Cặp song sinh tự kỷ được chữa trị bằng y học cổ truyền
Hàng ngày hai cháu đến Bệnh viện Châm cứu Trung ương (Hà Nội) để điện châm, thủy châm, xoa bóp bấm huyệt, trong liệu trình một tháng.
Hai năm trước, chị Nguyễn Thị Thiệp (Thái Nguyên) sinh đôi hai bé trai đầu lòng. Hơn một tuổi, hai bé vẫn không biết ê a. Mẹ cũng thắc mắc “vì sao các con cứ không nhìn thẳng vào mắt mình, bảo đứng im không đứng im mà lại chạy như tên lửa”. Nghĩ con chậm nói, lại còn nhỏ chưa nhận thức được nên chị cũng không đưa đi khám.
Hai bé hơn 23 tháng tuổi thì có biểu hiện lạ, gọi mãi không quay đầu lại, chảy máu cũng không biết, đại tiểu tiện không kiểm soát. Chị đưa con đến bệnh viện tỉnh khám, bác sĩ chẩn đoán hai bé bị tự kỷ.
Cặp song sinh đã biết giao tiếp và chạy nhảy sau khi điều trị bằng y học cổ truyền. Ảnh: Thúy Quỳnh
Người mẹ đưa hai con đến Bệnh viện châm cứu Trung ương. Bác sĩ Dương Văn Tâm, trưởng khoa Nhi cho biết, trẻ nhỏ 24 tháng tuổi mới điều trị tự kỷ là khá muộn. Nhiều trường hợp phát hiện bệnh khi đã 4-5 tuổi. “Trẻ càng nhiều tuổi thì thời gian chữa trị tự kỷ càng lâu”, bác sĩ Tâm nói.
Với cặp song sinh, liệu trình chữa trị ban đầu trong vòng một tháng. Buổi sáng, bác sĩ Tâm dùng ba kỹ thuật điện châm, thủy châm, xoa bóp bấm huyệt tác động lên các huyệt đạo, mất chừng một giờ. Buổi chiều có các hoạt động tập thể, giáo dục hòa nhập, trò chuyện với chuyên gia tâm lý để các cháu làm quen. Vài ngày đầu tiên, khi châm cứu hai bé giãy giụa, kim tuột ra. Sau một vài tuần quen dần, các cháu chấp nhận hợp tác và ngồi im để châm cứu.
Theo bác sĩ Tâm, trẻ bị tự kỷ ngày càng nhiều. Bố mẹ khi biết con tự kỷ thường rất sốc vì không nhận ra các triệu chứng bệnh của con mình. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tự kỷ là những rối loạn phát triển của não bộ, dẫn đến các biểu hiện như không biết giao tiếp bằng lời nói và hành động, không biết thể hiện cảm xúc, không phản xạ. Trẻ thường không chơi với bạn, lúc nào cũng ngơ ngơ ngác ngác, nhiều hành động lặp đi lặp lại không chủ đích.
“ Tây y coi đây là chứng rối loạn, không phải bệnh, cần phải giáo dục, dạy dỗ chứ không điều trị. Những biểu hiện tự kỷ sẽ tồn tại suốt đời của một em bé”, bác sĩ Tâm cho biết. Nhiều bố mẹ sau khi đưa con đến bệnh viện Tây y chẩn đoán tự kỷ sẽ được tư vấn chuyển đến các trung tâm can thiệp giáo dục tật học. Tây y chỉ điều trị những chứng bệnh kèm theo như thần kinh, rối loạn tăng động, chậm phát triển trí tuệ.
