Cặp vợ chồng nghèo nuôi 3 người con nhiễm chất độc da cam: ‘Sẽ không bỏ cuộc!’
Vợ chồng bà Lại Thị Yến (54 tuổi) và ông Huỳnh Văn Tám Em (57 tuổi) khiến nhiều người nể phục bởi nghị lực vượt qua khó khăn để nuôi 3 người con bị nhiễm chất độc da cam.
Đồng cam cộng khổ
Đến P.Long Hưng, Q.Ô Môn, TP.Cần Thơ, hỏi thăm vợ chồng bà Yến và ông Em, hầu hết ai cũng biết. Theo bà con ở đây, gia đình bà Yến rơi vào cảnh ngặt nghèo nhưng nghị lực vươn lên để nuôi 3 người con bị nhiễm chất độc da cam thì ít ai bằng.
Bà Yến xúc động khi nói về hoàn cảnh gia đình. Ảnh THANH DUY
Bà Yến quê ở Thái Bình. Vì nhà nghèo, mới 2 tuổi, hoàn cảnh đã đẩy đưa bà trôi dạt xuống tận Cà Mau sinh sống cùng người bác ruột. Tuổi thơ cơ hàn, bà quanh quẩn với công việc đốn tràm, bắt cá mưu sinh.
Năm 17 tuổi, bà Yến gặp ông Em ở miệt đất Mũi. Khi đó, ông Em cũng phận làm thuê, đi theo máy suốt lúa lưu động đó đây. Ông cảm mến bà bởi sự giỏi giang, đôn hậu. Bà thương ông vì chịu khó làm ăn, tính hiền như đất. Vậy là hai người kết duyên.
Bà Yến chăm sóc cho người con bị khuyết tật ở chân. Ảnh THANH DUY
Ngày ông bà về một nhà không trầu cau dạm hỏi, không đám tiệc rình rang cũng chẳng có mặt họ hàng chúc phúc. “Tủi thân nhiều lắm nhưng cả 2 động viên nhau cố gắng làm ăn với niềm tin rồi hai mảnh khuyết sẽ thành tròn. Hai bàn tay trắng đi lên từ sự nghèo khổ, nếu chịu làm lụng thì khó khăn cũng chỉ là thử thách”, bà Yến bộc bạch.
Không buông xuôi số phận
Sau một năm chung sống, ông bà đón tin mừng có đứa con đầu lòng. Nhưng rồi niềm vui ấy không trọn vẹn. Bác sĩ báo tin dữ đứa trẻ nhiễm chất độc da cam. Rồi những cú sốc tinh thần bồi thêm sau đó khi lần lượt đứa con thứ hai, thứ ba ra đời cũng lặp lại cảnh ngộ tương tự.
Mùa dịch, bà Yến lượm ve chai mưu sinh. Ảnh THANH DUY
Từ khi có 3 người con khuyết tật, cuộc sống của đôi vợ chồng nghèo gặp nhiều trắc trở. Nhưng điều đáng trân quý mỗi khi rơi vào kiệt quệ, ông bà lại càng nỗ lực bươn chải nhiều hơn để vươn lên nghịch cảnh. Vòng tuần hoàn kiếm tiền rồi đi chữa trị cho con, cứ thế diễn ra năm này sang năm khác.
Hành trình mưu sinh của ông bà rất vất vả với chuỗi ngày tha phương cầu thực quanh năm suốt tháng ở Đắk Lắk, Đồng Nai, TP.HCM, Kiên Giang, Cà Mau, Bình Thuận. Ai thuê gì làm đó, từ đi làm hồ, rửa chén thuê, hái cà phê, nhổ khoai mì, làm đường, làm cỏ, đào đất, nuôi heo rừng, nuôi gà…
“Đi làm ăn ở đâu vợ chồng cũng có nhau. Ổng là chỗ dựa tinh thần của tôi, còn tôi đối với ổng cũng như vậy. Chúng tôi phải là nơi nương tựa thật vững chắc cho những đứa con có số phận kém may mắn của mình”, ông Em tâm sự.
