Cặp song sinh dính liền sọ được tách đôi an toàn sau 50 giờ phẫu thuật
Safa và Marwa Ullah, 2 tuổi, sinh ra đã có có hộp sọ và các mạch máu hợp nhất với nhau.
Safa và Marwa Ullah, 2 tuổi, sinh ra tại Charsadda, Pakistan trước khi được phẫu thuật tách đầu tại bệnh viện Great Ormond Street
Cặp song sinh dính liền sọ hiếm hoi đã được tách ra sau 50 giờ phẫu thuật tại một bệnh viện ở London, Anh.
Cặp song sinh nữ 2 tuổi Safa và Marwa Ullah đã phải trải qua ba cuộc đại phẫu tại bệnh viện Great Ormond Street (GOS) để được tách đầu.
Ca phẫu thuật đầu tiên diễn ra vào tháng 10/2018. Lúc này hai bé gái đến từ Charsadda, Pakistan mới 19 tháng tuổi.
Hai bé cuối cùng cũng có được cơ thể độc lập sau khi phẫu thuật lần cuối vào ngày 11/2 năm nay.
Mẹ của hai bé, bà Zainab Bibi, 34 tuổi, cho biết: “ Chúng tôi mang ơn bệnh viện và các y bác sĩ, chúng tôi rất biết ơn vì tất cả những gì họ đã làm. Chúng tôi vui mừng tột cùng khi nghĩ đến tương lai”.
Safa và Marwa rời bệnh viện GOS cùng mẹ Zainab Bibi và ông ngoại Mohammad Sadat sau khi được phẫu thuật tách đầu.
Video đang HOT
Cha của hai bé gái đã qua đời vì lên cơn đau tim khi các con ông vẫn còn nằm trong bụng mẹ. Các bé vừa được cho xuất viện vào ngày 1/7.
Hiện hai bé đã chuyển về sống với mẹ, ông ngoại Mohammad Sadat Hussain, 57 tuổi – và chú, Mohammad tại London.
Hai bé gái được sinh ra bằng phương pháp sinh mổ, là một cặp song sinh dính đầu, có hộp sọ và mạch máu hợp nhất với nhau.
Bệnh viện GOS từng tách thành công trường hợp tương tự vào năm 2006 và 2011.
Các chuyên gia đã sử dụng công nghệ thực tế ảo để tạo ra một mô hình giải phẫu sao y, giúp họ hình dung được cấu trúc hộp sọ cũng như cách bố trí não và các mạch máu.
Một nhóm nghiên cứu cũng đã sử dụng công nghệ in 3D để tạo ra các mô hình bằng nhựa mô phỏng đúng cấu trúc để luyện tập và hướng dẫn giải phẫu.
Trong quá trình phẫu thuật, trước tiên các bác sĩ tách phần mạch máu dính liền của 2 bé gái và cấy vào một miếng nhựa giữa 2 phần đầu nhằm giữ cho não và mạch máu của 2 cơ thể không dính vào nhau.
Safa và Marwa trước khi được phẫu thuật tách đầu.
Trong ca đại phẫu cuối, các y bác sĩ thực hiện nuôi cấy hộp sọ mới bằng xương của chính các bé.
Cuộc đại phẫu do doanh nhân người Pakistan – ông Murtaza Lakhani tài trợ, tuy thành công nhưng các bé gái vẫn phải trải qua nhiều quy trình trị liệu sau đó để có thể sống tốt bằng cơ thể của riêng mình.
Có đến 100 y bác sĩ và chuyên gia của bệnh viện GOS tham gia vào cuộc phẫu thuật dài tới hơn 50 tiếng này.
Bác sĩ giải phẫu thần kinh Noor ul Owase Jeelani và bác sĩ giải phẫu sọ não David Dunaway là người chỉ đạo phẫu thuật cho Safa và Marwa Ullah.
Safa và Marwa sau khi được phẫu thuật tách đầu.
