Cặp vợ chồng gần 100 tuổi khiến hàng triệu người rưng rưng rơi lệ để rồi phải thốt lên: Chuyện tình cổ tích khiến tôi lại tin vào yêu đương rồi!
Hiện tại, chuyện tình này vẫn đang là chủ đề được tìm kiếm nhiều nhất trên MXH Trung Quốc.
Trang The Paper đưa tin ngày 21/5, một thanh niên ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên đã chia sẻ một đoạn video khiến cả MXH cảm động suốt ngày Lễ tình nhân Trung Quốc (ngày 20/5). Hiện tại, chuyện tình này vẫn đang là chủ đề được tìm kiếm nhiều nhất trên MXH Trung Quốc.
Theo lời kể của thanh niên trên, cụ ông 99 tuổi và cụ bà 97 tuổi vì bệnh nặng nên đã nhập viện cùng một lúc. Khi nghe cháu kể lại chuyện cụ bà không chịu uống thuốc thì cụ ông đã đích thân sang phòng bệnh của vợ. Ông vội vã đến mức rơi lệ, nóng lòng lo lắng sợ cụ bà không uống thuốc lại xảy ra chuyện không may.
Đến bên giường bệnh của cụ bà, cụ ông đầu tiên nhỏ giọng khuyên nhủ sau đó lại nhẹ nhàng “đe dọa” đối phương: “Bà không nghe lời à, tôi… Sao bà cứ nhổ ra vậy? Bà cứ nhổ thuốc ra thì tôi không đến thăm nữa. Không uống thuốc là không được. Bà không uống thuốc thì làm sao khỏe lên được. Nếu bà không uống thuốc thì tôi không lo cho bà nữa đâu!”.
Được biết, vì không quen với không gian trong phòng bệnh, cụ bà 97 tuổi liên tục đòi về nhà không chữa bệnh nữa. Nhưng đối mặt với sự “ nũng nịu” của người bạn đời, cụ ông không đồng ý và kiên quyết nói: “Nếu bệnh viện này không chữa được thì đổi bệnh viện khác, chữa hết bệnh rồi mới được về nhà”.
Video đang HOT
Nhiều cư dân mạng bày tỏ lòng ngưỡng mộ lẫn sự ghen tị sau khi xem video. Không ít người đã thét lên sau khi xem xong video: “Đây là chuyện tình cổ tích nè!”.
Một số người đã để bình luận cảm động: “Tôi lại thêm tin vào tình yêu rồi”, “Xem video lại nhớ đến ông bà tôi ngày xưa rồi. Thời đại này ngày càng có nhiều người không tin vào sức mạnh tình yêu nhưng trong lòng tôi thì vẫn còn giữ hi vọng. Bởi vì tôi đã thật sự chứng kiến rồi, đó thật sự là tình yêu lãng mạn nhất vũ trụ này”, “Thật muốn một mối tình có thể kéo dài đến già như thế”, “Mối tình lãng mạn nhất là được cùng nhau già đi, mãi mãi không nói lời ly biệt”…
Thầm lặng như ngõ vắng
là một ngõ cụt trong một cái ngõ rộng giữa lòng Hà Nội.
Cư dân trong ngõ chưa đến ba chục hộ. Phần lớn đều trẻ hoặc trung tuổi, chỉ có vài cụ ông, cụ bà sống với con cháu. Lớp trẻ ban ngày mải miết đi làm ăn, tối về mới tập trung đông đủ.
Nhưng cũng có người vì công việc mà quanh năm suốt tháng là những chuyến xa nhà. Thi thoảng lại về dăm bữa nửa tháng cho con cái đừng quên mặt, cho vợ đừng quên hơi lại ra đi. Đứng tần ngần trước cửa, hôn hít nựng nịu con yêu rồi thở dài rảo bước vội, cứ như sợ cái tiếng bi bô cùng cái "thơm" đánh chụt lên má vẫn còn vương mùi sữa mẹ của con sẽ níu kéo bước chân mình lại.
Cư dân trong ngõ cũng giống như cư dân của các thành phố thời nay, do ảnh hưởng của thời cuộc nên chín người mười phương. Gốc gác Hà Nội trong ngõ chỉ có dăm hộ, còn đa phần ở các tỉnh lẻ chuyển về. Nào là Hòa Bình, Ninh Bình, Nam Định rồi Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên. Xa xôi như Quảng Nam cũng góp mặt một hộ. Lý do định cư Hà Nội cũng nhang nhác nhau vừa là để phù hợp với công ăn việc làm hoặc cũng là ở gần con cháu.
"Chúng học đại học xong kiếm việc ở đây rồi lấy vợ lấy chồng. Mình theo về trông con cái cho chúng". Đó là tâm sự của những người nhiều tuổi có thêm vai trò "canh ngõ". Họ thuộc lớp cha mẹ nên được cả ngõ kính trọng và có chút được nhờ. Bởi các ông bà ở nhà suốt ngày. Mấy ông sáng nào cũng trầm ngâm bên bàn cờ tướng đầu ngõ. Mấy bà trông cháu, cửa mở toang toàng. Vậy nên cấm có người lạ nào vào ngõ qua được mắt mấy "cảnh sát trưởng" này. Lớp trẻ cứ yên tâm đi cả ngày mà chẳng phải lo kẻ gian cậy cửa.