Video đang HOT
Vợ chồng bà Yến ai thuê gì làm đó để nuôi các con bị nhiễm chất độc da cam. Ảnh THANH DUY
Ba đứa con của ông bà, ai cũng hay đổ bệnh bất ngờ, dù mỗi người bị ảnh hưởng chất độc da cam ở mức độ nặng, nhẹ khác nhau. Tuy ông bà đã cố gắng chạy vạy khắp nơi để kiếm tiền lọc máu cho con, nhưng mới đây, người con gái duy nhất đã không chống chọi nổi căn bệnh nghiệt ngã, vợ chồng già đau đớn tột cùng.
Hiện bà Yến và ông Em sống cùng hai người con trai là anh Huỳnh Minh Trung (28 tuổi) và anh Huỳnh Minh Phương (26 tuổi). Anh Phương cơ thể lành lặn nhưng bệnh tình triền miên. Anh Trung trước đây bị tật, chân trái co rút, muốn di chuyển phải lê, bò rất đáng thương. Nhờ tấm lòng của các nhà hảo tâm, anh Trung được phẫu thuật.
“Tình trạng phức tạp, cuộc phẫu thuật không khắc phục triệt để được. Dẫu sao, đôi chân khập khiễng, bước thấp bước cao của con cũng khiến chúng tôi vui lắm, vì tương lai của con ít nhiều đã được cải thiện”, bà Yến trải lòng.
Có việc làm, mừng rớt nước mắt
Trước dịch, ông bà làm công nhân môi trường thu gom rác sinh hoạt. Mới làm được ít tháng thì đại dịch Covid-19 bùng phát khiến ông bà điêu đứng vì mất việc. Từ đó, mỗi ngày, bà Yến đi phụ nhóm từ thiện phát nhu yếu phẩm, nấu cơm, cháo giúp người lao động khó khăn. Người dân thương tình cho bà thực phẩm để gia đình đắp đổi bữa ăn qua ngày.
Tiền làm thuê dành hết để mua thuốc cho cả gia đình. Ảnh THANH DUY
Gần 3 tháng qua, người dân địa phương cũng đã quen thuộc với hình ảnh bà Yến cùng chiếc xe đạp gắn chiếc rổ ở yên sau đi lượm ve chai. Nhưng hôm chúng tôi đến là một ngày không mấy khả quan, bà trở về với thành quả chỉ là vài chai nhựa trong chiếc rổ gần như trống rỗng.
Dẫu sao, trong một ngày kém may mắn, bà Yến vớt vát lại được niềm vui khi biết tin hồ sơ xin việc của bà và chồng đã được một công ty ở KCN Trà Nóc (Q.Bình Thuỷ, TP.Cần Thơ) nhận đi làm sau thời gian nghỉ dài vì dịch Covid-19. Điều đó khiến vợ chồng bà vô cùng phấn khởi, vì có tiền dự phòng chạy chữa cho con nếu bệnh tình của chúng bộc phát bất ngờ.
Ở tuổi cận kề 60, cuộc mưu sinh của đôi vợ chồng già càng khốn đốn vì vấn đề sức khỏe. Bà Yến bị tiểu đường, thêm chứng khô não. Ông Em hằng ngày nén cơn đau do căn bệnh xương khớp hoành hành. Nhưng xin được việc, ông bà mừng rớt nước mắt.
Ở tuổi U50, vợ chồng ông Em cố gắng làm việc để mong tương lai được sáng sủa hơn. Ảhh THANH DUY
“Còn gắng gượng được, vợ chồng tôi sẽ không bao giờ bỏ cuộc để chăm lo cho các con bị nhiễm chất độc da cam. Công việc vất vả thế nào cũng không lo, chỉ sợ dịch bệnh kéo dài, mất việc lần nữa thì chúng tôi không phải xoay xở thế nào”, ông Em bùi ngùi.
