Cặp vợ chồng khuyết tật vươn lên “làm giàu không khó”
Chưa đến 30 tuổi, vợ chồng anh Vũ Văn Vĩnh (sinh năm 1977) và chị Vũ Thị Hường (sinh năm 1981) ở xã Viêm Nham (thị xã Phúc Yên, Vĩnh Phúc) đã có của ăn của để, con cái đủ đầy. Rồi một tai nạn đã cướp đi của họ mỗi người 1 bên chân, nhưng với chí làm giàu, họ vẫn vượt lên hoàn cảnh.
Tai nạn kinh hoàng
Ở vùng nông thôn, đa số thanh niên không được học cao nên đều xây dựng gia đình sớm. Mới ngoài 20 tuổi, anh Vĩnh, chị Hường đến với nhau, sinh được một trai một gái. Chị Hường ở nhà lo việc đồng áng và hai con; anh Vĩnh chạy xe công nông trong xã chở vật liệu xây dựng; cho thuê máy để làm gạch và ai gọi gì làm đó. Tuy không được học hành bài bản nhưng do chịu khó lại làm ăn uy tín, thật thà nên chỉ trong vài năm vợ chồng anh Vượng đã có một khoản vốn kha khá. Với suy nghĩ phải tranh thủ làm ăn lúc còn trẻ, có sức khỏe để có kinh tế mà nuôi con ăn học nên ban ngày anh Vĩnh lái công nông chở thuê, tối đến vợ chồng tranh thủ tới những nhà ở trong vùng có kế hoạch xây nhà, hay dùng các việc khác tới gạch để chào hàng cung cấp gạch.
Anh Vĩnh (phải) trong đôi chân giả tất bật bán hàng cho khách. ảnh: Gia Tưởng
Vào một buổi tối năm 2004, khi cơm nước cho hai con xong anh dặn con lớn lúc đó hơn 4 tuổi và cậu em 3 tuổi ở nhà trông nhau, rồi chở vợ đi giao dịch từ Phúc Yên lên xã Xuân Hòa, đến đoạn gần cầu vượt Xuyên Á thì bị một chiếc xe tải chạy ngược chiều lấn đường đâm phải. Sau một tiếng rầm khủng khiếp, anh Vĩnh không biết gì nữa!
Được người dân phát hiện đưa vào Bệnh viện Đa khoa Phúc Yên cấp cứu, anh Vĩnh hôn mê trong tình trạng nguy kịch. Tỉnh dậy trên giường bệnh sau một tháng nằm điều trị, anh bàng hoàng phát hiện mình đã bị cắt bỏ một chân trái. Anh Vĩnh chia sẻ: “Lúc đó tôi nghĩ mình còn trẻ, 2 con nhỏ dại mà chân cẳng thế này thì nản quá. Tôi hỏi thăm vợ, mọi người bảo Hường không sao, được điều trị ở Bệnh viện Việt Đức cho tốt, mấy ngày nữa là về. Tôi dặn mọi người là Hường còn yếu, đừng để biết tôi cụt chân mà sốc”.
Ngày chị Hường được chuyển về Bệnh viện Vĩnh Phúc, anh Vĩnh ngồi trên xe lăn, cố giấu chiếc chân cụt trong ống quần ra đón chị. Khi tới gần vợ, anh sững sờ thấy một bên ống quần chân phải của vợ buông thõng. Chị nhìn chân anh bàng hoàng, hai vợ chồng ôm nhau khóc nức nở. “Hơn một tháng điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Phúc Yên, cứ mỗi lần nhìn đôi chân của mình và anh ấy, tôi lại khóc. Hàng nghìn câu hỏi được đặt ra trong đầu, với sự bế tắc không biết ngày mai mình sẽ sống ra sao” – chị Hường nhớ lại những ngày bi đát.
Mấy tháng trời vợ chồng đều nằm viện, gạch không bán được, thợ không có lương đã bỏ đi hết, các máy cho thuê làm gạch, không có người trông, bị người ta ăn trộm. Ra viện, hai vợ chồng coi như tay trắng, những gánh nặng do chữa trị chấn thương, cộng với hai vợ chồng mỗi người mất đi một chân, tưởng như đánh gục đôi vợ chồng trẻ trước ngưỡng cửa những khó khăn chồng chất. Nhưng bằng sự quyết tâm cùng vượt lên số phận, hai vợ chồng lại cùng dắt tay nhau xây dựng lại cuộc sống.
