Cáp treo khám phá Sơn Đoòng có “phá hỏng” di sản?
PV đặt câu hỏi: Việc xây dựng tuyến cáp treo tại Phong Nha – Kẻ Bàng có ảnh hưởng đến rừng di sản? Lãnh đạo tỉnh và chủ đầu tư trả lời, sẽ đặt việc bảo vệ giá trị rừng di sản thiên nhiên thế giới VQG Phong Nha – Kẻ Bàng lên hàng đầu.
Chiều 4/11, tại thành phố Đồng Hới, UBND tỉnh Quảng Bình đã tổ chức cuộc họp báo cung cấp thông tin liên quan đến Dự án xây dựng tuyến cáp treo tại Phong Nha – Kẻ Bàng. Theo đó, sau hơn 10 đợt khảo sát quy mô bao gồm các kỹ sư Việt Nam cùng các giám đốc kỹ thuật cáp treo, các chuyên gia trắc địa, chuyên gia địa hình địa chất… người nước ngoài, Công ty Cổ phần Tập đoàn Mặt Trời đã xác định được hai hướng tuyến cáp treo: Tuyến cáp treo số 01 từ cửa động Phong Nha đến cầu Trạ Ang với chiều dài tuyến là 6.788m. Tuyến cáp treo số 02 từ cầu Trạ Ang đến cửa sau động Sơn Đoòng với chiều dài 3.872m.
Dự án cáp treo Phong Nha – Kẻ Bàng dự kiến có 30 trụ, mỗi trụ chiếm khoảng 10 m2 đất, trên mỗi trụ có gắn 01 camera 360 độ để theo dõi cháy rừng và công tác bảo vệ rừng.
Ông Nguyễn Hữu Hoài, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, chủ trì cuộc họp báo thông tin về dự án cáp treo Phong Nha – Kẻ Bàng
Tại cuộc họp báo, ông Nguyễn Hữu Hoài, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, nhấn mạnh, Quảng Bình là tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế xã hội, đó là một hệ thống hạ tầng tương đối đồng bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy, hệ thống đường bộ thuận lợi. Đặc biệt, trong lĩnh vực du lịch, Quảng Bình có nhiều danh thắng với 116 km bờ biển, hệ thống đường Hồ Chí Minh huyền thoại, suối nước khoáng Bang, đền Công chúa Liễu Hạnh, di sản thiên nhiên thế giới VQG Phong Nha – Kẻ Bàng. Nhưng hiện nay, Quảng Bình vẫn là tỉnh nghèo, tỷ lệ hộ nghèo cao hơn bình quân toàn quốc. Việc phát triển du lịch là một hướng đi đúng để góp phần đưa Quảng Bình thoát nghèo và vươn lên trở thành một tỉnh giàu.
Trước nhiều luồng dư luận trái chiều về dự án này, nhiều phóng viên đặt câu hỏi liên quan đến việc xây dựng tuyến cáp treo tại Phong Nha – Kẻ Bàng liệu có ảnh hưởng đến giá trị rừng di sản. Các câu hỏi trên đã được lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Bình, VQG Phong Nha – Kẻ Bàng và đại diện Công ty Cổ phần Tập đoàn Mặt Trời đã trả lời là muốn khai thác những tiềm năng thế mạnh về du lịch tại VQG Phong Nha – Kẻ Bàng để đưa tỉnh Quảng Bình sớm thoát nghèo, cuộc sống người dân ngày càng giàu mạnh hơn. Tuy nhiên, trong quá trình đầu tư xây dựng và khai thác, UBND tỉnh Quảng Bình và đơn vị chủ đầu tư sẽ đặt việc bảo vệ giá trị rừng di sản thiên nhiên thế giới VQG Phong Nha – Kẻ Bàng lên hàng đầu.
“Hoàn toàn nằm ngoài hang động”
Trao đổi với PV Dân trí xung quanh việc triển khai xây dựng dự án tuyến cáp treo tại Phong Nha – Kẻ Bàng, ông Đặng Minh Trường, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Mặt Trời khẳng định, việc xây dựng cáp treo tại Phong Nha – Kẻ Bàng nằm hoàn toàn bên ngoài động, không phải nằm trong lòng động như nhiều người lầm tưởng, bởi ga đến cuối cùng của tuyến cáp treo nằm cách cửa hang khoảng 300 mét.