“Đông y điều trị rất tốt cho trẻ tự kỷ”, bác sĩ Tâm nhấn mạnh. Đông y coi tự kỷ là chứng bệnh với những biểu hiện suy giảm giao tiếp, trí tuệ, hành vi. Tổn thương kinh mạch, tạng phủ, Đông y có phương pháp điều trị bằng cách tác động lên huyệt vị, kinh lạc. Bé tự kỷ được điều trị kết hợp bằng nhiều kỹ thuật khác nhau như điện châm, thủy châm, xoa bóp bấm huyệt, cấy chỉ. Chuyên gia tâm lý kết hợp tư vấn cho bố mẹ cháu hiểu về tự kỷ để người nhà phối hợp với bác sĩ điều trị trẻ hiệu quả nhất.
Video đang HOT
Liệu trình điều trị trẻ tự kỷ diễn ra hàng ngày trong vòng một tháng, nghỉ 15 ngày và tiếp tục các đợt điều trị tiếp theo. Tự kỷ phải điều trị kiên trì hàng năm.
Hai bé sinh đôi nhà chị Thiệp đến nay điều trị tại bệnh viện được 3 liệu trình. Các cháu có biểu hiện hành vi tốt hơn trước. “Châm cứu một thời gian, các cháu có phản xạ đi tiểu, không còn bị rối loạn giấc ngủ và đã biết chạy nhảy, gọi biết quay đầu”, bác sĩ Tâm cho biết.
Hàng ngày, tại khoa Nhi Bệnh viện Châm cứu Trung ương có khoảng 100 lượt cháu tự kỷ điều trị, hầu hết đều có bảo hiểm y tế nên không mất tiền. Chi phí điều trị 5-7 triệu đồng một liệu trình.
Bác sĩ khuyên cha mẹ có con bị tự kỷ nên chấp nhận tất cả khác biệt của con mình. Bố mẹ luôn là một chuyên gia, một người bạn bên cạnh con, tạo môi trường sống lành mạnh và an toàn cho trẻ.
Thúy Quỳnh
Theo Vnexpress
Hậu quả ăn cá lau kính để trị tiểu đường
"Không ít bệnh nhân tiểu đường tin vào những bài thuốc truyền miệng không khoa học, kéo dài thời gian điều trị nên có nguy cơ bị cắt cụt chân" - BS Võ Tuấn Khoa, khoa Nội tiết BV Nhân dân 115.
Mặc dù khoa Nội tiết BV Nhân dân 115 TP.HCM có 50 giường bệnh nhưng lúc nào cũng điều trị 70 bệnh nhân nội trú. Trong đó 80% đến 90% là bệnh nhân tiểu đường.
Loét chân vì liên tục ăn cá lau kiếng
Vừa nhăn mặt vì đau nhức ông NVM (52 tuổi, ở Đồng Nai) vừa nói: "Cách đây hơn năm, tôi thấy trong người có những biểu hiện lạ như hay mệt mỏi, luôn khát nước, lại tiểu nhiều. Tôi sụt ký nhanh chóng, từ 62 kg chỉ còn 55 kg trong vòng hai tháng".
Gặp người bạn, ông M. kể lể sự tình. Người bạn "phán" ông M. có triệu chứng của bệnh tiểu đường và khuyên nên trị theo phương pháp gia truyền. "Người bạn kêu tôi tìm mua vài con cá lau kiếng (kính) rồi hầm với nước dừa và đu đủ. Người bạn còn quả quyết mỗi tuần ăn 2 lần thì sẽ dứt bệnh tiểu đường" - ông M. cho biết.
Tin lời bạn, ông M. làm theo. Ăn cá lau kính ròng rã suốt năm trời, ông M. thấy các triệu chứng nói trên chẳng những không giảm mà còn nặng hơn. Rồi một lần ông M. đạp cây gai và máu rỉ liên tục. "Quá lo sợ, tôi đến BV Nhân dân 115. Sau khi khám, bác sĩ (BS) nói tôi bị tiểu đường type 2 và trong giai đoạn nặng. BS nói tôi bị biến chứng loét chân do chậm điều trị" - ông M. buồn rầu.
