Cặp vợ chồng từng bị kết án tử hình oan
Peter Pringe và Sunny Jacobs có rất nhiều điểm chung, nhưng điều đồng điệu đặc biệt nhất giữa hai người chính là ký ức đau thương về hai án tử hình oan và quá trình đi tìm công lý gian nan.
Vợ chồng Peter Pringe (phải) và Sunny Jacobs nay sống hạnh phúc bên nhau sau hành trình nhiều năm đi tìm công lý và cuộc sống mới. Ảnh: The Guardian.
Ông Peter đến từ Ireland còn bà Sunny là người Mỹ. Một năm trước, họ tổ chức đám cưới tại New York.
Trước khi quen nhau, hai ông bà đều từng bị kết án tử hình oan cho tội danh sát hại cảnh sát. Nhà tù đã gặm nhấm phần lớn cuộc sống của hai người. Sunny ngồi tù 17 năm, còn Peter là 15 năm. Họ đều là nạn nhân của những phán quyết sai lầm, phải đối diện với cái án tử hình cho những tội danh chưa bao giờ tồn tại.
Peter và ý chí tự minh oan sắt đá
Peter là một trong những người cuối cùng ở Ireland bị tuyên án tử hình vào năm 1980. Hình phạt cao nhất này đã được bãi bỏ vào năm 1990.
Peter bị bắt năm 1980 sau khi hai cảnh sát, Henry Byrne và John Morley, bị bắn. Hai cảnh sát này đang trên đường truy đuổi ba tên cướp ngân hàng bịt mặt có vũ trang. Hai chiếc xe va chạm với nhau, các nghi phạm nổ súng khiến hai cảnh sát trên thiệt mạng. Những vụ việc như thế này tại Ireland luôn khiến dư luận phẫn nộ.
Video đang HOT
Sau vụ việc trên, Peter bị coi là nghi phạm. Tại phiên xử cuối cùng, Peter và ba nghi phạm khác bị tuyên án và chịu hình phạt tử hình. Luật sư của ông đã khóc khi nghe tòa tuyên án. Bên công tố giữ nguyên nhận định về tội danh của Peter, bởi một sợi len của chiếc áo mà ông mặc hôm bị bắt được phát hiện trên chiếc xe của các hung thủ. Trong một thông báo sau đó của cảnh sát, Peter đã tự nguyện gia nhập nhóm tội phạm trên.
Peter là người bị Garda, cơ quan điều tra Ireland, chú ý từ lâu, vì ông từng tham gia Lực lượng vũ trang cộng hòa Ireland (IRA), một tổ chức cực đoan, và từng bị bắt khi mới hơn 20 tuổi.
“Không gì có thể sánh nổi với những điều xảy ra tại nhà giam tử tù”, Peter nhớ lại. Ông bị giam biệt lập 23 tiếng mỗi ngày trong hàng tháng trời. Gian xà lim chật chội, thiếu ánh sáng và chỉ có một cái bô nhựa thay cho nhà vệ sinh. Hàng ngày, ông phải nghe cai ngục nói về viễn cảnh bị treo cổ.
“Khi ở trong tù, tôi nhận ra rằng tôi vẫn là tôi. Họ không thể giam cầm tư tưởng, tâm hồn và trái tim tôi. Tôi tự hứa với lòng mình rằng sẽ sống trong tù theo cách đàng hoàng nhất có thể”, Peter chia sẻ. “Nỗi sợ lớn nhất của tôi không phải là cái chết mà là chết khi nhân phẩm bị vẩn đục. Tôi không muốn mình cúi đầu trước cai ngục”.
Tháng 6/1981, hai tuần trước ngày hành quyết, trưởng ngục nói với Peter, ông được giảm án từ tử hình xuống mức 40 năm tù. Như một phản ứng tự nhiên, Peter cảm thấy nhẹ nhõm, nhưng ngay sau đó là nỗi tuyệt vọng. “Tôi không thể đối diệ với án tù 40 năm mà không có cơ hội đấu tranh. Tôi nghĩ thà người ta giết tôi còn hơn. Nhưng niềm kiêu hãnh trong tôi không cho phép bản thân làm điều đó. Tôi sẽ sống để chứng minh mình vô tội”, Peter nói.
Peter đã kiên trì theo đuổi con đường tự minh oan đầy chông gai. Ảnh: Irishexaminer.
Trong suốt thời gian thụ án, Peter lật lại từng ngóc ngách trong vụ án mà ông vướng phải. Một người bạn của ông in lại sách luật từ thư viện một trường đại học địa phương, gửi vào tù để ông nghiên cứu. Peter gửi đi tổng cộng 600 bức thư cho các luật sư, nhà báo, chính trị gia và giáo sĩ để cung cấp thông tin có thể biện hộ cho vụ án.
Vụ án oan của Peter chỉ đi đến hồi kết khi hai trong ba hung thủ của vụ án, Colm O’Shea và Patrick McCann, khẳng định ông không phải là thành viên của băng nhóm. Peter được trả tự do năm 1995.
Peter rất khó khăn sau khi ra tù. Ông không có tiền và thậm chí không thể tìm được một công việc. Những ngày đó, Peter cũng không nhận được một đề nghị bồi thường nào của chính phủ. Ông càng không thể kiếm được một luật sư cao cấp nào chịu theo đuổi vụ án đền bù với mình.
