Cặp song sinh dính liền mừng sinh nhật đầu tiên sau phẫu thuật tách rời
Amari và Javar Ruffin – cặp song sinh dính liền ở Philadelphia (Mỹ) vừa tổ chức sinh nhật đầu tiên sau khi trải qua ca phẫu thuật tách rời thành công.
Cặp song sinh mừng sinh nhật lần thứ nhất vài tuần sau ca phẫu thuật tách rời tại Bệnh viện Nhi Philadelphia. Ảnh: 6abc.com
Chào đời bằng phương pháp sinh mổ vào ngày 29/9/2023, hai anh em Amari và Javar chia sẻ một phần xương ức, cơ hoành, thành bụng và gan, nặng tổng cộng khoảng 2,7 kg.
Ngày 21/8 vừa qua, các bác sĩ tại Bệnh viện Nhi Philadelphia đã tiến hành ca phẫu thuật kéo dài 8 giờ để tách rời hai bé. Phần bụng sau đó được tái tạo bằng cách sử dụng nhiều lớp lưới và kỹ thuật phẫu thuật thẩm mỹ.
Hai bé trai đã được xuất viện và trở về với gia đình vào ngày 8/10. Cha mẹ của các bé đã bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến đội ngũ y bác sĩ đã giúp ca phẫu thuật diễn ra thành công tốt đẹp, mở ra một chương mới đầy hy vọng cho hai bé và gia đình.
Gia đình Ruffin chia sẻ họ biết được cặp song sinh dính nhau qua siêu âm định kỳ khi thai được 12 tuần tuổi và người mẹ đã được khuyên nên chấm dứt thai kỳ. Tuy nhiên, phía bệnh viện cho biết dù đây là trường hợp hiếm gặp song các bé vẫn có thể được tách rời thành công.
Theo thống kê, trong mỗi 35.000 – 80.000 ca sinh sẽ có 1 cặp song sinh dính nhau. Bệnh viện Nhi Philadelphia là một trong số ít cơ sở y tế ở Mỹ có chuyên môn trong việc tách các ca song sinh dính nhau.
Bầu cử Mỹ: Cuộc đấu Trump Harris tại tiểu bang chiến trường có ảnh hưởng lớn nhất
Bà Kamala Harris và ông Donald Trump đang đổ nhiều tiền, thời gian và năng lượng vào Pennsylvania hơn bất kỳ nơi nào khác.
Thực sự rất khó khăn đối với cựu Tổng thống Donald Trump hoặc Phó Tổng thống Kamala Harris để giành đủ ít nhất 270 phiếu đại cử tri nếu không thắng ở Pennsylvania. Ảnh: New York Times
Video đang HOT
Khi Phó Tổng thống Kamala Harris đưa ra chương trình nghị sự kinh tế của mình, bà đã đến Pittsburgh. Khi công bố người liên danh tranh cử của mình, bà đã đến Philadelphia. Và khi phải chọn một địa điểm cho cuộc mít tinh đầu tiên của ông Barack Obama vào ngày 10/10 này, bà đã quay trở lại Pittsburgh. Cả hai thành phố đều thuộc Pennsylvania.
Cựu Tổng thống Donald Trump cũng dành phần lớn ngân sách quảng cáo của mình cho Pennsylvania và đã tổ chức nhiều cuộc mít tinh tại tiểu bang này hơn bất kỳ chiến trường nào khác kể từ khi bà Harris tham gia cuộc đua, trong đó có hai cuộc vào ngày 9/10 và 3 cuộc trong tuần trước.
Có 7 chiến trường chính trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2024, tất cả đều rất quan trọng. Nhưng Pennsylvania nổi bật là tiểu bang mà các chiến lược gia hàng đầu của cả bà Harris và ông Trump đều đánh dấu là có khả năng làm thay đổi cuộc bầu cử nhất.
