Cấp Thẻ hành nghề biểu diễn nghệ thuật, thời trang
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang dự thảo Thông tư quy định chi tiết việc cấp Thẻ hành nghề biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang.
Theo dự thảo, Thẻ hành nghề do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân theo quy định của pháp luật để cá nhân tham gia hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang có nhận thù lao bằng tiền hoặc các quyền lợi vật chất khác. Thẻ hành nghề có giá trị sử dụng trên phạm vi toàn quốc.
Nghệ sĩ sẽ phải có thẻ hành nghề.
Đối tượng được cấp Thẻ hành nghề: Các cá nhân được Nhà nước phong tặng danh hiệu hoặc đang làm việc tại các đơn vị nghệ thuật công lập, ngoài công lập; các cá nhân có văn bằng tốt nghiệp về chuyên ngành nghệ thuật, trình diễn thời trang hoặc đạt giải tại các cuộc thi, liên hoan nghệ thuật; cuộc thi người đẹp, người mẫu trong nước và quốc tế…
Theo dự thảo, cá nhân đề nghị cấp Thẻ hành nghề có thể gửi hoặc thông qua các pháp nhân đại diện gửi 1 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Cục Nghệ thuật biểu diễn hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Dự thảo nêu rõ, Cục Nghệ thuật biểu diễn tiếp nhận hồ sơ của các cá nhân đang làm việc tại các đơn vị nghệ thuật thuộc Trung ương và cá nhân là hội viên các Hội văn học nghệ thuật thuộc Trung ương. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp nhận hồ sơ của các cá nhân đang làm việc trong các đơn vị nghệ thuật công lập, ngoài công lập thuộc địa phương; cá nhân là hội viên các Hội văn học nghệ thuật thuộc địa phương và cá nhân có nhu cầu tham gia biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang.
Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thẩm định và đề nghị tổ chức, cá nhân bổ sung nếu hồ sơ chưa hợp lệ. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch gửi danh sách cá nhân đề nghị Cục Nghệ thuật biểu diễn cấp Thẻ hành nghề. Trường hợp cần thẩm định năng lực chuyên môn của người đề nghị cấp Thẻ thì thời hạn cũng không quá 10 ngày làm việc.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được danh sách kèm theo hồ sơ đề nghị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các đơn vị nghệ thuật Trung ương; Hội văn học nghệ thuật thuộc Trung ương và hồ sơ của cá nhân đủ điều kiện cấp Thẻ hành nghề, Cục Nghệ thuật biểu diễn ban hành quyết định cấp Thẻ hành nghề. Trường hợp không cấp Thẻ, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Video đang HOT
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang lấy ý kiến góp ý dự thảo này trên Cổng thông tin điện tử của Bộ.
Theo Tuệ Văn/ Báo Chính Phủ
Gia Lai, Lễ hội đâm trâu, thông tư, cộng đồng, xử phạt, ý nghĩa, tổ chức, địa phương, chém lợn, đâm trâu
Trước việc Bộ VHTT&DL cấm đâm trâu, chém lợn, các địa phương đang phải tìm cách để vẫn có thể tổ chức lễ hội mà không lo xử phạt.
Đắc Lắc: Dùng trâu giả thay cho trâu thật
Bộ trưởng Bộ VHTT&DL vừa ký ban hành Thông tư 15 về tổ chức lễ hội. Thông tư yêu cầu "không tổ chức các lễ hội có nội dung kích động bạo lực, truyền bá các hành vi tội ác bao gồm những hoạt động trong đó thể hiện cảnh trái với truyền thống yêu hoà bình và nhân ái của dân tộc Việt Nam, cụ thể: Mô tả cảnh đâm chém, đấm đá, đánh đập tàn bạo...".
Theo thông tư 15, nếu không thay đổi cho phù hợp, các lễ hội này sẽ không được tổ chức và bị xử phạt theo nghị định 158 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá, thể thao, du lịch và quảng cáo.
Là nơi thường xuyên tổ chức lễ hội đâm trâu, trước thông tin trên, trao đổi với Đất Việt, ngày 12/1, ông Bùi Văn Khối - Trưởng phòng nghiệp vụ văn hóa, Sở VHTT&DL Đắc Lắc cho biết: "Chúng tôi cũng đã nhận được Thông tư của Bộ, nhưng để thực hiện được thì phải nghiên cứu xem xét.
Bởi vì, lễ hội đâm trâu là một trong những nét sinh hoạt văn hóa dân gian nổi bật nhất của các dân tộc ở trên địa bàn tỉnh. Nó có ý nghĩa tâm linh, biểu tượng cho sức mạnh. Sau lễ hội đâm trâu, theo quan niệm của họ thì những hiềm khích, nỗi buồn sẽ không còn mà thay vào đó là niềm vui để chuẩn bị cho một mùa màng mới".