Ông Đặng Minh Trường, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Mặt Trời trả lời các câu hỏi của phóng viên
“Chúng tôi sẽ báo cáo cụ thể với UBND tỉnh Quảng Bình tất cả những kết quả khảo sát, cùng xem xét tính khả quan của các tuyến cáp treo mà vẫn giữ được nguyên trạng rừng di sản… Tất cả những thiết kế triển khai sẽ đều có báo cáo, xin ý kiến của các Bộ ngành liên quan như: Bộ Xây dựng, Bộ VH-TT&DL, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn… đảm bảo tránh việc vi phạm những quy định của UNESCO về bảo tồn văn hóa và du lịch thiên nhiên. Nhà đầu tư cùng các nhà tư vấn nước ngoài sẽ phải cam kết các biện pháp tiếp cận không ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường và phải đảm bảo các tiêu chí về phát triển bền vững mà UNESCO công nhận”, ông Trường cho hay.
Video đang HOT
Việc xây dựng cáp treo tại Phong Nha – Kẻ Bàng nằm hoàn toàn bên ngoài động (Ảnh: Internet)
Bên cạnh đó, dự án xây dựng tuyến cáp treo tại Phong Nha – Kẻ Bàng sẽ không hề ảnh hưởng đến các tour du lịch mạo hiểm dành cho các du khách nước ngoài có sức khoẻ, có điều kiện như hiện nay. Dự án đầu tư xây dựng: “Tuyến cáp treo Phong Nha – Kẻ Bàng thuộc Quần thể Khu du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng” nhằm mục tiêu đáp ứng nhu cầu của mọi công dân Việt Nam và bạn bè Quốc tế muốn thám hiểm và chinh phục vẻ đẹp hùng vĩ các hang động, chinh phục báu vật của Tổ quốc Việt Nam, đưa Quảng Bình trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam, tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh.
Một thực tế cũng khẳng định rằng, trên thế giới hình thức vận chuyển khách đi bằng cáp treo đến các địa điểm di sản (đã được UNESCO công nhận) là rất phổ biến với hơn 80 điểm khác nhau
Cụ thể, tuyến cáp treo trên núi Hoa Sơn (Trung Quốc) là một ví dụ. Hoa Sơn thuộc tỉnh Thiểm Tây, là một trong năm ngọn núi thuộc Ngũ Nhạc Danh Sơn của Trung Quốc. Năm 1990, Hoa Sơn được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Đây là một trong những ngọn núi thiêng và đẹp nhất Trung Quốc. Núi Hoa Sơn còn là điểm đến của những du khách ưa mạo hiểm vì con đường trên núi chỉ là những tấm gỗ mỏng manh cùng những sợi dây xích chắp vá vào nhau. Nhiều biện pháp an toàn đã được thực hiện, nhưng hàng năm số người tử vong ở đây vẫn không hề giảm và ngọn núi này còn có tên gọi “Ngọn núi chết”.
Tuyến cáp treo trên núi Hoa Sơn
Để phục vụ mong muốn được chiêm ngưỡng di sản thế giới độc đáo Hoa Sơn của đông đảo du khách trong và ngoài nước, một tuyến cáp treo đã được xây dựng tại đây.
Cáp treo trên núi Hoa Sơn có chiều cao khoảng 2.000 mét và dài khoảng 4.2km. Kể từ khi có tuyến cáp treo này, hàng triệu du khách được thoả mãn ước ao của mình, những tai nạn thảm khốc do sự mạo hiểm của “Ngọn núi chết” gây ra hầu như không còn nữa. Phương án xây dựng cáp treo phục vụ du khách đến với hang động lớn nhất thế giới – hang Sơn Đoòng thuộc rừng di sản thiên nhiên thế giới VQG Phong Nha – Kẻ Bàng là 1 phương án tối ưu, bởi theo kinh nghiệm trên thế giới, thì cáp treo chính là loại hình vận chuyển duy nhất đảm bảo cho việc bảo tồn thiên nhiên nguyên vẹn như vốn có.
