Cặp vợ chồng quyền lực nhất TQ kỉ niệm 30 năm ngày cưới
Ông Tập Cận Bình và phu nhân kết hôn vào ngày 1.9.1987.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân Bành Lệ Viện
Cặp vợ chồng quyền lực nhất Trung Quốc – Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân Bành Lệ Viện -kỉ niệm ngày cưới lần thứ 30 của họ vào hôm qua 1.9.
Họ kết hôn ngày 1.9.1987 tại Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, khi ông Tập đang là phó chủ tịch ủy ban nhân dân của một thành phố ven biển.
Bà Bành, người kém ông Tập 10 tuổi, là một ca sĩ quân đội hát nhạc dân gian nổi tiếng khi họ gặp nhau. Lúc đó, bà Bành còn nổi tiếng hơn ông Tập. Bà đã đi từ Bắc Kinh đến Hạ Môn để tiến hành lễ cưới với ông, theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng.
Theo Thời báo Hoàn cầu năm 2012, nhiều đồng nghiệp của ông Tập không hề biết vợ của ông là ai cho đến ngày cưới và họ rất ngạc nhiên khi thấy một ca sĩ nổi tiếng trong bữa tiệc.
“Tại sao cô ấy lại đến đây?”, một thư ký chính phủ từng hỏi ông Tập khi họ bắt tay nhau tại lễ cưới. “Cô ấy là người tôi yêu”, ông Tập trả lời.
Bà Bành Lệ Viện và ông Tập Cận Bình trong bức ảnh chụp tháng 9.1989
Video đang HOT
Lúc đó, ông Tập kết hôn lần thứ hai. Ông từng là chồng của Ke Lingling, con gái của một nhà ngoại giao Trung Quốc, trong ba năm trước khi ly dị.
Từ khi ông Tập nắm giữ chức vụ Chủ tịch Trung Quốc vào năm 2013, bà Bành đã trở thành đệ nhất phu nhân đầu tiên xuất hiện trước công chúng từ sau vợ của Mao Trạch Đông – bà Giang Thanh. Bà Bành được coi là người nắm giữ quyền lực mềm của Trung Quốc, với phong cách thanh lịch, tiếng Anh thành thạo và thường xuyên vận động cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
Truyền thông Trung Quốc thường xuyên nhấn mạnh tình yêu bền bỉ của ông Tập và bà Bành, chụp ảnh họ nắm tay và đăng tải câu chuyện tình yêu của hai người.
Vào ngày Valentine năm 2015, tờ Nhân dân Nhật báo đăng một bài viết lên mạng xã hội có tựa đề “Em là người duy nhất trong mắt anh từ giờ trở đi”, thể hiện sự ngưỡng mộ cuộc hôn nhân của họ.
Theo Danviet
Kệ tư vấn, Đệ nhất phu nhân TQ mặc theo kiểu này gặp Trump
Bất chấp lời khuyên của các chuyên gia thời trang, bà Bành Lệ Viện vẫn chọn một bộ trang phục truyền thống của Trung Quốc.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cùng phu nhân dự bữa tối cùng vợ chồng Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 6.4
Trong bữa tối cùng vợ chồng Tổng thống Mỹ Donald Trump tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago, Florida, Đệ nhất phu nhân Trung Quốc, bà Bành Lệ Viện, đã mặc xường xám truyền thống.
Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng đã phân tích về thông điệp của bà khi chọn bộ trang phục này, bất chấp lời khuyên nên mặc trang phục hiện đại của các chuyên gia thời trang.
Bà Bành được biết là người rất yêu thích các thiết kế và họa tiết truyền thống của Trung Quốc. Đệ nhất phu nhân Trung Quốc đã chọn trang phục làm nổi bật nguồn gốc văn hoá Trung Quốc trong bữa tối hôm thứ 5. Để so sánh, Đệ nhất phu nhân Mỹ, bà Melania Trump, một cựu người mẫu, đã chọn một chiếc váy đỏ đơn giản, dài qua đầu gối.