Một phần vai trò quan trọng của Pennsylvania là quy mô tuyệt đối của nó: 19 phiếu đại cử tri của tiểu bang là giải thưởng lớn nhất của bất kỳ chiến trường nào. Một phần là do các kết quả thăm dò ý kiến: Hai đối thủ gần như hòa nhau ở bang này trong nhiều tháng. Và một phần là do toán học: Thật khó khăn cho ông Trump và bà Harris để đạt được 270 phiếu đại cử tri cần thiết cho chiến thắng mà không có Pennsylvania.
"Nếu thắng ở Pennsylvania, chúng ta sẽ giành chiến thắng toàn bộ", ông Trump nói tại một cuộc mít tinh gần đây ở tiểu bang này.
Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris (phải) và cựu Tổng thống Donald Trump trong cuộc tranh luận trực tiếp ở Philadelphia, Mỹ, ngày 10/9/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Pennsylvania - mô hình thu nhỏ của nước Mỹ
Điều khiến Pennsylvania trở nên hấp dẫn, và khó hiểu, đối với cả hai đảng là sự kết hợp bất thường giữa các lực lượng nhân khẩu học và địa lý của tiểu bang.
Nơi đây là nơi có các trung tâm đô thị như Philadelphia với một lượng lớn cử tri da đen mà đảng Dân chủ phải huy động. Nơi đây có các vùng ngoại ô phát triển nhanh, có trình độ học vấn cao và chủ yếu là người da trắng, nơi mà đảng Cộng hòa đã mất đi sự ủng hộ trong những năm ông Trump nắm quyền. Lại có những thị trấn công nghiệp đang gặp khó khăn, nơi ông Trump cần tối đa hóa phiếu bầu của mình, và những thành phố nhỏ hơn đang bùng nổ với những người nhập cư gốc La-tinh, nơi bà Harris muốn đạt được lợi ích. Và còn có một lượng dân số nông thôn đáng kể, dù đang giảm dần. Những cử tri da trắng không có bằng đại học, thành phần tạo nên cơ sở cử tri của ông Trump, vẫn chiếm khoảng một nửa số phiếu bầu.
"Đây gần như là một thế giới thu nhỏ của nước Mỹ", Austin Davis, Phó thống đốc đảng Dân chủ của Pennsylvania cho biết.
Chiến dịch tranh cử ở Pennsylvania diễn ra khốc liệt và ở khắp mọi nơi, với tác động lên toàn bộ đất nước. Bà Harris đang chạy quảng cáo trực tuyến nhắm mục tiêu đến các cử tri ở các khu vực đông người gốc Tây Ban Nha ở miền đông Pennsylvania và các quảng cáo trên 130 đài phát thanh nông thôn. Đội ngũ của bà cho biết họ đã gõ cửa 100.000 ngôi nhà trong tiểu bang này vào thứ Bảy tuần trước (4/10), đây là lần đầu tiên chiến dịch đạt đến con số đó trong một ngày.
Theo một thành viên chiến dịch, ông Trump đã cử người liên danh tranh cử của mình, Thượng nghị sĩ JD Vance đến nhiều điểm dừng chân tại Pennsylvania hơn bất kỳ tiểu bang nào khác, và tiểu bang này cũng là nơi ông Trump tổ chức cuộc họp tại tòa thị chính duy nhất của mình.
Ông Trump tại cuộc mít tinh ở Indiana, bang Pennsylvania vào tháng 9. Ảnh: New York Times
Ngày 9/10, ông Trump trở lại Pennsylvania để tham gia hai cuộc mít tinh, tại Scranton và Reading, đây là sự kiện thứ 8 và 9 của ông tại tiểu bang này kể từ khi bà Harris tham gia cuộc đua. Tại Reading, một thành phố có đa số dân là người gốc Tây Ban Nha, ông Trump đã cung cấp dịch vụ cắt tóc miễn phí tại vào các ngày Chủ Nhật nhân dịp Tháng Di sản Tây Ban Nha.