C am kết cùng tỉnh chung sức bảo vệ rừng di sản
Dự án xây dựng cáp treo tại Phong Nha – Kẻ Bàng đưa du khách tham quan hang động đẹp nhất thế giới sẽ mang lại nhiều lợi ích cho tỉnh Quảng Bình. Với những dự án tầm cỡ như thế này, Quảng Bình sẽ khai thác được thế mạnh về du lịch đang có, lượng khách du lịch đến Quảng Bình chắc chắn sẽ tăng mạnh, kéo theo sự phát triển của hệ thống giao thông và các loại hình dịch vụ khác như lưu trú, ẩm thực, hang lưu niệm… Dự án sẽ mở ra cơ hội việc làm ổn định cho hàng chục ngàn người lao động.
Và điều quan trọng hơn cả là khi có tuyến cáp treo thuận lợi, việc đi lại dễ dàng hơn, công tác kiểm tra, ngăn chặn nạn phá rừng sẽ được thực hiện triệt để, những sự cố cháy rừng sẽ được kịp thời phát hiện, ứng cứu, việc xâm hại di sản (đục thạch nhũ…) trong các hang động cũng sẽ được kiểm soát chặt chẽ bởi các cơ quan chức năng .
Trong Quyết định số 24/2012/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính Phủ về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng có nêu rõ: “Nhà nước khuyến khích các hoạt động dịch vụ môi trường rừng, kinh doanh du lịch sinh thái trong rừng đặc dụng phù hợp với quy định của pháp luật, nhằm tạo nguồn thu để bù đắp các chi phí, nâng cao thu nhập của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và thay thế dần đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước”.
Để được triển khai dự án này, Công ty Cổ phần Tập Đoàn Mặt Trời cũng cam kết cùng tỉnh chung sức bảo vệ rừng di sản quý giá Phong Nha – Kẻ Bàng. Ảnh: Đoàn thám hiểm hang động Hoàng gia Anh
Công ty Cổ phần Tập Đoàn Mặt Trời cam kết cùng tỉnh chung sức bảo vệ rừng di sản quý giá Phong Nha – Kẻ Bàng, xem đó như vấn đề sống còn của việc kinh doanh du lịch sinh thái bền vững, và cũng là lợi ích của chủ đầu tư, bởi cốt lõi của sự thu hút khách du lịch nằm ở cảnh quan tuyệt đẹp của hang động và rừng nguyên sinh.
Đặng Tài – Phúc Lịnh
Theo Dantri
Cáp treo Sơn Đoòng cách cửa động 300 mét
Tỉnh Quảng Bình cho hay, dự án cáp treo trị giá 3.000 tỷ đồng ở Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng sẽ đưa du khách vào ngắm rừng nguyên sinh, chứ không vào bên trong hang động Sơn Đoòng.
Ngày 4/11, UBND tỉnh Quảng Bình tổ chức họp báo về dự án cáp treo Phong Nha-Kẻ Bàng. Tham dự có nhiều sở ban ngành của tỉnh Quảng Bình và đại diện chủ đầu tư dự án là Tập đoàn Sungroup.
Ông Nguyễn Hữu Hoài, chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cho hay, tỉnh này có hơn 300 hang động lớn nhỏ và đã đưa vào khai thác du lịch nhiều hang động. Quảng Bình được UNESCO đánh giá làm rất tốt công tác bảo tồn và phát huy di sản.
Ông Nguyễn Hữu Hoài. Ảnh: Quang Hà.
Theo vị Chủ tịch Quảng Bình, dự án cáp treo dự kiến dài 10,6 km gồm 2 chặng, xuất phát từ cửa động Phong Nha đến ga thứ nhất tại Trạ Ang dài 6.788 m, và ga thứ hai đến cửa sau động Sơn Đoòng dài 3.872 mét. Nhà ga này cách cửa động khoảng 300 mét.
Dự án nhằm đáp ứng nhu cầu chiêm ngưỡng rừng nguyên sinh Phong Nha-Kẻ Bàng ở độ cao 50-250 mét.
Dự án gồm 30 trụ cáp, với mỗi trụ xây dựng không quá 10 m2 đất rừng. Đồng thời, trên mỗi trụ có gắn camera có góc quay 360 độ để quan sát bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng.