Chín người mười quê và nghề nghiệp chẳng ai giống ai, từ công an, bộ đội, rồi cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp, đến kinh doanh tự do, cựu người mẫu... nhưng lại gắn bó thân thương đến lạ lùng.
Ở lâu, tuy đã mang dáng dấp thanh lịch của người Thủ đô thể hiện qua nếp sống, lời ăn tiếng nói trang nhã, nhưng cái nét chân chất địa phương vẫn còn đậm đà. Nhà này đến bữa thiếu gì lại ới sang nhà nhau xin xỏ. Bà Hà Nội gốc dạy cho lớp trẻ cách nấu món bún thang, làm bánh trôi tàu.
Mùa cận tết, mấy nhà đua nhau làm dưa hành chua ngọt bởi sự tận tình chỉ bảo của một bà giáo nghỉ hưu từ Hòa Bình chuyển đến. Ai về quê, lúc lên lại có quà cho cả ngõ dù chỉ là nắm rau, nải chuối, vài bắp ngô... thật là vui vẻ.
Có việc gì cần bàn bạc, chỉ hô lên một tiếng mọi người đã tập trung đủ. Nghị quyết bằng một tràng pháo tay, khi thực hiện cứ răm rắp mà làm. Từ chuyện nhỏ như bảo ban nhau quét dọn, sơn tường đến việc lớn hơn như lát gạch đỏ, làm cửa cho ngõ; từ chuyện vui như tổ chức ngày 8/3, trung thu, tất niên đến việc buồn như đám hiếu, thăm người nằm viện... đều thống nhất thực hiện.
Thi thoảng vào tối thứ Bảy, trẻ con được nghỉ học, một nhà lại mang bộ loa ra nổi nhạc. Ôi lúc đó cứ gọi là bốc mạnh. Thanh thiếu niên, trẻ con, đến cả cái đứa trẻ lên hai cũng cố bon chen nhún nhảy. Không khí cả ngõ tưng bừng như đang tổ chức một sự kiện gì...
Ban ngày, con ngõ vắng hiu, chiều về lại ồn ã nhộn nhịp. Trong lúc bố mẹ quay vào cơm nước thì bọn trẻ nô đùa rộn rã. Tiếng chí chóe, khóc lóc đôi lúc cũng làm sốt ruột người lớn nhưng cũng chỉ là lướt qua... Và khi cơm nước xong, mấy cái ghế được xếp trước cửa trở thành bàn tròn thế sự của cánh mày râu đủ chuyện tây tàu, chính trị, xã hội...
Từ khoảng 10 giờ đêm trở đi, con ngõ nhỏ im ắng lạ thường. Mọi người rút vào khoảng riêng tư của gia đình. Con ngõ trở nên rộng rãi hơn. Màu đỏ dìu dịu từ những chiếc đèn lồng khiến cho nó lung linh huyền ảo. Lúc đó chỉ cần rảo bộ chưa đầy trăm mét ra ngoài kia là phố xá vẫn đang đông đúc, chao chát. Nhưng trong này thời gian như đã ngưng đọng trước cửa ngõ rồi.
Từ khi mắc vào dịch Covid, kể cả khi có lệnh giãn cách xã hội, sáng nào mọi người cũng í ới thông báo tin tức cập nhật mới nhất về dịch bệnh trong và ngoài nước. Sau những cái chép miệng thở dài khi nghe tin dịch bệnh trên thế giới là sự tự tin về Chính phủ và dân tộc mình sẽ chiến thắng dịch bệnh. Niềm tin ấy chỉ thể hiện qua ánh mắt nhấp nhánh niềm vui phía trên chiếc khẩu trang thường trực suốt ngày. Mấy ngày nay, chuẩn bị đón kỷ niệm 45 năm ngày Thống nhất đất nước, đồng thời đã hết lệnh cách ly, cờ Tổ quốc treo đỏ ngõ, tiếng nô đùa của con trẻ gợi không khí xiết bao đầm ấm, thanh bình...
Mở cánh cửa sổ phòng làm việc, ngắm xuống con ngõ nhỏ, mà trái tim cứ xuyến xao lâng lâng một cảm xúc rất lạ. Con ngõ nhỏ chân chất quá đỗi! Thân thương quá đỗi khiến cư dân của nó đi đâu cũng nghĩ và nhớ về như một mái ấm...
Phải chăng đó là một Hà Nội bình dị rất khác
20 bức ảnh đáng yêu giúp con người cải thiện tâm trạng Theo một vài nghiên cứu, ảnh động vật có thể giúp con người xua tan những mệt mỏi sau giờ làm việc căng thẳng. Hãy cùng chúng tôi khám phá tác dụng thần kỳ này qua chùm ảnh sau đây. 1. Vẻ mặt mãn nguyện khi vừa được khen. Ảnh: BrightSide 2. Bê con tỏ vẻ nũng nịu khiến ai cũng muốn ôm....