Và trong khi cựu đệ nhất phu nhân Melania Trump vẫn chưa vận động tranh cử ở bất kỳ đâu, thì chồng bà Harris, ông Doug Emhoff, đã uống một cốc bia trong lúc xem trận bóng bầu dục gần đây ở vùng ngoại ô Philadelphia và phát biểu tại buổi hòa nhạc vận động bỏ phiếu lớn tuần trước tại Pittsburgh.
Các chiến dịch thậm chí còn cố gắng làm hài lòng các nhà hoạt động và quan chức chủ chốt của Pennsylvania.
"Đó là trung tâm của vũ trụ", Cliff Maloney, người đang dẫn đầu một nỗ lực trị giá hàng triệu đô la có tên là Pennsylvania Chase để vận động nhiều đảng viên Cộng hòa hơn bỏ phiếu qua thư tại tiểu bang này, cho biết.
Phó thống đốc bang Austin Davis cho biết lần gần nhất gặp bà Harris, ông đã nói đùa rằng bà nên thuê một căn hộ ở tiểu bang này. Bà đã cười. Nhưng vào tháng 9, cứ ba ngày thì có một ngày bà Harris ở Pennsylvania - một con số đáng chú ý đối với chỉ một chiến trường duy nhất.
Theo chiến dịch của bà Harris, hiện có hơn 400 nhân viên trong biên chế tại tiểu bang này, trải rộng trên 50 văn phòng. Chiến dịch của ông Trump từ chối bình luận về đội ngũ nhân viên tại Pennsylvania nhưng cho biết họ có hơn hai chục văn phòng tại tiểu bang này.
Bà Harris và người liên danh tranh cử Tim Walz trong cuộc vận động ở Rochester, Pennsylvania vào tháng 8/2024. Ảnh: New York Times
Bà Harris đã mua gia vị tại Penzeys ở Pittsburg, ghé qua một hiệu sách địa phương ở Johnstown và mua "bim bim" tại một trạm xăng Sheetz ở Moon Township. Ông Trump thì đi qua khu chợ Sprankle ở Kittanning (nơi ông mua bỏng ngô và tặng một người mua hàng 100 đô la), rồi mua bánh mì kẹp phô mai tại hiệu Tony & Nick's ở Philadelphia.
"Chiến trường" Pennsylvania hiện đang phân chia như thế nào?
Hiện tại, đây là tiểu bang duy nhất trong cả nước mà đảng Dân chủ kiểm soát một viện của Cơ quan lập pháp tiểu bang và đảng Cộng hòa kiểm soát viện còn lại. Tiểu bang này cũng là nơi diễn ra một trong những cuộc đua vào Thượng viện tốn kém nhất cả nước và hai ghế Hạ viện mang tính cạnh tranh có thể thay đổi quyền kiểm soát Quốc hội.
Đảng Dân chủ lạc quan rằng đảng này đã giành chiến thắng trong các cuộc đua quan trọng cho chức thống đốc và Thượng viện trong những năm gần đây, bao gồm cả năm 2022. Nhưng đảng Cộng hòa lại lạc quan vì số lượng cử tri đăng ký đã chuyển mạnh sang đảng này.
Ngày ông Trump giành chiến thắng tại Pennsylvania năm 2016, số người theo đảng Dân chủ trong bang nhiều hơn theo đảng Cộng hòa khoảng 916.000 người. Nhưng tính đến ngày 6/10, con số đó đã giảm xuống còn 325.485.
Bầu cử Mỹ 2024: Ông D.Trump tiếp tục từ chối tranh luận lần hai với bà K.Harris Ngày 9/10, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã từ chối lời mời tham gia cuộc tranh luận với Phó Tổng thống Kamala Harris do kênh Fox News dự kiến tổ chức vào ngày 24/10 hoặc 27/10. Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris (phải) và cựu Tổng thống Donald Trump trong cuộc tranh luận trực tiếp ở Philadelphia, Mỹ, ngày 10/9/2024. Ảnh: THX/TTXVN...