Cặp vợ chồng tìm thấy xác ướp “người băng” trên dãy Anpơ và những bí ẩn không lời giải đáp
Chỉ từ những cây rêu, các nhà khoa học đã vẽ lại hành trình cuối cùng đầy phiêu lưu của xác ướp người băng nổi tiếng trên dãy Alps 5.300 năm trước.
“Người băng tzi”, một người đàn ông bị thương, có thể từng bị săn lùng, đã dành những ngày cuối cùng của mình di chuyển trên dãy núi Anpơ cho đến khi bị bắn tên vào lưng. Khoảng 5.300 năm sau, các nhà khảo cổ vẫn đang cố gắng làm sáng tỏ bí ẩn về cái chết của ông ta. Giờ đây, các nhà khoa học đã phân tích những cây rêu còn sót lại tại địa điểm người băng bị giết hại và phát hiện nhiều chi tiết về chuyến leo núi cuối cùng này.
Người băng tzi được tìm thấy vào năm 1991 khi một cặp vợ chồng đang đi bộ trên dãy Anpơ đã phát hiện ra xác ướp tự nhiên gần biên giới giữa Italy và Áo. Sau đó, các nhà khoa học đã đếm được hơn 60 hình xăm trên da của tzi và nhận thấy anh mặc chiếc áo khoác da được làm từ da cừu và dê. Gần đây, họ còn tìm thấy phần dạ dày đã mất của anh ta. Từ đó, họ biết được tzi đã bị sát hại chỉ một giờ sau khi ăn. Bữa ăn gồm có thịt nai, dê rừng khô và lúa mì einkorn. Họ chỉ ra người đàn ông khoảng 40 tuổi có khả năng bị đau bụng khi chết và bàn tay phải bị thương nặng, đứt xương giữa ngón cái và ngón trỏ.
Xác ướp người băng tzi được tìm thấy trên dãy núi Anpơ.
Cho đến nay, các nhà khoa học đã ghi nhận ít nhất 75 loại bryophytes, một họ thực vật chứa rêu và cỏ gan trong và xung quanh xác ướp của tzi. Giờ đây, những loại cây trên đang tiết lộ khoảnh khắc cuối cùng của người băng một cách chi tiết hơn. Chúng cũng khẳng định lại quan niệm là những ngày cuối cùng của ông ta rất sôi nổi, dữ dội.
Trong một phân tích được công bố trên tạp chí PLOS ONE, các nhà nghiên cứu cho biết khoảng 70% các bryophytes được tìm thấy ở chỗ xác ướp không phải là cây bản địa. Phần nhiều trong số này có nguồn gốc từ khu vực có độ cao thấp hơn, ở phía nam Anpơ. Bằng cách xác định xem tại sao những hài cốt thực vật ấy lại xuất hiện quanh xác chết tzi trên đèo Tisen, ở độ cao hơn 3.200m, các nhà khoa học đã dựng lại được một phần câu chuyện về hành trình cuối cùng của anh ta. Đó là một cuộc leo trèo tới lui hỗn loạn ở độ cao hàng ngàn mét trong hai ngày.
Bí ẩn về các loài rêu bên trong xác ướp
James Dickson, một giáo sư khảo cổ học đã nghỉ hưu tại ĐH Glasgow (Anh) và người đứng đầu nghiên cứu mới đã tìm hiểu về tzi từ năm 1994, khi ông nhận được các mẫu hài cốt hữu cơ được khai quật từ địa điểm tìm thấy xác ướp. Ngay lập tức nhà khoa học này bị hút hút bởi loài rêu phẳng neckera. Đây là loài rêu được sử dụng để trám tàu thuyền và nhà gỗ ghép.
Xác ướp bí ẩn thách thức các nhà khoa học.
Rêu phẳng neckera được tìm thấy với số lượng tương đối lớn tại địa điểm đó, mắc kẹt trong quần áo của tzi. Rêu có thể là một phần công cụ của tzi mặc dù người ta vẫn chưa biết mục đích của nó là gì. Có phải nó được dùng để cách nhiệt? Hoặc dùng như giấy vệ sinh? Nhưng dù như thế nào thì loài thực vật chỉ sống ở nơi có độ cao thấp hơn lại xuất hiện ở đây cũng giúp các nhà nghiên cứu lập được bản đồ về hành trình cuối cùng của tzi.
Video đang HOT
Nhà nhân chủng học Albert Zink, người đứng đầu nghiên cứu về người băng tzi tại Viện Nghiên cứu Xác ướp Eurac Research ở Bolzano, Italy cho biết: “Đây là một tình huống khá bất thường khi thấy người này bị giết ở dãy Anpơ. Không ai có thể giải thích lý do tại sao anh ta lại ở đó”.
