Cặp vợ chồng miền Tây cất nhà ‘nuôi’ người chạy thận
Chồng lái xe cuốc, xe cẩu thi công công trình, vợ bán tạp hóa. Tiền kiếm được, họ dành dụm cất nhà cho những người chạy thận, ‘bao’ ăn ở.
Chị Hồng hỏi han, chăm sóc người chạy thận – Ảnh: CHÍ CÔNG
“Ở đây mọi người như gia đình, thương yêu, giúp đỡ nhau. Chúng tôi được lo ăn ở và chở đi chạy thận miễn phí. Vợ chồng cháu Hiền nhiều khi còn cho tiền. Ơn nghĩa này tui không biết sao đền đáp” – cụ Vàng, bệnh nhân chạy thận đã 12 năm, trải lòng.
Cụ ông Phạm Văn Vàng (83 tuổi, huyện Mang Thít, Vĩnh Long) là một trong hơn 20 bệnh nhân chạy thận, hiện đang nương nhờ mái ấm của anh Trần Văn Hiền (47 tuổi) và chị Nguyễn Thị Kim Hồng (43 tuổi) ở thị xã Bình Minh, Vĩnh Long.
Nếu vì sợ đàm tiếu lo chuyện bao đồng mà dừng việc thiện thì thiệt thòi nhất vẫn là người bệnh. Tính toán chi, bà con vui thì mình cũng vui mà.Chị Nguyễn Thị Kim Hồng
Chăm lo cho… người dưng
Đều đặn mỗi sáng, chị Nguyễn Thị Kim Hồng đều tạt ngang khu chợ gần nhà để mua đồ ăn cho người chạy thận. Ngay khi thấy chị bước đến cổng chợ, các tiểu thương đã gọi nhau í ới, hùn bó rau, miếng thịt, con cá để cải thiện thêm bữa ăn cho người chạy thận.
“Hồi đầu đi chợ, mọi người hay thắc mắc là nhà có mấy người mà sao mua nhiều đồ ăn vậy. Sau này hiểu được việc thiện mình làm nên mọi người cứ giúp đỡ, hùn hạp thêm” – chị Hồng chia sẻ.
Đi chợ xong, chị Hồng tức tốc về chỗ ở của những người chạy thận để đưa thức ăn. Đó là khu nhà tiền chế cất trên diện tích khoảng 200m 2 , được chia làm 4 phòng với khoảng 40 giường gồm 3 phòng cho người chạy thận, thân nhân và 1 phòng cho người neo đơn. Không gian rộng rãi, thoáng đãng với đầy đủ giường, tủ, nhà vệ sinh sạch sẽ…
Tâm sự cơ duyên cất nhà cho người chạy thận, neo đơn, anh Trần Văn Hiền bộc bạch: một lần vào Bệnh viện Đa khoa Cần Thơ thấy người chạy thận phải nằm hành lang. Người chạy thận vốn sức khỏe suy kiệt, phải sinh hoạt trong điều kiện như thế khiến anh mủi lòng.
Về bàn với vợ, cả hai đồng lòng cất nhà cho người chạy thận ở. Do Bình Minh cũng gần TP Cần Thơ, chỉ qua cầu Cần Thơ là tới nên dựng nhà tại đây sẽ giúp người chạy thận bớt vất vả di chuyển.
Đôi vợ chồng lấy tiền dành dụm để cất nhà. Hôm họ qua bệnh viện để vận động bệnh nhân chạy thận vào ở miễn phí, ai cũng mừng mừng tủi tủi. “Chúng tôi rước về đây, lo cơm nước rồi qua lại hỏi han, động viên. Mọi người bắt đầu tin tưởng, bệnh nhân về đông hơn. Hiện nay thì không khác gì một gia đình, ai có món gì ngon cũng chia sẻ cùng nhau” – anh Hiền chia sẻ.
Hiện chị Hồng mở một tiệm tạp hóa tại nhà, còn anh Hiền lái xe cuốc, xe cẩu thi công công trình. Tiền bạc từ công việc, cả hai đều dành lại để giúp những hoàn cảnh khó khăn. Ngoài ra, anh chị còn vận động nhà hảo tâm chung tay giúp người chạy thận vượt qua nghịch cảnh.
Video đang HOT
“Cũng may mắn là có nhiều người hiểu được ý nghĩa việc mình làm, cùng chung sức thiện nguyện để gắn bó lâu dài với những hoàn cảnh khó khăn” – chị Hồng tâm sự.