Con nhớ mẹ và em quá!
Dịch Covid-19 đã cướp đi mẹ và em gái của anh Vũ. Giờ đây, trong căn nhà chật hẹp, cha con anh Vũ nương tựa vào nhau, từng ngày bước qua nỗi đau.
Không đợi ba nhắc, đúng 10h30, Thiên Vũ xới 2 chén cơm, 1 tô canh, 1 dĩa cá rồi đặt lên bàn thờ cúng mẹ và em gái. Bị ảnh hưởng chất độc da cam (dioxin), cơ thể anh Vũ chỉ cao bằng một cậu học trò lớp 9 dù năm nay đã 45 tuổi. Anh đi đứng khó khăn, thính giác kém và nói năng không tròn tiếng.
Bước chân xiêu vẹo, người đàn ông cẩn thận đem từng món đặt lên bàn. Thắp một nén nhang, anh Vũ ngồi lặng bên hai hũ tro cốt, phía trên tường là di ảnh của mẹ và em gái treo cạnh nhau.
Chạm nhẹ vào hũ tro cốt, anh Vũ cất tiếng gọi:
Mẹ ơi, dậy đi mẹ! Maika ơi, dậy đi em! Dậy ăn cơm!
"Mẹ đi chút xíu mẹ về!"
Hành lang sâu và tối dẫn vào căn phòng của gia đình ông Phan Công Bình trong con hẻm trên đường Điện Biên Phủ (quận Bình Thạnh, TP.HCM). Căn phòng vỏn vẹn vài m2 là nơi trú ngụ nhiều năm nay của vợ chồng ông Bình và 2 người con.
Trung tuần tháng 8, tình hình dịch Covid-19 lây lan phức tạp, cả 4 thành viên trong gia đình ông Bình nhiễm bệnh. Vì tuổi cao, lại có bệnh nền, vợ chồng ông được đưa vào bệnh viện theo dõi và điều trị. Riêng hai người con thì được điều trị tại nhà.
Cả gia đình ông Bình bị mắc Covid-19, nhưng chỉ có 2 thành viên qua khỏi. Ảnh: Nguyễn Toàn.
Một tuần sau khi nhập viện, nhân viên y tế đem chiếc điện thoại của người vợ trao lại cho ông Bình giữ. "Cô y tá nói là vợ tôi đã khỏe rồi, nhưng chưa đi lại được, nhờ tôi giữ giùm điện thoại. Lúc đó, tôi có linh cảm không tốt. Đến khi khỏi bệnh, về tới nhà, tôi mới biết hôm đó là ngày cuối cùng của vợ tôi", ông Bình nghẹn ngào kể lại.
Lần nào mẹ cũng đi chút xíu rồi về, sao lần này không về mẹ ơi. Thiên Vũ
Ngày 27/8, trước khi qua đời, trong cơn mê man bà Lan đã cố gắng gọi cho chồng, để được nghe tiếng nhau lần cuối. Chuyện này được người em vợ của ông Bình kể lại, hôm đó bà nhận được hàng chục cuộc gọi của chị gái, với nguyện vọng có thể nói chuyện với chồng.
Bốn ngày sau khi người vợ qua đời, con gái ông Bình cũng không qua khỏi. Họ đều ra đi trong đơn độc, không thể gặp mặt người thân lần cuối.
Ngày trở về, căn phòng nhỏ chỉ còn hai người đàn ông, họ đã vượt qua bệnh tật nhưng nỗi buồn của chuỗi ngày phía trước như mối mọt gặm nhấm tâm trí từng ngày.
Sau khi đón tro cốt của mẹ và em gái trở về, đêm nào anh Vũ cũng khóc vì nhớ nhung. Ông Bình cũng không kiềm được cảm xúc, ông day dứt vì không thể gặp vợ và con gái lần cuối. Ảnh: Nguyễn Toàn.