Tương tự, bà NTTH (54 tuổi, ở Long An) cũng bị loét chân phải do biến chứng tiểu đường. BS cho biết chân bà H. phải cắt bỏ để không ảnh hưởng tính mạng.
Loài cá lau kính có thể chữa bệnh tiểu đường theo đồn thổi. Ảnh: TRẦN NGỌC
Bà H. kể: "Khám ở phòng mạch tư, BS nói tôi bị tiểu đường và khuyên nên đến BV. Tôi thấy nhiều người bị tiểu đường nhưng BV điều trị không hết nên nghe lời bà hàng xóm tìm mua cá lau kính hầm với nước dừa và đu đủ để ăn".
Không chỉ vậy, trước nhà có cái ao nhỏ nên bà H. thả mớ cá lau kiếng nuôi để ăn dần. Cá lau kính hầm với nước dừa và đu đủ ăn riết cũng ngán, bà H. chế biến thêm các món khác như hấp sả, hấp bia, nướng muối ớt... "Độ một năm sau, có lần tôi cắt móng chân mà cứ bị chảy máu ri rỉ. Chưa hết, mắt tôi bỗng nhiên bị mờ. Đến BV Nhân dân 115, BS bảo tôi bị tiểu đường type 2 và bị loét bàn chân" - bà H. nói.
Con cá không làm nên thuốc
Theo bà Trương Thị Ngọc Lan, Phó Viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TP.HCM, y học cổ truyền có những bài thuốc hỗ trợ triệu chứng tác dụng phụ của tiểu đường. Hoàn toàn không có bài thuốc điều trị dứt tiểu đường.
"Điều trị tiểu đường phải đảm bảo ba nguyên tắc: Ăn uống hợp lý, tập luyện thể lực và dùng thuốc (cơ bản vẫn là thuốc Tây, thuốc y học cổ truyền chỉ là hỗ trợ). Nếu chỉ ăn cá lau kiếng, không tập thể lực và không uống thuốc thì chắc chắn không có tác dụng" - bà Lan lưu ý.
Tương tự, BS Võ Tuấn Khoa, khoa Nội tiết BV Nhân dân 115, khuyến cáo: "Tiểu đường điều trị càng sớm càng tốt. Điều trị theo phương pháp không khoa học sẽ kéo dài thời gian, bệnh thêm nặng và nguy cơ biến chứng rất cao. 85% trường hợp cưa chân ở người tiểu đường trên nền có loét chân từ trước".
Bệnh nguy hiểm, phải kiểm soát đúng cách
Tiểu đường có hai loại: Type 1 và type 2. Khoảng 95% bệnh nhân tiểu đường rơi vào type 2. Phân loại type mang ý nghĩa về mặt nguyên nhân và điều trị, không liên quan bệnh nặng hay nhẹ. Tuy nguy hiểm nhưng tiểu đường là bệnh có thể kiểm soát được bằng cách kết hợp thuốc, ăn uống lành mạnh và tập thể dục.
BS VÕ TUẤN KHOA , khoa Nội tiết BV Nhân dân 115 TP.HCM
Cá lau kiếng không chữa được tiểu đường
Hiện chưa có nghiên cứu khoa học chứng minh cá lau kiếng có tác dụng chữa bệnh này. Nếu cá lau kiếng thực sự trị hết tiểu đường thì số người mắc bệnh này đâu tăng nhanh như hiện nay.
TS-BS TRƯƠNG THỊ NGỌC LAN , Phó Viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TP.HCM
Trần Ngọc
Theo Pháp luật TPHCM
Trị giời leo bằng cây lá thuốc Nam Thuốc đắp ngoài da, nhất là những cây thuốc Nam có sẵn trong vườn nhà như rau sam, lá sung, lá cây xấu hổ, mơ lông... rất hiệu quả với bệnh giời leo. Zona (dân gian gọi là giời leo) là bệnh do virút gây phát ban và đau đớn. Bệnh zona là do virút varicella-zoster - cùng một loại virút gây bệnh...