Qua 9 tháng khảo sát từ đầu năm 2014, tuyến cáp dự kiến đi qua 3 phân khu phục hồi sinh thái, hành chính và bảo vệ nghiêm ngặt. Quá trình này, Sun Group mời nhiều chuyên gia nước ngoài cùng khảo sát. Tuyến cáp được thiết kế có khả năng phục vụ 1.000 lượt khách/h.
Ông Đặng Minh Trường, Tổng giám đốc Sun Group cho hay tuyến cáp được thi công bằng công nghệ cáp công vụ, vận chuyển vật liệu đi qua ngọn cây, hoặc theo các lối mòn nên không có cây chặt hạ trong thi công.
"Dự án có tổng vốn 3.000 tỷ đồng gồm nhiều tổ hợp khác như các khách sạn, sân gôn ở ngoài khu vực vườn quốc gia, sẽ tạo việc làm cho hàng nghìn người, đồng thời tạo nguồn thu lớn cho tỉnh. Chúng tôi đầu tư nên hoàn toàn chắc chắn không xâm hại môi trường và di sản, bởi việc đó không khác gì tự chặt chân mình, bảo vệ di sản bằng mọi giá, đó là mục tiêu làm dự án", ông Trường nói.
Ông Lê Thanh Tịnh, giám đốc Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng đánh giá đây là sản phẩm du lịch hoàn toàn mới, đưa du khách tham quan thắng cảnh Phong Nha-Kẻ Bàng trên cao, tạo trải nghiệm khác hẳn như được bay trên rừng nguyên sinh.
Với việc xây dựng ở phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, ông Tịnh cho biết tại khu vực này không được xây dựng, trừ lối mòn và đường cáp trên không. "Quy định của Chính phủ cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất và rừng nên dự án này phải thực hiện đầy đủ thủ tục trước khi triển khai", ông Tịnh nói.
Chuyên gia Peter Vogelmann, Giám đốc thị trường Đông Nam Á của công ty Doppelmayr Seilbahnen GmbH (Áo), đối tác thi công cáp treo ở dự án này cho rằng với kinh nghiệm thực hiện 14.000 dự án cáp treo, nhiều công trình ở 86 vườn quốc gia thế giới và di sản được UNESCO công nhận nên đơn vị này hoàn toàn đảm bảo thi công an toàn, ít ảnh hưởng đến môi trường ở Phong Nha-Kẻ Bàng.
Tuyến cáp dự kiến xây dựng chỉ đưa khách đến cửa động Sơn Đoòng, còn việc thám hiểm bên trong vẫn chưa được tỉnh Quảng Bình và chủ đầu tư khảo sát để đưa ra con số, kế hoạch cụ thể.
"Trên cơ sở kinh nghiệm khai thác động Phong Nha và Thiên Đường, tỉnh Quảng Bình và chủ đầu tư sẽ tiếp tục làm việc, khảo sát để có phương án cụ thể đưa khách vào thăm động Sơn Đoòng", ông Hoài khẳng định.
Một cửa lớn vào hang Sơn Đòong. Ảnh: sondoongcave
Dự án được đánh giá tạo việc làm hàng nghìn lao động địa phương khi chủ đầu tư xây dựng hệ thống nhà hàng, khách sạn ở khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng.
Tỉnh Quảng Bình cho rằng sẽ có nhiều người dân được ít nhất một lần đặt chân đến động Sơn Đoòng hơn so với phương án khai thác hiện nay, vốn rất ngặt nghèo về tài chính, sức khỏe, thời gian.
Chủ tịch Quảng Bình cho hay tỉnh này vẫn còn nghèo, trong khi Phong Nha-Kẻ Bàng như một viên ngọc nên cần sớm đưa ra khai thác, mời gọi khách du lịch để phát triển kinh tế.
Trước khi đưa dự án này vào triển khai, tỉnh Quảng Bình cam kết sẽ tham khảo ý kiến các Bộ ngành trung ương và UNESCO.
Hoàng Táo - Phạm Hương
Theo VNE
Cáp treo xuyên hang Sơn Đoòng: Hãy giữ cho nhân loại! "Việc bảo tồn các di sản chính là sự gìn giữ những giá trị đó cho nhân loại, cho những thế hệ mai sau vẫn được biết đến". PGS.TS Nguyễn Hiệu, Khoa địa lý - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN khẳng định. Phải khảo sát mang tính đồng bộ PV: - Là một trong những người đã nhiều năm nghiên...