Ông Jeelani, bác sĩ giải phẫu thần kinh, và Giáo sư Dunaway, trưởng khoa mặt – sọ não của bệnh viện, cho biết: “ Chúng tôi vui mừng vì đã có thể giúp Safa, Marwa và gia đình 2 em. Đây là một hành trình dài và phức tạp đối cả bệnh nhân, gia đình và đội ngũ thực hiện.
Niềm tin và quyết tâm là điều rất quan trọng giúp họ vượt qua những thách thức mà họ phải đối mặt. Chúng tôi vô cùng tự hào về họ. Chúng tôi cũng vô cùng tự hào về đội ngũ chuyên gia của bệnh viện GOS chịu trách nhiệm điều trị và chăm sóc cho Safa, Marwa trong suốt 10 tháng qua”.
Song sinh dính liền là rất hiếm – chỉ khoảng một trên 2,5 triệu ca sinh mắc phải trường hợp này trên thế giới.
Hồng Ngọc
Theo Independent/saostar
Nhau thai có khả năng tái tạo tim
Thử nghiệm trên chuột, các nhà khoa học Mỹ chứng minh tế bào Cdx2 trong nhau thai có thể giúp tim khỏe mạnh sau cơn đau tim.
Các tế bào Cdx2 dường như không có giá trị này lại trở thành chất vô cùng tiềm năng để đưa vào quá trình chữa trị tim trong tương lai. Đây là một quần thể tế bào gốc có sức mạnh siêu tích điện. Chúng có khả năng nhắm vào vị trí đang bị chấn thương do nhồi máu cơ tim và sửa chữa những vùng tổn thương này, đưa tim trở lại hoạt động bình thường như trước.
Ảnh: Science Daily.
Để nghiên cứu đặc tính tái tạo của tế bào Cdx2, các nhà nghiên cứu từ The Icahn School of Medicine at Mount Sinai (Mỹ) đã gây ra các cơn đau tim ở ba nhóm chuột đực. Một nhóm được điều trị bằng Cdx2 có nguồn gốc từ nhau thai, nhóm thứ hai điều trị bằng tế bào gốc placenta, nhóm còn lại được kiểm soát bằng nước muối. Các tác giả phát hiện mọi con chuột trong nhóm một đều có sự cải thiện tim đáng kể. Sau ba tháng, các tế bào gốc đã di chuyển trực tiếp đến chấn thương cũ để tái tạo, hình thành các mạch máu và tế bào mới để tiếp tục quá trình sống. Đối với hai nhóm còn lại, chuột không có biểu hiện khả quan.
Ngoài ra, tế bào Cdx2 chứa protein của tế bào phôi gốc làm tăng khả năng di chuyển trực tiếp đến vị trí bị tổn thương. Hệ thống miễn dịch đã không từ chối sự xuất hiện của các tế bào này và cho chúng tiếp tục quá trình chữa lành tim.
Đây là những kết luận vô cùng quan trọng cho sự phát triển của tế bào gốc. Các nhà nghiên cứu hy vọng và đang cố gắng tìm kiếm một phương pháp điều trị dựa trên tế bào này trong tương lai ở trên cơ thể người. Tuy nhiên, hiện nay việc dùng phôi vấp phải nhiều vấn đề đạo đức.
Đăng Như
Theo Science Daily/VNE
Hỗn hợp từ cần tây, hành và chanh giúp trị cao huyết áp, đánh bay rối loạn tiền đình: Chuyên gia nói gì? Với hỗn hợp dễ kiếm từ cần tây, chanh và hành ta, nhiều người hi vọng sẽ nhanh chóng có được món đồ uống chữa bệnh giúp điều trị tăng huyết áp, rối loạn tiền đình. Hỗn hợp cần tây, chanh, hành ta được chế thành đồ uống chữa bệnh cao huyết áp, rối loạn tiền đình Theo GS Nguyễn Lân Việt (Chủ...