Video đang HOT
Vợ chồng cùng tập đi
Hơn một tháng điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Phúc Yên, cứ mỗi lần nhìn đôi chân của mình và anh ấy, tôi lại khóc. Hàng nghìn câu hỏi được đặt ra trong đầu, với sự bế tắc không biết ngày mai mình sẽ sống ra sao”. Chị Vũ Thị Hường
Sau những ngày buồn chán ở viện, hai vợ chồng được lắp mỗi người một bên chân giả. Chị Hường kể lại: “Lúc lắp chân vào đau lắm, hai vợ chồng nhiều lúc tập đi cũng nản, nhưng nghĩ đến hai con, về tương lai phía trước mà động viên nhau cùng tập đi để được về nhà. Có những hôm tập đi cả hai đều rất đau chỗ lắp chân giả, hay ngã sứt cả mặt nhưng vẫn bảo nhau không phải ngồi xe lăn cũng đã là may rồi”. Nhưng lúc về tới nhà thấy hai con nhỏ là Vũ Thị Hồng Hạnh (4 tuổi), cậu em Vũ Mạnh Phúc (3 tuổi) hàng ngày gồng mình bê nồi cơm, khênh nước tắm cho bố mẹ, vợ chồng chị chỉ biết ứa nước mắt. Với suy nghĩ phải vượt lên số phận, vợ chồng anh Vĩnh, chị Hường đã đặt ra quyết tâm “chung nhau một đôi chân cùng bước đi để tồn tại”.
Anh chị làm đơn gửi UBND xã Viêm Nham xin được ra ven mương nước nơi đầu làng Nam Viêm có nhiều người qua lại để dựng một túp lều bán hàng. Được chính quyền xã, người dân trong thôn ủng hộ, tạo điều kiện, vợ chồng anh chị Vĩnh – Hường dựng căn lều bán hàng kiếm sống qua ngày.
Nhìn quán hàng của gia đình giờ như một siêu thị mini giữa thôn quê, anh Vĩnh kể: “Thời điểm đó, ven bờ mương này hoang vắng lắm, ruồi, muỗi nhiều. Có đêm đang ngủ, nước mương dâng lên ướt cả chiếu; có lần mưa bão nước to chảy qua, quán nhà tôi cứ văn vẹo như dọa sập làm vợ chồng phải ôm con trên tay suốt đêm”.
Nhưng với tài kinh doanh từ trước, lại thấy người dân trong làng có nhu cầu từ cái kim sợi chỉ, đến các loại hàng tiêu dùng như máy móc; phụ tùng nông nghiệp; mắm, muối… anh Vĩnh lặn lội đi tìm nguồn hàng tốt, rẻ mua về cung ứng cho bà con lấy lãi sinh sống. Nhận thấy nhu cầu của bà con trong thôn ngày càng nhiều và cần những mặt hàng tốt có xuất xứ rõ ràng nên anh Vĩnh chuyển đổi sang mở cửa hàng tạp hóa tự chọn, giống các siêu thị nhỏ. Hàng hóa tốt, phục vụ nhiệt tình, lượng khách ngày càng tăng, kể cả bà con ở các xã bên cũng tìm đến mua hàng. Hiện nay vợ chồng chị có mức thu nhập ổn định gần 100 triệu đồng/năm, tuy chưa thật sự giàu có, nhưng cũng gọi là thu nhập tương đối khá so với mức sống ở một vùng quê.
Chị Hường nói: “Hai vợ chồng vừa bán hàng, vừa phát cỏ đoạn mương cạnh nhà trồng rau, nuôi gà bán lấy cái ăn từng ngày. Ruộng thì cho người ta mượn rồi trả gạo cũng đủ ăn. Bọn trẻ thì trên đường đi học và về nhà, nhặt nhạnh từng cái chai lavie, vỏ lon, mảnh bìa… gom về cho bố mẹ bán đồng nát lấy tiền mua sách bút”. Biết bố mẹ tật nguyền, nhà còn khó khăn, nên bọn trẻ chăm làm và rất chịu khó học.
Dẫn chúng tôi vào góc học tập với nhiều bằng khen của hai con, chúng tôi nhận thấy niềm hạnh phúc và tự hào trong ánh mắt chị Hường. Giờ bé Hạnh học lớp 11, Phúc vào lớp 9, vợ chồng anh Vĩnh – chị Hường dù cùng mất đi một đôi chân, nhưng lại cùng tập đi trên một đôi chân còn lại của chính mình. Và họ đã đứng vững trước sóng gió cuộc đời.
Theo Danviet
"Vào công chức để làm giàu là rất sai lầm!"
"Công chức có cuộc sống ổn định nhưng lương thì không thể như ở doanh nghiệp. Bởi lẽ người dân đóng thuế, trả lương cho anh thì anh phải phục vụ trở lại nhân dân. Còn vào công chức mà để làm giàu thì rất sai lầm!", Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn nói.
Ngày 12/10, bên lề Hội thảo khoa học "Bối cảnh và khả năng cải cách tiền lương", ông Trần Anh Tuấn - Thứ trưởng Bộ Nội vụ đã chia sẻ với báo chí những vấn đề liên quan chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức.