“Phải mất một thời gian dài tôi mới cảm thấy thoải mái với mọi người xung quanh. Người ta hỏi tôi về những gì đã xảy ra, nhưng tôi không muốn nói về điều đó. Họ cũng sẽ chẳng bao giờ hiểu được. Thế giới đã thay đổi rất nhiều trong suốt 15 năm”, Peter tâm sự. Chính Sunny là người thuyết phục Peter trải lòng mình và xuất bản cuốn hồi ký “About Time” (tạm dịch: Ngày ấy), chia sẻ những ký ức đau đớn trong tù.
Theo VNE
Khơi dòng vốn tư nhân
Trong nỗ lực tìm nguồn lực cho phát triển và thực hiện Mục tiêu thiên niên kỷ, Liên hợp quốc (LHQ) đã kêu gọi các nước thành viên cần tập trung tìm kiếm nguồn tài chính tư nhân, thúc đẩy thương mại quốc tế để duy trì tăng trưởng và phát triển bền vững.
Mục tiêu xóa đói giảm nghèo ở châu Phi đang rất cần những người đầu tư
Phát biểu khai mạc Đối thoại cấp cao về tài chính cho phát triển, Chủ tịch Đại hội đồng LHQ khóa 68, ông J. Ashe đã kêu gọi cộng đồng quốc tế cần gia tăng nỗ lực huy động các nguồn tài chính, đặc biệt là các nguồn tài chính tư nhân, nhằm đạt được các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ tới năm 2015 (MDGs), đặt nền móng cho chương trình phát triển sau đó.
Không phải ngẫu nhiên mà ông J. Ashe kêu gọi như vậy. Nhiều thập kỷ qua, ở các nước đang phát triển, nguồn viện trợ ODA có vai trò sống còn đối với tăng trưởng và tiến độ thực hiện Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Thế nhưng, theo Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), nguồn vốn ODA từ các nước phát triển đã giảm 4% trong năm ngoái do nhiều quốc gia cắt giảm ngân sách vì ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu.
Các con số thống kê cho thấy trong năm 2012, viện trợ ODA từ các nước thành viên của câu lạc bộ các nước giàu có thuộc Ủy ban Hỗ trợ phát triển (DAC) của OECD đạt 125,7 tỷ USD, chiếm 0,29% tổng thu nhập quốc dân (GNI) của những nước này cộng lại, thấp hơn nhiều so với mục tiêu mà LHQ đề ra là 0,7%. Đây là năm thứ 2 liên tiếp tổng nguồn viện trợ suy giảm. Nhiều nước trong Liên minh châu Âu trước đây là những nhà tài trợ lớn nhưng nay đã cắt giảm mạnh viện trợ như Italy, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Ireland.
Xu hướng này đương nhiên tác động tiêu cực đến các nước đang phát triển, buộc người ta phải tính đến nguồn bù đắp lại sự sụt giảm này. Chính vì thế trong báo cáo do Vụ kinh tế và các vấn đề xã hội LHQ (DESA) công bố vào tháng 7 vừa qua, LHQ đã đề xuất một loạt các cơ chế tài chính nhằm đạt mục tiêu huy động khoảng 400 tỷ USD hàng năm cho nhu cầu phát triển trong tình hình nguồn vốn ODA đang suy giảm do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Trong bối cảnh đó, nguồn vốn tư nhân sẽ là sự thay thế cần thiết. Theo các chuyên gia tài chính, thị trường vốn quốc tế rất lớn và còn khá dồi dào. Tuy nhiên, tiếp cận với nguồn vốn này thế nào lại không dễ dàng. Các nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng đầu tư dài hạn. Vì thế, họ luôn đánh giá cao các doanh nghiệp minh bạch thông tin bao gồm cả tin tốt và tin xấu để nhà đầu tư có những quyết định và ước định được rủi ro khi tham gia đầu tư.
Muốn tạo được niềm tin, các doanh nghiệp không có cách nào khác là phải chứng minh được giá trị và uy tín của mình. Theo các chuyên gia kinh tế, để thành công khi huy động vốn từ thị trường quốc tế, các doanh nghiệp cần phải có trách nhiệm về thông tin công bố, báo cáo kế hoạch kinh doanh, tái cơ cấu tài chính, nhân sự, dự án để đảm bảo tính khả thi và hiệu quả cao, phải trao đổi thường xuyên với nhà đầu tư nước ngoài để họ nắm bắt, hiểu rõ doanh nghiệp, từng bước xây dựng niềm tin.
Nói tóm lại, công đoạn mà các nước muốn vay tiền cần thực hiện phải được sắp xếp theo cách mà nhà đầu tư quốc tế nhìn nhận là minh bạch, phù hợp với nhà đầu tư tại thị trường mình cần huy động vốn. Chỉ có vậy thì dòng đầu tư tư nhân mới chịu chảy.
Theo ANTD
Lyubov Orlova- con tàu du lịch ma đã hoàn toàn biến mất Một con tàu du lịch bị bỏ rơi, có thể đã bị chìm sâu dưới đáy biển sau hàng tháng lênh đênh trên Bắc Đại Tây Dương... Con tàu Lyubov Orlova dài 100m của Nga, được hạ thủy năm 1976 và thường được thuê trong nhiều cuộc du hành đến các vùng cực. Cuộc đời của con tàu này có quá nhiều thăng...