Cặp vợ chồng 12 năm bốc vác ở Hà Nội
Tối đến, ông Bùi Văn Chí (50 tuổi) cùng vợ, bà Nguyễn Thị Hào (42 tuổi), trọ ở quận Hai Bà Trưng lại xuống phố tìm việc mưu sinh.
Ông Bùi Văn Chí (50 tuổi) và vợ – bà Nguyễn Thị Hào (42 tuổi) ngồi trước phòng trọ 6 m2 ở phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Quê ở Nam Định, cuộc sống của hai vợ chồng trước đây chỉ xoay quanh ao cá, vườn gà cùng mấy sào ruộng. “Đủ ăn nhưng không đủ sống, nên hai vợ chồng dắt nhau lên Hà Nội làm lao động tự do ở “chợ người”. Đến nay đã được 12 năm rồi”, ông Chí kể.
Lúc 23h đêm, vợ chồng ông Chí vẫn rảo bước trên phố Chân Cầm ( quận Hoàn Kiếm) để tìm việc làm. Hai vợ chồng cho biết các công trình thường thi công vào ban ngày, đến tối mới cần người dọn dẹp vì đường phố ít xe cộ qua lại, xe tải dễ dàng di chuyển.
Hàng ngày, họ thường dọn dẹp, bốc vác thuê từ 19h đến 24h. “Nghề này luôn ở trong tâm thế chờ đợi, ai thuê gì làm nấy nên giống như đi câu, từ khuân vác dọn nhà, chuyển phế liệu công trình, rác thải cho đến phá dỡ nhà cửa. Thông thường, chủ nhà sẽ thuê lái xe, rồi lái xe ra “chợ” thuê người, phụ giúp”, ông Chí nói.
Đồ nghề của hai vợ chồng là hai chiếc xe rùa, vài ba cái thúng, xẻng, mũ đội cùng một túi đeo nhỏ đựng găng tay và chai nước lọc.
Video đang HOT
Ông Chí cùng vợ vận chuyển phế liệu từ công trình ra xe tải. Mỗi bao nặng chừng 20 đến 50 kg.
“Bốc đầy một chuyến xe được khoảng 200.000 đồng. Chuyến nào phải khuân vác xa, như từ nhà tầng xuống xe tải đậu ngoài đường sẽ được thêm chút tiền”, người đàn ông quê Nam Định nói.
Trước dịch, hai vợ chồng ông kiếm gần 15 triệu đồng mỗi tháng. Nhưng từ dịch tới nay, cả hai chỉ kiếm được khoảng 10 triệu đồng mỗi tháng.
Ông Chí chìa đôi bàn tay đầy những vết chai sần. Công việc của vợ chồng ông không tránh khỏi những bệnh về khớp. Ông kể, năm ngoái phải nằm nhà suốt 7 tháng do bị teo cơ, liệt tay trái. Từ 51 kg, ông sụt còn 43 kg. Kinh tế gia đình đổ dồn vào bà Hào – vợ ông và con trai cả. Bà Hào vừa phải đi làm kiếm tiền thuốc men, chữa trị cho chồng, vừa phải chăm lo cho hai đứa con đang đi học, đồng thời trả nợ tiền xây nhà. Đến tháng 3 năm nay, ông bà mới trả hết nợ.
Kết thúc công việc trên phố cổ, vợ chồng ông Chí quay lại điểm tập kết “chợ người” ở quận Hai Bà Trưng, chờ đợi một chuyến xe khác.
Những ngày dịch bệnh kéo dài, công việc của mọi người ở đây cũng trở nên thất thường hơn. “Nhiều khi vài hôm liên tiếp không có việc. Đem thúng ra, ngồi không cả buổi, hai vợ chồng lại phải quay về tay trắng”, bà Hào nói. Hiện, hai vợ chồng chủ yếu nhận việc từ những lái xe quen.
Ban ngày, hai vợ chồng tranh thủ ở nhà nghỉ ngơi lấy sức. Để chuẩn bị cho bữa tối, bà Hào nấu cơm rồi chạy ra hàng cơm bình dân gần nhà để mua thức ăn. Phòng nhỏ và đề phòng cháy nổ nên ông bà dùng hai nồi cơm điện, một cái để thổi cơm, một cái hâm nóng thức ăn hoặc làm các món nấu, còn thức ăn chủ yếu mua tại tiệm cơm bình dân gần đó.