Bệnh nhân chuyện trò, sẻ chia thức ăn với nhau ở mái ấm – Ảnh: THÀNH NHƠN
Chúng ta là một gia đình
Hôm tôi ghé mái ấm tại phường Thành Phước, thị xã Bình Minh, nơi cưu mang người nghèo khó, bệnh tật nhưng không bao giờ thiếu tiếng cười. Cảnh mọi người chuẩn bị bữa ăn, chộn rộn nói cười khiến nỗi đau bệnh tật phần nào nguôi ngoai. Trái đu đủ chín, mấy trái quýt hồng được chia sẻ với nhau như động viên cùng vượt khó.
Mỗi hoàn cảnh tá túc trong mái ấm mang trong mình một chuyện đời. Họ đến từ nhiều nơi khác nhau như Đồng Tháp, Hậu Giang, Cần Thơ nhưng đều đang chiến đấu với bệnh tật để giành giật sự sống.
Đã 12 năm, bà Nguyễn Thị Bé (70 tuổi) theo chồng là cụ ông Phạm Văn Vàng (83 tuổi) trên hành trình chạy thận. Những ngày đầu ở TP.HCM rồi Cần Thơ, Vĩnh Long… chưa khi nào bà rời ông nửa bước. Căn bệnh khiến tay ông nổi nhiều u cục và đều đặn cứ hai ngày lại phải đi chạy thận một lần. Mảnh ruộng vài công ở quê nhà Mang Thít của họ cũng phải bán để trị bệnh.
“Lúc trước tui rửa chén mướn, ngày kiếm được 50.000 đồng lo cho ổng. Vài năm trở lại đây, mắt bị cườm, yếu hẳn nên không còn làm gì được. Mấy đứa con nghèo khổ hết nên không giúp gì được, cũng may có vợ chồng Hiền và các nhà hảo tâm đỡ đần. Không có nó chắc tụi tui không cầm cự được đến giờ” – bà Bé rơm rớm nước mắt tâm sự.
Nhìn cơ thể với hàng trăm vết lở lớn nhỏ của anh Phạm Văn Hòa không khỏi xót xa. Bệnh tật khiến chàng trai quê khỏe mạnh thay vì gắn bó ruộng vườn thì nay lại phải nằm trên giường bệnh. Sáu năm qua, mỗi tuần anh đều sang Cần Thơ 3 lần để chạy thận.
“Mỗi lần chạy thận khoảng 3 tiếng rưỡi đến 4 tiếng, còn sống được ngày nào thì quý ngày đó. Thỉnh thoảng thấy cơ thể yếu thì đi truyền đạm. Lâu lâu thấy sức khỏe ổn chút thì về nhà thăm gia đình rồi trở lại đây ở” – anh Hòa chia sẻ.
Tuy bà Nguyễn Thị Kiều Bảy (50 tuổi, quê Trà Ôn) chỉ mới về mái nhà chung gần nửa năm nhưng đều được mọi người quý mến. Bà không có người thân chăm sóc, phải tự mình lo sinh hoạt hằng ngày. Đôi tay người phụ nữ đầy những chỗ lồi lõm uốn sóng, nổi u cục. Nghe người ta kháo nhau có chỗ ở miễn phí cho người chạy thận, bà gặp vợ chồng anh Hiền và xin tá túc.
“Nhiều khi người mệt lả nhưng tui chưa bao giờ bỏ cuộc cả. May mắn là có vợ chồng Hiền giúp đỡ” – bà Bảy nói giọng run run.
Vừa dứt tâm sự, bà Bảy cùng những bệnh nhân khác vội vã sang Cần Thơ chạy thận. Hành trình níu kéo sự sống từ lòng yêu thương, sẻ chia.
Vớt người trên sông Hậu
Ngoài dựng mái ấm cho người chạy thận, người neo đơn, anh Hiền còn là thành viên đội cứu hộ trên sông Hậu. Anh đã tham gia nhiều vụ, đưa nạn nhân về nhà và lo chi phí vận chuyển, hậu sự. Với bệnh nhân chạy thận qua đời mà không có người thân bên cạnh, anh cũng giúp chi phí mai táng.
“Không phải ruột thịt nhưng thấy một người qua đời, lòng lại dâng lên nỗi buồn. Gắn bó như gia đình nên bất kỳ ai ra đi cũng xót xa. Tui sẽ làm việc này đến khi nào còn có thể” – anh Hiền chia sẻ.
