơ bản nhất khi nhắc đến “ Second home”. Cụm từ này, với mỗi người lại nằm ở từng phân khúc khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện tài chính. Đó có thể là một căn biệt thự ven biển cao cấp, một khu homestay dưới chân đồi và cũng có thể là một căn chung cư cao cấp, đáp ứng đủ nhu cầu và mong muốn của chủ nhân.
Trong bài viết này, chúng tôi muốn giới thiệu căn hộ của vợ chồng anh Tùng Nguyễn (sinh năm 1987, hiện đang làm trong ngành truyền thông tại Hà Nội).
“Vì muốn thỉnh thoảng đổi gió về với thiên nhiên nên 2 vợ chồng tôi đã chọn một căn hộ bên Ecopark vừa kết hợp làm homestay. Sau khi tìm hiểu và tham khảo rất nhiều phương án khác nhau, chúng tôi chọn phong cách Japandi làm thiết kế chính cho căn hộ này”, anh Tùng Nguyễn cho biết ngân sách hoàn thiện ngôi nhà thứ 2 này của 2 vợ chồng chỉ hết 100 triệu đồng.
Để mang tới cảm giác thư giãn và thoải mái, dễ chịu, vợ chồng anh Tùng đã chọn gỗ và sử dụng màu sắc dịu nhẹ, ấm áp làm thiết kế chính.
Để tiết kiệm chi phí, anh Tùng cho biết đã tham khảo các phong cách thiết kế trên Pinterest, Instagram, sau đó tự lên ý tưởng và mô tả lại cho bạn thiết kế đồ nội thất gỗ trong nhà.
“Phần đồ gỗ như tủ bếp, giường, giá sách… chiếm 50% ngân sách. Còn lại là chi phí cho các thiết bị gia dụng và đồ decor khác”, anh Tùng nói.
Toàn bộ đồ dùng trong nhà đều có nét thiết kế mảnh mai, giúp không gian có cảm giác được mở rộng, bớt chật chội và ngột ngạt hơn.
Video đang HOT
Chiếc bàn ăn được đặt ngay gần khu vực cửa ra vào phòng ngủ. Tại đây, 2 vợ chồng đã lắp đặt thêm 1 chiếc tủ gỗ để đựng những món đồ trang trí.
Vì diện tích nhà không lớn nên cả 2 không trang trí nhiều, cũng không sử dụng những món đồ có nhiều họa tiết. Thay vào đó, tất cả đều được thiết kế tinh giản và nhẹ nhàng. Đơn cử, chiếc đèn được lắp đặt ở bàn ăn cũng vậy, nó khá nhỏ nhắn và thiết kế đơn giản chứ không hề cầu kì. Tuy nhiên, điểm nhấn của nó nằm ở phần thiết kế có gam màu cam, giúp đồng nhất với những món đồ trang trí khác như: Ghế ngồi, chiếc đồng hồ hình đĩa than hay bức tranh…
Đối diện bàn ăn chính là khu vực bếp.
Khu vực bếp cũng được thiết kế khá nhỏ, không có bàn đảo hay kệ tủ âm trần. Thay vào đó chỉ là những chiếc kệ lưu trữ dùng để đựng một vài món đồ trang trí. Lựa chọn thiết kế này có thể nói vô cùng phù hợp trong một căn nhà dùng để nghỉ dưỡng hoặc làm homestay. Lý do là bởi nó mang tới cảm giác nhẹ nhàng, dễ chịu nhưng khi cần vẫn luôn đủ đầy.
Phía trong phòng ngủ chính cũng được thiết kế tối giản, công năng hoàn toàn phù hợp để nghỉ ngơi và có một giấc ngủ êm ái. Thay vì chọn hệ tủ nhiều hộc tốn diện tích và dễ gây ngợp, anh Tùng chọn thiết kế giường dạng tấm phản gỗ, có hộc tủ lưu trữ ở phía dưới. Cuối chân giường là những chiếc kệ gỗ, thiết kế mảnh mai.
Anh Tùng cho biết, việc mất thời gian nhất khi thiết kế căn nhà này có lẽ là lúc chọn đồ decor như đèn, tranh, tượng, lọ gốm… Vì để tìm được đồ ưng ý phải check rất nhiều shop từ online tới offline.
“Thời gian từ lúc lên ý tưởng đến hoàn thiện mất hơn 1 tháng”, anh Tùng chia sẻ.
Mẹ đảm ở Hà Nội chia sẻ: Đã từng có năm tiêu hết 60 triệu, ở tuổ.i 46, tôi nhận ra rằng Tết nào chi càng ít thì Tết đó càng vui
Tôi không muốn biến dịp nghỉ ngơi hiếm có của mình thành cuộc chiến chi tiêu.
Câu chuyện được chia sẻ bởi chị Thu Thảo, 46 tuổ.i ở Hà Nội.
Càng có tuổ.i tôi càng nhận ra rằng dường như những năm gần đây, ngày Tết không còn cái sự háo hức, mong đợi như ngày xưa nữa.
Tôi còn nhớ hồi bé, có khi từ trước Tết cả tháng trời, tâm trí đã lúc nào cũng chỉ nghĩ đến nghỉ Tết rồi. Ban đầu tôi còn cho rằng chắc là mình lớn tuổ.i rồi nên không còn nhiều mặn mà với Tết nữa nhưng đám con cháu nhà tôi dường như cũng như vậy.