Trước đây, mỗi tháng ông Bình thường chở vợ đi khám bệnh một lần. Trước khi rời khỏi nhà, bà thường dặn dò các con: "Mẹ đi chút xíu rồi mẹ về, Vũ ở nhà chơi với em!".
"Lần nào mẹ cũng đi chút xíu rồi về, sao lần này không về mẹ ơi", anh Vũ bật khóc. Ông bình quay mặt đi, lau vội giọt nước trên mắt.
Dìu nhau qua nỗi đau
Ông Bình vốn là một võ sư, nhiều năm trước khi gia đình gặp khó khăn, ông chuyển sang làm công việc chở than. Năm 2018, sau lần đột quỵ, sức khỏe ông không còn như trước. Trải qua nhiều tháng vật lý trị liệu, ông mới có thể đi đứng bình thường.
"Sau lần đó cuộc đời tôi thua trắng. Gia đình tôi kiệt quệ", ông Bình nói. Kể từ đó, cả nhà sống lay lắt, chủ yếu nhờ vào tiền hỗ trợ từ chính quyền địa phương và bà con hàng xóm.
Sau lần bị đột quỵ, sức khỏe của ông Bình yếu đi nhiều. Ảnh: Nguyễn Toàn.
Bà Trần Thị Ngọc Dung, sống trong hẻm 27 Điện Biên Phủ (quận Bình Thạnh), cho biết: "Từ sau khi vợ với con gái qua đời, hai cha con sống hiu quạnh, bà con lối xóm ai cũng thương. Nhà tôi dù khó khăn, cũng thường xuyên giúp đỡ họ".
Vũ nó nhất quyết không cho gửi tro cốt vào chùa. Ông Phan Công Bình
Di chứng từ Covid-19 khiến ông Bình thường xuyên đau xương khớp, dần chuyển sang thoát vị đĩa đệm. Hiện tại ông phải thường xuyên uống thuốc để giảm đau, việc di chuyển, hoạt động thường ngày rất khó khăn.
Dẫu vậy, người cha 70 tuổi vẫn cố gắng chăm lo cho đứa con trai 45 tuổi bệnh tật. Nhiều đêm ông suy nghĩ: "Ở tuổi này sống chết mong manh, lỡ một ngày nào đó tôi phải đi, ai sẽ chăm sóc thằng Vũ?".
Nhận thấy sức khỏe của ba ngày một yếu đi, gần đây anh Vũ đã biết phụ nấu cơm, rửa chén, phơi đồ. Anh cũng không đi đâu xa để luôn ở bên cạnh ba, bầu bạn. Có cháo ăn cháo, có rau ăn rau, hai cha con làm quen với cuộc sống không có bàn tay của người phụ nữ quán xuyến.
Ông Bình quán xuyến việc nội trợ, chăm lo cho con trai chậm phát triển. Ảnh: Nguyễn Toàn.
"Chừng 15 ngày nữa là đến 100 ngày bà nhà tôi. Nhưng mà Vũ nó nhất quyết không cho gửi tro cốt vào chùa. Nó muốn mẹ và em gái lúc nào cũng ở cạnh hai cha con", ông Bình kể.
Thương con nhiều đêm thức trắng vì nhớ mẹ, nhớ em, ông Bình bèn thay con viết một dòng chữ, rồi cẩn thận dán vào nơi trang trọng phía trên bàn thờ. Dòng chữ được viết nắn nót:
Con nhớ mẹ và em quá! Mẹ ơi!
Lại đổ xô săn cá 'khủng' ở đập thủy điện Trị An Lần thứ hai trong một tuần, người dân Đồng Nai đổ về chân đập thủy điện Trị An để bắt "cá khủng" như tra dầu, lăng, mè, leo... khi nhà máy đóng đập xả lũ. Chiều 3/11, Nhà máy thủy điện Trị An đóng đập xả tràn sau 5 ngày xả lũ. Đây là đợt xả lũ thứ hai trong năm nay, trước...