Thời gian rảnh rỗi, ông Chí thường ra ngồi hóng gió và trò chuyện cùng hàng xóm. Khu trọ đều là dân ngoại tỉnh làm lao động tự do nên dễ chia sẻ cùng nhau.
“Hồi tháng 4, thành phố giãn cách xã hội, mọi người trong khu trọ về hết. Xe khách liên tỉnh dừng hoạt động, xe dù thì hét giá 500.000 đến một triệu đồng. Hai vợ chồng nghĩ bụng, về cũng chẳng làm gì nên quyết định ở lại. Túc tắc làm vẫn có đồng ra đồng vào để trả tiền phòng và tiền ăn hàng ngày”, ông Chí nói.
Năm ngoái, bà Hào được con gái nhắc mua điện thoại thông minh để có thể “gọi video về nhà” và lên mạng giải trí.
“Khi đó, chồng ở nhà dưỡng bệnh, con bé lên đây theo tôi đi làm, được một tuần, nó mua chiếc điện thoại cũ này với giá 1,3 triệu đồng rồi đổi cho tôi”, bà Hào kể.
Ăn tối, rửa bát đũa xong khoảng 18h30, bà Hào cùng chồng bắt đầu chuẩn bị đồ đạc để đi làm.
Đúng 19h khi trên tivi trong xóm bắt đầu mở chương trình thời sự, là lúc hai vợ chồng bắt đầu ngày làm việc.
Bà Hào cho biết, con trai cả đã lập gia đình và có công việc riêng nên hai vợ chồng không phải lo lắng. “Giờ bận tâm lớn nhất là đứa con gái thứ hai vừa thi xong đại học và đứa út học lớp 5. Mới hôm trước, nhận được giấy báo nhập học từ 3 trường đại học ở Hà Nội, chưa kịp nhận trường, con gái bảo sẽ không học tiếp, mà đi tìm việc để phụ bố mẹ.”, bà Hào nói và quẩy thúng ra phố.
Hỗ trợ công nhân bị mất việc làm
Sáng 4-9, LĐLĐ quận Gò Vấp, TP HCM đã gặp gỡ, tặng quà và BHYT tự nguyện hộ gia đình cho 198 nữ công nhân (CN) đang mang thai bị mất việc của Công ty CP Giày da Huê Phong.
Thẻ BHYT có giá trị từ tháng 9 đến 11-2020, với tổng số tiền gần 40 triệu đồng được trích từ nguồn kinh phí chương trình chăm lo cho CNVC-LĐ khó khăn. Mỗi chị còn được hỗ trợ thêm 500.000 đồng và một phần gạo. Dịp này, LĐLĐ quận cũng đã trao 3 suất học bổng (7 triệu đồng/suất) cho các CN bị mất việc để họ có điều kiện học nghề tìm việc làm mới.
Ông Phạm Chí Tâm, Phó Chủ tịch LĐLĐ TP HCM, tặng thẻ BHYT cho nữ công nhân Công ty CP Giày da Huê Phong
Từ đầu năm đến nay, LĐLĐ quận đã vận động 48 chủ nhà trọ giảm giá thuê (từ tháng 4 đến 6-2020) cho hơn 1.800 người lao động; thăm hỏi, động viên 355 giáo viên, người lao động các trường học ngoài công lập và công lập, đoàn viên nghiệp đoàn xây dựng, lao động tự do... gặp khó khăn do dịch Covid-19.
Lao động tự do mất gần như toàn bộ thu nhập vì dịch Covid-19 Dịch Covid-19 tiếp tục tác động mạnh đến đời sống, việc làm của hàng triệu người lao động vốn chưa kịp "gượng dậy" sau đợt dịch lần thứ nhất. Cuộc sống của những người lao động tự do, mưu sinh trên các tuyến phố của Hà Nội vốn đã khó khăn, nay lại càng thêm khó khăn hơn. Dọc những con phố Hàng...