Cuộc chiến thầm lặng với bệnh sốt xuất huyết của vị bác sĩ 'tỉnh lẻ'
Lặng lẽ làm việc ở 'tỉnh lẻ', lặng lẽ tìm tòi, nghiên cứu, thầy thuốc nhân dân Tạ Văn Trầm đã có nhiều đóng góp trong cuộc chiến chống bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em.
Giáo sư Trầm (trái) tại Đại hội Đảng lần thứ 13 - Ảnh: NVCC
Ông là nguồn cảm hứng và động viên cho tất cả thầy thuốc ở tuyến cơ sở có tâm huyết với nghề, phấn đấu vươn lên.
Sự lựa chọn vì trẻ em quê hương mình
Bệnh trẻ em ở Tiền Giang giống như các tỉnh sông nước khác ở miền Tây. Vào thời điểm năm 1989, sốt xuất huyết hoành hành. Theo các tài liệu y học thì Tiền Giang là "cái nôi" của bệnh sốt xuất huyết, các nhà khoa học ghi nhận ca bệnh sốt xuất huyết đầu tiên của Việt Nam đã xảy ra tại xã An Hữu, huyện Cái Bè vào năm 1958.
Từ đó về sau, bệnh sốt xuất huyết như bóng ma bao phủ lên khắp khu vực Nam Bộ, được bà con gọi bằng một cái tên khá u ám là "ban đen", nếu chẳng may bị ban đen là đồng nghĩa với cái chết.
Tỉ lệ tử vong, theo thống kê thời điểm đó, là từ 15 - 20%. Số lượng này thật khủng khiếp, vì cứ mười bé nhập viện do bệnh sốt xuất huyết thì có đến hai bé chết. Mỗi ngày bệnh nhân sốt xuất huyết trẻ em tràn ngập khoa nhi, nằm ra cả hành lang của khoa, và rất đau lòng là không có đêm nào mà không có ca sốt xuất huyết bị tử vong.
Cốt lõi nguyên nhân tử vong của bệnh sốt xuất huyết là sốc trụy tim mạch và chảy máu. Đây là hai cánh cửa tử của thần chết mà người thầy thuốc phải lèo lái làm sao để giúp các bé vượt qua một cách bình an.
Bệnh nhi sốt xuất huyết điều trị tại bệnh viện - Ảnh: DUYÊN PHAN
Từ thực tế này mà BS Tạ Văn Trầm, khi ấy dù còn rất trẻ, mới 24 tuổi, đã có ý thức tham gia cuộc chiến chống lại căn bệnh sốt xuất huyết. Bác sĩ lựa chọn dấn thân vào con đường chống lại một căn bệnh phổ biến và nguy hiểm của trẻ em ở quê hương mình.
Người ta thấy BS Trầm lúc nào cũng có mặt ở phòng cấp cứu của khoa nhi, anh tỉ mỉ khám bệnh, tự tay đo huyết áp, bắt mạch, điều chỉnh tốc độ dịch truyền. Những buổi tối trực, anh luôn túc trực, theo dõi sát những bệnh nhân sốt xuất huyết nặng.
BS Tạ Văn Trầm ngày đó nay đã là GS Trầm. Ông luôn là chỗ dựa cho chúng tôi khi gặp những tình huống bệnh nặng, kết hợp với sự tham vấn của các thầy cô ở bệnh viện tuyến trên, rất nhiều bệnh nhân nặng đã được điều trị thành công.
Sau hơn mười năm lăn lộn với công tác điều trị, đề tài năm 2004 - "Các yếu tố liên quan đến sốc sốt xuất huyết Dengue kéo dài ở trẻ em" - của bác sĩ Tạ Văn Trầm đã mở ra cánh cửa khả thi để có thể cứu sống các trường hợp sốc kéo dài và đã xác định được các biện pháp cụ thể để ngăn ngừa, điều trị thích hợp.
Ngày nay, bệnh sốt xuất huyết ở Tiền Giang có tỉ lệ tử vong trong những năm gần đây đều dưới 0,1%, có nghĩa là phải trên một ngàn ca mắc sốt xuất huyết thì mới có thể có một ca tử vong. Đáng mừng hơn là có một vài năm không có ca bệnh sốt xuất huyết tử vong.
BS Tạ Văn Trầm
Góp phần vào cuộc chiến chống dịch bệnh
Hiện tại, với vai trò là giám đốc Bệnh viện Đa khoa trung tâm Tiền Giang, GS Tạ Văn Trầm đã lãnh đạo đơn vị nâng cao chất lượng chuyên môn cho tất cả các khoa lâm sàng, nhất là chuyên khoa nhi.