Có quá nhiều lý do để người ta càng ngày càng e ngại Tết.
1. Áp lực kinh tế: Chi phí cho dịp Tết ngày càng cao, từ mua sắm, quà cáp, đến lì xì. Điều này tạo ra áp lực tài chính đối với nhiều gia đình, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế hội nhập và biến động.
2. Thay đổi trong lối sống: Với sự phát triển của xã hội hiện đại, nhiều người trẻ ưu tiên du lịch, trải nghiệm mới thay vì truyền thống đoàn tụ gia đình. Tết không còn là dịp duy nhất để gia đình quây quần bên nhau.
3. Công việc bận rộn: Nhiều người hiện nay phải làm việc xa nhà, thậm chí làm việc qua Tết, khiến họ không thể trở về nhà để ăn Tết cùng gia đình.
4. Thế hệ trẻ và văn hóa toàn cầu: Sự tiếp xúc với nền văn hóa toàn cầu khiến giới trẻ ít mặn mà hơn với các truyền thống, họ tìm kiếm những hình thức giải trí và kỷ niệm khác.
5. Sự thuận tiện của công nghệ: Công nghệ giúp con người liên lạc với nhau mọi lúc mọi nơi, làm giảm đi sự đặc biệt của việc về nhà đoàn tụ trong dịp Tết.
6. Sự thay đổi trong quan niệm và giá trị: Một số người có thể xem Tết như một thời gian cho sự nghỉ ngơi và thư giãn thay vì nhấn mạnh các nghi lễ truyền thống.
Vì muốn gia đình giữ được những cảm xúc thiêng liêng của ngày Tết đoàn viên nên tôi đã có những thay đổi trong việc chuẩn bị cho ngày Tết và sau 5 năm thay đổi, tôi nhận ra rằng cứ cái Tết nào càng chi tiêu ít tiề.n thì cái Tết đó lại càng vui.
Trong 2 năm đầu tiên, tôi đã để ra 20 triệu để chi tiêu cho toàn bộ những việc liên quan đến Tết và chia ra làm 4 khoản, mỗi khoản 5 triệu đồng.
1. Khoản chi cho ăn uống của cả nhà.
2. Khoản mua sắm trang trí nhà cửa.
3. Khoản đi du xuân, đi chơi ngày Tết.
4. Khoản mừng tuổ.i con cháu, bà con.
Trước đó, đã từng có năm tôi cho rằng ăn Tết càng to thì lại càng vui, càng hân hoan. Tôi không tiếc tiề.n chi cho ngày Tết, có năm hết Tết rồi ngồi tính lại thấy mình tiêu hết cả 60 triệu đồng. Nhà thì không đông đúc gì, có mỗi 2 vợ chồng tôi, 2 vợ chồng thằng lớn, đứa con gái út và 2 thằng cháu nội thôi.
Khoảng 5 năm trước thì kinh tế khó khăn hơn 1 chút, tôi bàn với cả nhà Tết tiết kiệm chút và sau 2 năm đầu đó, tôi cảm thấy mọi thứ đều rất ổn, không thiếu thốn cái gì, mọi thứ đủ đầy. Thế là sang năm thứ 3 tôi quyết định cắt giảm thêm 1 chút nữa xem sao.
Từ năm thứ 3 này, tôi chỉ để ra 15 triệu để tiêu Tết và chia thành 3 khoản thay vì 4 khoản như trước.
1. Khoản chi cho các loại thực phẩm Tết: 5 triệu đồng.
2. Khoản chi cho đồ cúng, đồ bày biện nhà cửa: 5 triệu đồng.
3. Khoản chi mừng tuổ.i, du xuân: 5 triệu đồng.
Và cho đến hiện tại, tôi vẫn áp dụng kế hoạch chi tiêu Tết này cho đại gia đình mình. Năm nay, tôi dự định vẫn sẽ chi như vậy nhưng sẽ chủ động mua sắm 1 số đồ để được lâu sớm hơn 1 chút và lên danh sách đồ phải sắm chi tiết hơn để đỡ thiếu cái này cái kia, sát Tết mua cái gì cũng đắt đỏ hơn.
Chi tiêu ít đi đồng nghĩa với nhiều thứ sẽ đơn giản hơn, tôi có nhiều thời gian nghỉ ngơi và chăm chút cho con cháu cũng như sắp xếp lại nhiều thứ trong nhà. Tết vui, không áp lực tiề.n bạc, con cái không cần lo chuyện phải biếu bố mẹ thì tự nhiên mọi người đều vui vẻ cả. Ăn uống đơn giản vừa phải nên không thừa mứa, đến bữa vẫn thấy muốn ăn chứ không phải ngấy đến tận cổ.
Quả thật, ở cái tuổ.i 46, tôi thấy càng chi tiêu ít tiề.n, Tết lại càng vui!
'Túi mù' tung hoành chợ mạng, giới trẻ phát cuồng, chi chục triệu đồng săn mua Blind box hay "túi mù" là món đồ chơi đang khiến nhiều bạn trẻ phát cuồng, chi hàng chục triệu đồng để mua, giúp mặt hàng này lên cơn sốt trên "chợ mạng". Trong khi túi mù là khái niệm xa lạ với người lớn tuổ.i thì nó lại đang là cơn thích của giới trẻ. Được lùng mua ngày càng nhiều, loại...