Đường tiêu hóa của tzi không chỉ chứa thức ăn mà còn cả phấn hoa từ môi trường anh ta ăn bữa cuối cùng. Điều này cung cấp một bản đồ mơ hồ cho hành trình cuối cùng của anh ta trong nghiên cứu trước đây của nhà khảo cổ Klaus Oeggl đến từ ĐH Innsbruck ở Úc.
Những vật dụng được tìm thấy trên người tzi.
Các mẫu từ trực tràng của tzi và phần dưới đại tràng cho thấy phần thực phẩm được tiêu hóa lâu nhất trong đường tiêu hóa có dấu vết của hạt thông và phấn hoa. Nó cho thấy tzi đã ở trong một khu rừng có độ cao hơn 2.400m khoảng 33h trước khi chết. Nhưng giữa ruột kết của người băng lại chứa phấn hoa cây trăn hublong và những cây khác chỉ mọc trong rừng có độ cao thấp hơn. Như vậy, tzi phải ở nơi có độ cao hơn 1.200m hoặc có lẽ là ở đáy một thung lũng trong khoảng thời gian 9-12h trước khi chết. Theo các bằng chứng phấn hoa, tzi sau đó lại leo lên, ăn bữa cuối cùng trong một khu rừng lá kim trước khi leo lên đèo Tisen, nơi anh ta tử vong.
Tuy nhiên, không hoàn toàn rõ lần xuống dốc cuối cùng của tzi là phía nam (tức Italy ngày nay) hay phía bắc (nước Áo ngày nay). Chỉ có một vài con đường có thể đến địa điểm tử vong cuối cùng.
Truy tìm dấu vết các loài rêu
Trong nghiên cứu mới, nhóm các nhà khoa học quốc tế của James Dickson đã rút ra từ các chuyến khảo sát thực vật rộng lớn tại khu vực và lập bản đồ phân bố tất cả các loài rêu và cỏ gan được xác định trong đường tiêu hóa của tzi và trong lớp trầm tích quanh thi thể. Sự phân bố của những loài thực vật này trên dãy Anpơ từ 5.000 năm trước khá giống với ngày nay.
Dãy núi Anpơ hùng vĩ.
Khoảng 70% các loài bryophyte được tìm thấy trong và quanh hài cốt tzi không phát triển tại khu vực băng tuyết bắt đầu từ độ cao hơn 3.000 mét trở lên trên dãy Anpơ. Có thể một số loài đã được con người hoặc động vật đưa đến gần thi thể của tzi. Nhưng các nhà nghiên cứu tuyên bố có một số loài rêu mọc ở rất thấp và chỉ có thể do chính người băng mang đến. “Khoảng cách rất xa nên không có lời giải thích nào khác”, ông James nói.
Một số loại rêu ở nơi tìm thấy thi thể tzi phát triển mạnh tại Schalstal, hẻm núi phía nam Italy, và chúng không xuất hiện ở bất cứ thung lũng phía bắc nào gần đó. Do đó, bản đồ mà nhóm ông James lập ra cho rằng tzi đã trèo xuống Schalstal trong hành trình cuối cùng của mình trước khi leo lên đỉnh đèo Tisen. Người băng có thể đã bứt rêu trong hẻm núi, tích trữ trong hộp dụng cụ của mình hoặc dùng chúng để bọc thức ăn, băng bó vết thương. Trong khi đi xuống, tzi có thể đã xuống tận đáy thung lũng Vinschgau ở độ cao hơn 700m. Tại đây, anh ta có thể đã thu thập rêu bogmoss. James suy đoán rằng tzi có lẽ biết về đặc tính khử trùng của bogmoss nên dùng nó để băng vết thương sâu ở tay.
Chân dung người băng tzi được phục hồi bằng tượng sáp.
Tất cả những phát hiện trên đều phù hợp với bức tranh chung về người băng cho tới nay. Hầu hết các kết nối của tzi đều ở phía nam. Nhiều bằng chứng trước đó cho thấy anh ta lớn lên ở phía nam dãy Anpơ và sống vài tháng cuối đời tại khu vực đó.
Ursula Wierer, một nhà khảo cổ học đến từ Florence, Italy nói rằng “có rất nhiều bằng chứng cho thấy người băng sống ở phía nam dãy Anpơ và anh ta đã leo đến nơi anh ta chết từ sườn bên kia của Anpơ”.
