Cặp vợ chồng già U80 ‘hack tuổi’ khi diện đồ đôi sành điệu
Thời trang không màng tuổi tác là mô tả chính xác về cặp vợ chồng gia người Đức Britt Kanja và Gnther Krabbenhft.
Cặp vợ chồng già diện đồ đôi sành điệu mỗi khi xuất hiện cùng nhau.
Cùng nhau bước qua sóng gió cuộc đời, khi đã ở cái tuổi xưa nay hiếm, ông bà trên 70 tuổi Britt Kanja và Gnther Krabbenhft vẫn vẹn nguyên tình cảm, luôn chăm sóc và quan tâm nhau, cùng chia sẻ niềm đam mê thời trang như thuở ban đầu.
Dù tuổi đã cao nhưng cặp vợ chồng sinh sống ở Berlin, Đức khiến bất cứ người trẻ nào cũng ngưỡng mộ vì sự trẻ trung và gu thời trang sành điệu. Cặp vợ chồng luôn xuất hiện cùng nhau mỗi khi tham gia các sự kiện văn hóa, xã hội và khiến mọi người chú ý vì tinh thần trẻ trung và vẻ ngoài không chê vào đâu được.
Hai vợ chồng Britt Kanja và Gnther Krabbenhft có chung sở thích về thời trang. Thời gian sống cùng nhau lâu năm, họ đã quá thành thạo trong việc kết hợp tủ quần áo của cả hai thành những bộ đồ đôi có gu thời trang và không bao giờ lỗi mốt.
Ông Gnther Krabbenhft từng nổi tiếng cách đây vài năm khi tự nhận mình là ‘ông nội của Hipster’. Sự dẻo dai, sức khỏe có được ở tuổi xưa nay hiếm của đôi vợ chồng này là do quá trình tập luyện khiêu vũ. Nhìn những trang phục cặp vợ chồng già mặc trên mình, hẳn nhiều người nghĩ rằng họ là những nhà tạo mẫu khi còn trẻ nhưng thực tế không phải vậy. Trong những năm tháng tuổi trẻ, ông Gnther Krabbenhft là một đầu bếp.
Cách phối đồ đơn giản, hiện đại giúp diện mạo của hai cụ trông khỏe khoắn và trẻ trung hơn rất nhiều so với tuổi thật.
Video đang HOT
Ông nói: “Tôi thích khi mọi người khen vậy nhưng thực ra tôi không phải như vậy. Tôi trở thành người như cha mẹ muốn, tôi là một đầu bếp. Ban đầu cũng vất vả nhưng không sao, đó là một công việc hoàn toàn bình thường”.
Ông Gnther Krabbenhft nói rằng bản thân là người luôn thay đổi và quần áo của mình cũng vậy. Đối với ông, tất cả cần có sự hài hòa giữa bên trong và bên ngoài.
Niềm vui thú với thời trang và tinh thần sống lạc quan của cặp vợ chồng Gnther Krabbenhft không khỏi khiến nhiều người ghen tị. Đây không chỉ là biểu tượng phong cách thời trang mà còn là biểu tượng phong cách sống.
Có lẽ, cặp đôi đã chia ngọt sẻ bùi, cùng nhau vượt qua bao gian khó và luôn dành sự trân trọng cho nhau nên cuộc sống dù ở tuổi nào vẫn luôn cảm thấy rất hạnh phúc và vui vẻ.
Niềm vui và tình yêu mà cả hai dành cho nhau cũng như thời trang có thể cảm nhận được trong mỗi bức ảnh chụp chung.
Nhìn qua nhiều người cho rằng vợ chồng ông từng làm nhà tạo mốt thời trang khi còn trẻ.
Ngắm những bức ảnh của cặp đôi khiến người ta cảm thấy yêu đời hơn.
Công nhân nhiều nhà mốt được trả nợ
Nhiều công nhân ngành may mặc, thời trang thế giới được Zara, Gap, Nike... trả khoảng 15 tỷ USD nhờ chiến dịch đòi nợ trên mạng xã hội.
Người sáng lập tổ chức Remake - Ayesha Barenblat - tổ chức chiến dịch đòi nợ. Cô cùng một số người tạo ra hashtag #PayUp kêu gọi các thương hiệu trả tiền cho công nhân ngành may mặc. Chiến dịch được phát động từ ngày 30/3 đến nay thu thập được hơn 200.000 chữ ký. Trước sức ép từ làn sóng dâng cao trên mạng xã hội, các nhà mốt gồm Nike, Zara, Ralph Lauren, H&M và Levi đã trả tiền. Vogue đưa tin chiến dịch giúp công nhân ở Bangladesh được trả một tỷ USD và trên toàn cầu là 15 tỷ USD, chiếm hơn một phần ba trong số 40 tỷ USD khoản tiền nợ công nhân may mặc ngành công nghiệp thời trang bởi cuộc khủng hoảng Covid-19.
Chiến dịch đòi các nhà mốt trả nợ lương cho công nhân được nhiều người hưởng ứng trên mạng xã hội. Ảnh: Remake.
Khi dịch bắt đầu bùng phát từ cuối tháng 3, ngành công nghiệp thời trang hoàn toàn bế tắc. Ngành may mặc bị ảnh hưởng nặng nề về kinh tế. Zara, Nike, Gap và Levi phải đóng cửa nhiều nhà máy ở Bangladesh và các nơi khác. Hàng triệu công nhân may mặc bị mất việc làm và không được trả tiền cho các đơn đặt hàng họ đã hoàn thành.
Hiện Gap hứa thanh toán cho tất cả đơn đặt hàng đã bị hủy, cũng như bồi thường cho các nhà cung cấp các khoản thanh toán phí lưu trữ để giữ hàng hóa. Barenblat cho rằng Gap là ví dụ minh họa cho một ngành công nghiệp thời trang có trách nhiệm. Cô và các công nhân tiếp tục đấu tranh cho đến khi toàn bộ công nhân trên thế giới được trả đủ tiền lương. Cô nói trên Vogue: "Chúng tôi sẽ không nghỉ ngơi để bảo vệ những người thợ may khỏi chết đói".
Scott Nova, giám đốc điều hành của Hiệp hội Quyền Công nhân cũng đánh giá cao hành động của Gap. Ông nói với Vogue: "Với những thách thức Gap đang phải đối mặt, công ty xứng đáng được tín nhiệm vì đã ưu tiên giải quyết lợi ích của công nhân". Tháng trước, Gap thông báo thiệt hại gần một tỷ USD.
Remake là tổ chức phi lợi nhuận bảo vệ lợi ích những người tham gia ngành công nghiệp thời trang, phản đối thời trang nhanh bởi những tác động tiêu cực đến môi trường.
Nhiều nhà mốt bị chỉ trích phân biệt chủng tộc Khi nhà mốt Celine kêu gọi sự bình đẳng cho người da màu, stylist Jason Bolden lập tức chỉ trích hành động này giả dối. Phong trào Black Lives Matter (BLM - Mạng sống của người da đen cũng đáng giá) lan ra cả giới thời trang, nhiều thương hiệu chớp cơ hội, đăng bài viết kêu gọi chấm dứt phân biệt chủng...