Bệnh viện đã thành lập nhiều khoa mới, trong đó có khoa hồi sức tích cực và chống độc nhi - một chuyên khoa sâu trong lĩnh vực cấp cứu các bệnh nặng trẻ em, chú trọng đào tạo nhân lực chuyên môn, đạt chỉ tiêu tất cả nhân viên trong khoa đều có khả năng thao tác thành thục các kỹ thuật hồi sức cấp cứu như đặt nội khí quản thở máy, đặt catheter tĩnh mạch trung tâm, đặt catheter động mạch có hướng dẫn của máy soi mạch máu... Nhất là đã có máy siêu âm tĩnh mạch chủ dưới, để tiến hành siêu âm ngay tại giường bệnh nhằm theo dõi lượng dịch cơ thể đủ hay thiếu, từ đó có biện pháp xử trí chính xác hơn xưa.
Còn đối với kỹ thuật lọc máu liên tục, một kỹ thuật hiện đại, bệnh viện đã chuẩn bị đầy đủ nhân lực và trang thiết bị y tế và triển khai cấp cứu nhiều bệnh nhân nặng.
Một lời góp ý, cứu một mạng người
Trong một đêm trực cuối năm 1993 của tôi có một ca sốt xuất huyết nặng. Bệnh nhân là một bé gái 12 tuổi, bị béo phì, mới sốt năm ngày. Bé xuất hiện triệu chứng ói, đau bụng, vào viện trong tình trạng tay chân lạnh, huyết áp tụt. Diễn tiến bệnh của bé rất phức tạp: biểu hiện sốc kéo dài, tràn dịch màng bụng, màng phổi nhiều.
Mặc dù đã được truyền dịch cao phân tử, thuốc trợ tim, thở oxy, nhưng sau 6 giờ huyết áp bé vẫn chưa lên, mạch còn nhẹ lắm. Tôi làm mọi cách để đưa cháu ra khỏi sốc. Nhưng sau đó bé xuất hiện dấu hiệu thở ì ạch, bứt rứt.
Tôi quyết định hội chẩn với BS Trầm. Giữa khuya đang nghỉ ở nhà, BS Trầm tức tốc chạy vô bệnh viện giúp tôi. Hai anh em xem xét kỹ lưỡng các xét nghiệm, rồi khám cẩn thận lại cho bé. BS Trầm nói với tôi là có thể cháu bị sốc kéo dài ngoài lý do thất thoát huyết tương và độc lực virus, còn do bé có cơ địa béo phì, có thể do mất máu nữa dù mình không thấy chảy máu ra ngoài, nên đề nghị truyền máu cho bé.
Theo góp ý của BS Trầm, tôi cho y lệnh truyền một đơn vị máu cho bé. Mười lăm phút, nửa giờ, rồi một giờ trôi qua chầm chậm. Nhìn chai máu đỏ tươi nhỏ từng giọt, từng giọt xuống bầu hơi của dây dịch truyền, ai cũng lo lắng. Tôi cứ chạy ra chạy vô đo huyết áp, đếm mạch của bé. Người mẹ ngồi cạnh con mân mê từng ngón tay bé bỏng của bé, hết xoa tới bóp rồi ngước nhìn tôi, đôi mắt đau đáu lo âu. Tôi động viên chị hãy cùng hợp tác và bình tĩnh cùng chúng tôi "còn nước còn tát".
Khi chai máu vừa cạn, tôi cảm nhận mạch của bé nẩy mạnh hơn dưới hai ngón tay của tôi, huyết áp giãn ra và tăng lên từ từ. Tôi nói với chị: "Tốt rồi, bé ra khỏi sốc rồi!". Chị kêu lên: "Thiệt hả bác sĩ? Con tôi khỏe rồi hả bác sĩ?". Tôi gật đầu, nước mắt của người mẹ rơi lả chả trên gương mặt héo hon vì lo lắng. Sau một tuần thì cháu bé khỏe và xuất viện.
Chàng trai lập di chúc xóa nợ cho bạn bè Bản di chúc được lập khi Nguyễn Văn Minh 32 tuổi, gồm 7 điều, trong đó điều đầu tiên là "xóa mọi khoản nợ đã cho mượn". "Số nợ không nhiều, khoảng 100 triệu đồng, người vay hầu hết là bạn bè, anh em. Họ đã mượn nhiều năm và hầu như không có khả năng trả", anh Minh giải thích thêm về...