Các loài Bryophytes như rêu và cỏ gan chỉ có thể được nghiên cứu trong những môi trường bảo tồn đặc biệt, chẳng hạn như đầm lầy kỵ khí hoặc một ngọn núi băng giá như trường hợp của tzi. Người băng tzi được giới khảo cổ xem là trường hợp phi thường khi cuộc sống trong quá khứ được tái tạo lại thông qua rêu phong và phấn hoa. Tuy nhiên, đó chỉ là một trong số những bí ẩn về xác ướp người băng tzi mà khoa học tìm thấy được. Cho đến nay, đây vẫn là một trong những xác ướp nổi tiếng và bí ẩn nhất mọi thời đại.
Bản đồ - đường dẫn tới tri thức
Ngày nay, chúng ta biết và đến được mọi nơi trên Trái đất nhờ bản đồ. Điều này cho thấy bản đồ thật hữu hiệu, quý giá và chính là một con đường dẫn tới tri thức.
Bản đồ Babylonia.
Bản đồ thế giới cổ nhất thuộc về đế chế Babylon, còn gọi là Imago Mundi. Nó đã ra đời vào thế kỷ thứ VII trước Công Nguyên (cách đây hơn 2.600 năm) và được khắc trên một phiến đất nung, tìm thấy tại thành phố Sippar, miền Nam Iraq. Bản đồ này miêu tả những ghi nhận của người xưa về thế giới, trong đó có cả vũ trụ quan thần thánh với việc khắc họa 18 thần thú đứng canh ở các hướng.
Bản đồ các lục địa và đại dương năm1700 của Edward Wells.
Lâu đời thứ hai có lẽ là bản đồ Tabula Peutingeriana xuất hiện vào thế kỷ IV sau Công Nguyên, và được chép lại vào thế kỷ XIII tại Colmar - Pháp. Bản đồ này phản ánh hệ thống đường xá phức tạp của đế chế La Mã trải dài khắp hành tinh, gồm châu Âu, Bắc Phi, Trung Đông, Ba Tư và Ấn Độ. Do được vẽ bằng mực trên giấy da, nên nó rất sặc sỡ, hấp dẫn, chưa kể tới kích cỡ ấn tượng, dài 6,75 mét, cao 0,34 mét. Nội dung giới thiệu 555 thành phố, 3.500 địa danh, gồm các núi non, sông ngòi và hải đảo.
Bản đồ Low Countries Leo Belgicus của Hondius & Gerritsz, 1630.
Lâu đời thứ ba là bản đồ của Ptolemy, do nhà thiên văn - địa lý - toán học người La Mã soạn ra năm 150 trước Công Nguyên tại thành phố hiện giờ là Alexandria của Ai Cập. Bản đồ này thể hiện nhiều vùng đất của Âu châu Âu, Á châu, Phi châu và xác nhận châu Âu chỉ là 1/4 mảnh đất của địa cầu. Tấm bản đồ này cũng gần gũi với chúng ta hơn vì đã miêu tả thế giới khá chi tiết và dùng tới kinh độ, vĩ độ.
Bản đồ thế giới của Philippus Eckebrecht, 1630.
Đặc biệt vào năm 1587, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, đã có bản đồ cho thấy Trái đất hình cầu và gồm 60 mảnh giấy. Khi ghép các mảnh giấy lại sẽ tạo thành một quả địa cầu trên bàn học hôm nay. Đó là bản đồ thế giới của Urbano Monte, và trong suốt 430 năm qua đã được các nhà hàng hải chắp ghép thành một tập Atlas lớn giúp du khảo. Nó đặc tả Trái đất có hình tròn, và Bắc Cực nằm ở chính giữa với các đường kinh tuyến tỏa lan từ đó. Điều đặc biệt là, bản đồ được mô tả như được nhìn trực diện như từ không gian, một phương pháp mà đến thế kỷ XX mới áp dụng nổi.
Bản đồ châu Phi năm 1584 của Abraham Orteliu.
Từ bản đồ Trái đất hình tròn tiên phong này, lần lượt những bản đồ cụ thể đầu tiên khác cũng ra đời. Như bản đồ châu Phi của Abraham Ortelius vẽ năm 1584. Bản đồ Nam Mỹ của Linschoten (1596). Bản đồ Bắc Cực của Gerard Mercator (1606). Bản đồ Các lục địa và đại dương của Edward Wells (1700). Bản đồ Độ cao núi sông của William Darton và W. R. Gardner (1823)...
Bản đồ Nam Mỹ năm 1596 của Linschoten.
Rùa xanh mắc vào lưới đánh cá, bài tiết ra toàn rác thải của con người Một con rùa xanh (tên khoa học là Chelonia mydas) mới đây đã mắc vào lưới đánh cá của ông Roberto Ubieta, một ngư dân ở San Clemente del Tuyú, Argentina. Ông Ubieta đã được Quỹ Marino Mundo huấn luyện cách giúp đỡ các sinh vật biển lọt vào lưới đánh cá, vì thế ông đã đưa con rùa này đến trung tâm...