Báo chí Mỹ giải thích sự lựa chọn màu sắc của bà Melania. Màu đỏ tượng trưng cho hạnh phúc và may mắn ở Trung Quốc, theo tạp chí Vogue. Và việc mặc trang phục màu đỏ được coi như là một sự tán thành khen ngợi có chủ ý văn hoá Trung Quốc.
Bà Bành mặc xường xám Trung Quốc trong khi bà Trump mặc trang phục hiện đại
Zhang Jing, biên tập viên thời trang của tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, nhận xét bà Bành trông quyến rũ và sử dụng phụ kiện tốt: chiếc ví cầm tay và khăn quàng màu tối.
"Xường xám màu tối của bà Bành là rất truyền thống, nữ tính và rất Trung Quốc. Với chi tiết thêu hoa và khăn nhung màu mận, bộ trang phục này có sự quyến rũ riêng. Tuy nhiên nó mang tính truyền thống nhiều hơn là phong cách hiện đại của Melania", cô nói.
Trước cuộc gặp mặt, Zhang cho rằng bà Bành nên tránh mặc xường xám vì chúng quá truyền thống. Nhà thiết kế thời trang Hồng Kông William Tang cũng khuyên bà nên chọn một bộ váy đơn giản, không có quá nhiều chi tiết thừa thãi.
Nhiều chuyên gia cho rằng bà Bành có ẩn ý riêng khi chọn xường xám
Nhà thiết kế thời trang Trung Quốc Grace Chen, người có mối quan hệ gần gũi với tầng lớp doanh nhân và chính trị, cũng đồng ý rằng phong cách hiện đại sẽ thích hợp hơn với một buổi gặp mặt ngoại giao chính thức.
Chen nói: "Bạn có thể chịu ảnh hưởng của Trung Quốc, nhưng một phong cách hiện đại cho thấy thái độ cởi mở và đón nhận nền văn hoá khác nhiều hơn.
"Đây là nước Mỹ, vì vậy bạn không cần phải quá căng thẳng. Bạn có thể có phong thái thoải mái hơn. Tôi nghĩ rằng thái độ đó là điều người Mỹ sẽ đánh giá cao", cô nói.
Bà Bành đã thể hiện những yếu tố truyền thống của Trung Quốc tại cuộc gặp ở Mar-a-Largo trong khi tại những sự kiện khác, trang phục của bà thường hiện đại hơn. Khi bà Bành và chồng tham dự bữa tối ở Nhà Trắng với cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama và phu nhân năm 2015, bà mặc một bộ váy lụa lộng lẫy.
Bà Bành Lệ Viện được biết là người rất yêu thích các thiết kế và họa tiết truyền thống của Trung Quốc
"Bà ấy rất am hiểu về máy ảnh, nhưng cũng rất ý thức về việc mặc thương hiệu sang trọng của phương Tây sẽ khiến bà và ông Tập rơi vào sự soi mói của công chúng vì những chính sách nghiêm khắc của ông Tập với giới tinh hoa Trung Quốc.
"Đệ nhất phu nhân ở phương Tây không phải đối mặt với vấn đề này và thường xuyên mặc những thương hiệu thời trang đắt tiền nhất", Zhang nói.
Tuy nhiên, Zhang nói rằng thời trang của Đệ nhất phu nhân Trung Quốc là một hình thức quyền lực mềm có ảnh hưởng, luôn thu hút sự chú ý của truyền thông và công chúng.
"Phong cách rất tinh tế và lịch lãm của bà Bành là biểu hiện quyền lực mềm của một Trung Quốc mới - một quyền lực thế giới đang nổi lên, cố gắng thể hiện bộ mặt thân thiện hơn trong quan hệ công chúng dưới sự theo dõi của toàn thế giới".
Theo Danviet
Đệ nhất phu nhân Trung Quốc được kỳ vọng làm dịu cuộc gặp Trump - Tập Bà Bành Lệ Viện được cho là sẽ làm dịu mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ trong cuộc gặp đầu tiên giữa ông Tập Cận Bình và Donald Trump. Bà Bành Lệ Viện cùng ông Tập Cận Bình trong chuyến thăm Serbia vào tháng 6/2016. Ảnh: Reuters Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump...