Cặp vợ chồng chi 120 triệu tự cải tạo lại căn nhà nhỏ trên Đà Lạt, bất ngờ nhất là màn “lột xác” không gian bếp
Căn nhà nhỏ nhưng các phòng được bố trí hợp lý, vừa thẩm mỹ vừa tiết kiệm không gian.
Vợ chồng chị Loan hiện đang làm việc và sinh sống tại Đà Lạt. Chồng chị là công an còn chị Loan thì đang quản lý một tiệm Spa. Hai vợ chồng cùng tích cóp mua lại căn nhà nhỏ này với diện tích 4.5 *14m.
Sau khi mua nhà, tài chính không còn nhiều nên 2 năm sau khi có em bé, vợ chồng chị mới quyết định sửa lại nhà, cũng để có nhiều không gian hơn cho bé hoạt động, vui chơi. Nhà hoàn thiện sau 1 tháng, chi phí gói gọn trong 120 triệu tiền sửa chữa, chưa tính đồ nội thất.
Không gian phòng khách trước và sau khi cải tạo
Chị tẩy màu nâu của bậc thang cũ và giữ hoa văn gỗ thông bằng cách sơn bóng
Vì kết cấu nhà khó đụng chạm nên chị Loan chỉ gia cố lại. Chị gia cố thêm sắt cho gác chắc chắn hơn, sau đó lót tấm Cemboard để đổ sàn không bị rung. Chị cũng ngăn lại các phòng, chia không gian cho phù hợp với tính năng sử dụng của gia đình.
Mọi ý tưởng là hai vợ chồng chị cùng chủ động bàn luận, cũng không kịp lên bản thiết kế vì hầu như ý tưởng nằm sẵn trong đầu, chỉ cần trực tiếp giám sát thợ làm. Mọi việc hai anh chị thống nhất trước khi giao cho thầu nên quá trình sửa chữa cũng suôn sẻ, không gặp vấn đề gì nhiều.
Không gian bếp sau khi sửa thông thoáng và gọn gàng hơn
Các tủ bếp tẩy gỗ và sơn trắng lại
Chị Loan rất thích để hoa trong nhà, giúp không gian có mùi thơm tự nhiên
Chị Loan thích khu bếp nhất vì bạn bè và người thân chị hay đến tụ tập vào cuối tuần. Chị chia sẻ: “Nhìn khu bếp nhỏ vậy thôi chứ 3 đến 4 gia đình tụ tập vẫn thoải mái lắm”. Do nhà có em bé và các cháu của chị hay qua chơi nên việc gia cố lại cầu thang làm sao để không bị rườm rà mà vẫn an toàn, thẩm mỹ khiến chị Loan đau đầu nhất. May mắn là cuối cùng cũng hoàn thiện xong.
Video đang HOT
Sau khi ngăn phòng, chị chừa được 1 ban công nhỏ, khá thoáng đãng, là nơi phơi đồ và hóng mát. Phòng thay đồ chị để máy giặt, sau khi giặt xong mang ra ban công phơi, phơi khô thì mang vào tủ thay đồ treo lên. Mọi quy trình đều trong không gian khép kín không phải xách đồ chạy lòng vòng như trước.
Một vài góc cầu thang trước khi cải tạo
Không gian tầng 2 sau khi cải tạo
Vợ chồng chị bỏ vách gỗ thay bằng mành thắt cho nhẹ nhàng và bớt chật chội
Phòng ngủ đẩy ra trước và để chừa 1 góc nhỏ làm ban công, sân phơi
Ban công có view nhìn ra sông khá chill
Về khó khăn trong quá trình cải tạo nhà, chị Loan chia sẻ: ” Dọn đồ ra khỏi nhà để sửa với khiêng về lại là kỉ niệm khó quên nhất, hai vợ chồng chị dọn điên luôn. May là hàng xóm tốt bụng cho gửi ké đồ nên không phải khiêng đi xa lắm”.
Sau khi hoàn thiện việc sửa chữa lại căn nhà, gia đình chị thấy vui hơn, nhà rộng hơn, đẹp hơn mà sinh hoạt cũng tiện hơn nhiều. Đối với chị Loan, để sống trong 1 căn nhà nhỏ thì cách bố trí công năng sử dụng của từng phòng sao cho vừa tiết kiệm diện tích, vừa thẩm mỹ gọn gàng là điều rất quan trọng.
Phòng ngủ trước khi cải tạo
Phòng ngủ sau khi cải tạo tạo cảm giác ấm áp, nhẹ nhàng
Phòng ngủ trên gác cho bé
Phòng thay đồ chị để luôn máy giặt, giặt xong đem ra ban công phơi rất tiện
Nguồn: NVCC
Con trai làm công trình đầu tay là ngôi nhà tặng bố mẹ, vẻ ngoài như "lô cốt quân sự" khiến ai đi qua cũng ngoái nhìn
Bên ngoài ngôi nhà có vẻ lạnh lùng như "lô cốt quân sự", bên trong lại tối giản và gần gũi đến không ngờ.
The Bunker là công trình đầu tay của một sinh viên kiến trúc. Anh Phạm Khoa Nguyên đã thiết kế ngôi nhà này như một món quà để bố mẹ an hưởng tuổi già khi hưu trí cận kề. Bố mẹ anh muốn một không gian sống hòa hợp với thiên nhiên, đồng thời đảm bảo được sự riêng tư nhưng không bị cô lập.
Ngôi nhà tọa lạc trong một khu dân cư yên tĩnh trên đồi tại Đà Lạt. Ẩn núp 1,2m so với mặt đường, mặt tiền nhà là một hàng rào gạch bê tông xếp chồng so le không được sơn phết hay tô vẽ. Phần ngoại thất nặng nề với gỗ thui (Shou Sugi Ban) bao bọc phần lớn bề mặt căn nhà và chào đón khách viếng bằng một dải cửa sổ mỏng lạnh lùng. Cái tên The Bunker (Lô cốt quân sự) cũng được đặt cho ngôi nhà vì lý do này. Căn nhà có vẻ bề ngoài lãnh đạm và đơn điệu nhưng lại thể hiện trọn vẹn vẻ đẹp bên trong tính cách, cuộc sống tinh thần của gia đình.
Hình dáng của ngôi nhà khá đơn giản, nó như những khối hộp chồng lên nhau và vát đi ở những nơi cần thiết. Những góc vát 25 độ này được tính toán kỹ lưỡng để đưa các trục chính của ngôi nhà về hướng chính Bắc. Điều này biến cây cầu nối thành một buồm thu gió, gom gió mùa Đông Bắc dễ chịu vào mùa khô và tạo đối lưu để điều ngọn gió này đi khắp căn nhà. Ngược lại, góc vuông đối diện kết hợp với hàng cây lâu năm phía Tây để tách gió mùa Tây Nam ẩm ướt thành những luồng nhỏ hơn và đổi hướng chúng nhằm trung hòa những ngọn gió này.
Hình dáng ngôi nhà giống như những khối hộp xếp chồng lên nhau
Nhìn kỹ thì giống như một lô cốt quân sự
Anh Nguyên chia sẻ rằng: "Mình lớn lên trong một căn biệt thự duyên dáng được xây vào những năm 1930. Nơi từng là tư gia của vị triệu phú người Pháp và gia đình, giờ đây nó là mái ấm cho gia đình mình cùng 6 hộ gia đình khác. Tuy không gian sống của gia đình chỉ vỏn vẹn 40m2 nhưng 'chật hẹp' chưa một lần xuất hiện trong từ điển của mình. Có lẽ đó là nơi lối sống tối giản nảy mầm. Ngôi nhà tuy đơn sơ so với những ngôi biệt thự sang trọng khác, cây cầu bê tông trước nhà là một kho báu mà không nơi đâu có được. Nó cất giấu những kỷ niệm đẹp nhất thời niên thiếu của mình."
Phần lớn cảm hứng của căn nhà được đúc kết từ cây cầu bê tông này. Để phát triển ý tưởng đó, anh ngăn ngôi nhà làm 2 khối chính: khu vực sinh hoạt và phòng thờ. Hai khối này được nối với nhau bằng 1 cây cầu với tường kính để lấy sáng. Đồng thời, nó đóng vai trò như một phòng chào, nơi nắng và thiên nhiên quấn lấy người ngay từ giây phút bước vào cửa. Ranh giới giữa bên ngoài và bên trong như mờ đi khi tiếp tục tiến vào bên trong.
Không gian phòng khách trang nhã
Hệ cửa kính giúp ngôi nhà luôn tràn ngập ánh sáng
Cây cầu kính nối liền hai khu vực
Phần công năng được phân bố theo lề thói hàng ngày của gia đình và phản ánh rõ rệt tính cách. Cổng chính đưa người ở vào tầng trên cùng, nơi hầu hết các sinh hoạt chính diễn ra (tu thiền, nấu nướng, ăn uống, tiếp khách...). Nó là một khoảng không gian lớn hợp nhất các khu vực nhỏ lại với nhau. Cũng tại đây, view thành phố Đà Lạt được thu gọn lại qua khung cửa sổ rộng.
Chỗ nghỉ ngơi được mở rộng ở những tầng dưới. Xen kẽ với các phòng ngủ này là ban công và giếng trời, bao quanh bởi cây xanh và thác nước. Việc đặt các ban công ở tầng dưới đảm bảo sự riêng tư cho người sử dụng nhưng vẫn để thiên nhiên hòa quyện vào từng khoảnh khắc. Phòng thờ được tách bạch khỏi khối nhà chính bên đầu kia cây cầu. Nó như một lá chắn, đem bình an đến cho cả căn nhà. Dải cửa sổ mỏng lạnh lùng kia giờ đây mới hé lộ vai trò thực của mình. Nó như nhấc bổng phần mái khỏi các mảng tường. Đó cũng chính là cảm giác người thiết kế muốn mang lại khi bạn bước vào không gian linh thiêng này: "Vào đây, mọi điều phiền muộn như được nhấc khỏi tâm hồn."
Phòng ngủ với phong cách tối giản
Mỗi phòng đều được tô điểm bởi cây xanh và thác nước
Ngôi nhà có view hướng ra thành phố Đà Lạt rất đẹp
Không gian thiền và thờ tự
Thiết kế của The Bunker mang đến cảm giác ấn tượng, nhưng cũng rất khiêm nhường. Ý tưởng của người thiết kế là xây dựng cho bậc sinh thành một nơi ấm cúng, thoải mái, nơi mà họ gọi là nhà. Anh giải thích: "Ngôi nhà như một ẩn dụ cho con người của bố mẹ mình vậy. Họ không xa hoa, bóng bẩy nhưng khi hiểu rõ con người họ, bạn sẽ nhận ra họ thật sự giàu tình cảm."
Chàng trai lên núi, tự xây nhà bằng đất Bị đòi lại khu vườn mất hai năm gầy dựng, Kiệt gom tiền mua đất riêng rồi tự trộn đất, dựng cọc... làm nhà, sống tự tại ở tuổi 24. Sáng sớm, Đà Lạt trời se lạnh. Cầm tách cà phê bước ra phòng khách, Lê Kiệt cất tiếng gọi vợ. Phía ngoài hiên căn nhà đất chênh vênh lưng chừng đồi, Thu...