- Tại hội thảo, nhiều đại biểu cho rằng, mức thu nhập hiện nay của cán bộ, công chức chưa phản ánh đúng giá trị công sức lao động, điều đó dễ dẫn đến tình trạng quan liêu, tiêu cực. Vậy chính sách tiền lương trong thời gian tới sẽ được cải cách như thế nào để công chức không còn phải lo "cơm áo gạo tiền" hàng ngày?
- Công chức có cuộc sống ổn định, nhưng lương thì không thể như ở doanh nghiệp. Bởi lẽ người dân đóng thuế, trả lương cho anh, thì anh phải phục vụ trở lại nhân dân. Còn vào công chức mà để làm giàu thì rất sai lầm. Nếu muốn làm giàu thì sang doanh nghiệp, mức thu nhập phụ thuộc vào việc anh làm ăn có lãi, hiệu quả được lương cao, ngược lại anh làm ăn thất bát thì thôi.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho rằng, muốn làm giàu thì sang doanh nghiệp, lời ăn lỗ chịu.
- Nếu muốn làm giàu thì phải sang doanh nghiệp - điều đó liệu có ảnh hưởng đến việc thu hút nhân tài vào làm việc trong bộ máy nhà nước phục vụ nhân dân hay không?
- Những người có tài năng thực sự họ không đặt vấn đề tiền lương đầu tiên, đối với họ tiền lương cũng không phải là điều kiện để làm việc. Cái chính người ta cần môi trường làm việc để được cống hiến nhiều hơn. Còn những người vào công chức chỉ nghĩ đến tiền lương không thôi thì chưa chắc đã là những người giỏi. Tuy nhiên, việc cải cách tiền lương cũng phải đưa ra chính sách thu hút người có đủ năng lực, có thực tài vào nền công vụ, phục vụ nhân dân.
- Nhưng thực tế tiền lương phải đảm bảo cuộc sống cho gia đình và bản thân thì cán bộ, công chức mới yên tâm cống hiến cho nền công vụ, phục vụ nhân dân?
- Nhà nước có trách nhiệm đảm bảo tiền lương, để công chức sống bằng tiền lương của mình. Vì vậy mới có Hội thảo khoa học "Bối cảnh và khả năng cải cách tiền lương", để bàn những giải pháp phù hợp. Hội thảo để lấy kinh nghiệm, trí tuệ của chuyên gia, các nhà khoa học đóng góp vào đề án cải cách tiền lương để Bộ Nội vụ xây dựng, hoàn thành, trình Chính phủ xem xét, đưa ra cấp có thẩm quyền quyết định.
- Tại hội thảo, đại biểu phản ánh khoản tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức thì rất dễ nhận thấy, nhưng những vấn đề bên "dưới gầm bàn" thì rất khó kiểm soát. Vậy làm cách nào để ngăn chặn các khoản thu không minh bạch đó, thưa ông?
- Ngoài việc bảo đảm tiền lương cho công chức đủ sống, yên tâm làm việc thì đi cùng với nó là những giải pháp phòng chống tiêu cực, tham nhũng, phòng chống những biểu hiện vi phạm pháp luật để vụ lợi.
- Vậy Bộ Nội vụ sẽ tham mưu như thế nào để cải cách chính sách tiền lương cán bộ, công chức, viên chức trong thời gian tới?
- Nhiệm vụ đầu tiên là phải tìm cách thay đổi nhận thức: làm công chức mà muốn lương cao. Bởi nhà nước có trách nhiệm đảm bảo tiền lương để công chức yên tâm làm việc, yên tâm phục vụ nhân dân. Ngoài ra, muốn cải cách tiền lương thì cơ chế cũng phải thay đổi để đảm bảo được người làm việc tận tuỵ, hiệu quả phải khác với người làm việc lười biếng, không đáp ứng được yêu cầu. Bên cạnh đó là thu hút những người đủ trình độ, năng lực vào trong cơ quan nhà nước và sẵn sàng làm việc với nguyện vọng phục vụ nhân dân. Còn vào công chức mà để làm giàu thì dễ phạm tội.
Xuất phát từ những nhận thức trên thì mới cải cách được chế độ tiền lương phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của đất nước, phù hợp với khả năng của ngân sách. Vì vậy mới có thể đảm bảo tiền lương cho công chức sống bằng tiền lương của mình, không phải lo nghĩ về "cơm áo gạo tiền".
Quang Phong (ghi)
Theo Dantri
Làm giàu ở vùng đất tứ bề gian khó Giai Xuân là xã 'tứ bề gian khó' của huyện Tân Kỳ (Nghệ An), là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Thổ. Mặc dù có địa hình phức tạp, với gần 90% diện tích đất đồi núi và khe suối nhưng bà con nơi đây vẫn vượt khó biến đất cằn thành những trang trạng ngút ngàn xanh tốt....