Bên cạnh đó, theo ông Khối, lễ hội đâm trâu không phải tổ chức thường xuyên, riêng có huyện Buôn Đôn là dân làng tổ chức gắn liền với lễ hội đua voi. Cho nên việc thực hiện Thông tư trên cũng sẽ phải bàn bạc để đưa ra phương án phù hợp.
Hiện nay, Sở cũng đã giao cho phòng văn hóa tham mưu với UBND huyện Buôn Đôn, xây dựng đề án về cách tổ chức lễ hội này sao cho phù hợp với Thông tư của Bộ.
"Trách nhiệm của Sở là phải đưa ra phương án tổ chức hợp lý, gắn với quy định trong thông tư. Chúng tôi cũng đang tính đến phương án, vẫn tổ chức lễ hội bình thường, nhưng chỉ làm trâu giả, theo hình thức mô phỏng.
Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên
Phải cách điệu lên với tính chất nghệ thuật cao, để không gây cho du khách cảm giác ghê rợn", ông Khối nói.
Thế nhưng, theo ông Khối thì hiện nay, nhiều gia đình đồng bào Ê Đê có điều kiện, họ tự mua trâu về mổ trâu, để khóc trâu, tế trâu vì cảm ơn lộc của thần linh ban tặng gia đình, tuy không nhiều, nhưng có tồn tại.
Cho nên, ông nhấn mạnh: "Để thực hiện theo đúng Thông tư của Bộ VHTT&DL thì chỉ có hai cách: Một là, thay đổi hình thức, hình tượng hóa dùng trâu giả. Hai là,giảm quy mô tổ chức lại thành buôn làng, thì sẽ không xử phạt được".
Gia Lai: Lễ hội chỉ mang tính chất cộng đồng buôn làng
Cũng là địa phương có nhiều lễ hội đâm trâu được tổ chức, ông Phan Xuân Vũ - Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Gia Lai cho rằng: "Vừa qua, Bộ VHTT&DL đã có thông tư, chúng tôi sẽ trên cơ sở đó triển khai xuống địa phương. Nhưng các lễ hội đâm trâu của dân tộc Tây Nguyên, mỗi lễ hội đều có những đặc trưng riêng và ý nghĩa tâm linh rất lớn, mang tính chất thân thương.
Nếu như đối với người Kinh, con trâu là đầu cơ nghiệp, còn người Tây Nguyên, con trâu mang tính cộng đồng, đâm trâu để chuyển tải ý nghĩa của cả cộng đồng đến với thần linh.
Thực ra nó cũng giống như tục lệ đầu năm làm cặp heo quay cúng lên chùa, cầu lên chức, lên quyền của người miền Bắc. Nhưng nó khác ở chỗ, nếu như người miền Bắc chỉ cầu cho gia đình, họ hàng, thì lễ hội đâm trâu mang ý nghĩa cầu an lành cho cả cộng đồng, mong cho tất cả cộng đồng khỏe mạnh, mùa màng tươi tốt".
Vì thế, theo ông Vũ, Sở VHTT&DL vẫn đang phải nghiên cứu, vận động, cũng như tìm cách để đảm bảo cho việc tổ chức lễ hội.
Ông nói: "Năm 2009, khi chúng tôi tổ chức lễ hội tại buôn làng Gia Lai, chỉ tiến hành phần lễ, chứ không thực hiện nghi lễ đâm trâu, giao trâu cho bà con mang về, thì người dân đã phàn nàn, và cho rằng như vậy là đang lừa dối thần linh, vô cùng bức xúc.
Cho nên, không thể dừng việc tổ chức lễ hội, cũng như không thể không đâm trâu, nhưng phải nghiên cứu làm sao thực hiện đúng chủ trương của Bộ, một bài toán đau đầu cho các địa phương, làm sao để gạt bỏ những yếu tố không có lợi và lưu giữ những yếu tố văn hóa tích cực phải bảo tồn".
Thế nhưng, về quan điểm chung, theo ông Vũ, Gia Lai vẫn sẽ duy trì việc tổ chức lễ hội, để gìn giữ ý nghĩa thiêng liêng của nó, chỉ là tổ chức quy mô nhỏ hơn, trong quy mô buôn làng.
"Chúng tôi sẽ không làm thương mại, không thu hút du khách, chỉ làm trong cộng đồng làng, xã thì không thể xử phạt được, vì nó không ảnh hưởng đến ai", ông Vũ nói.
Châu An
Theo_Báo Đất Việt
Thiếu thẻ hành nghề, nghệ sĩ sẽ không có cát-xê? Bộ VH-TT-DL vừa công bố Bản dự thảo Thông tư quy định chi tiết việc cấp thẻ hành nghề, biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang để lấy ý kiến đóng góp từ công luận. Việc cấp thẻ hành nghề dự kiến được áp dụng từ năm 2015 nhưng không thể thực hiện. Theo bản dự thảo mới được công bố, việc...