Cặp “song sát” của lực lượng phòng thủ bờ biển Nga
Bal-E và Bastion-P được xem là cặp song sát đặc biệt nguy hiểm của lực lượng phòng thủ bờ biển Nga.
Theo Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế IISS cho hay, tới thời điểm hiện tại lực lượng phòng thủ bờ biển Nga
đã triển khai ít nhất 36 tổ hợp phòng thủ bờ biển thế hệ mới thay thế các tổ hợp cũ của Liên Xô trước đây. Tương lai hệ thống phòng thủ bờ biển của Nga sẽ được phát triển dựa trên các tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bal-E và Bastion.
Tính đến tháng 3/2016, lực lượng phòng thủ bờ biển Nga đã tiếp nhận ít nhất 24 tổ hợp tên lửa bờ Bal-E (NATO định danh là SSC-6 Sennight). Mỗi tổ hợp Bal-E gồm hai xe chỉ huy, bốn xe nạp đạn và 8 xe phóng tự hành. Toàn tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển này được đặt trên khung gầm đặc chủng MZKT-7930 8×8 do công ty MZKT của Belarus sản xuất.
Mỗi xe phóng được trang bị 8 tên lửa chống hạm Kh-35 hoặc Kh-35U với tầm bắn tối đa từ 120km-260km.
Tên lửa chống hạm Kh-35 được trang bị đầu đạn nổ mạnh nặng 145kg được đánh giá là đủ khả năng đánh chìm tàu chiến cỡ 5.000 tấn, tầm bắn đến 120km, tốc độ bay cận âm Mach 0,8, độ cao trong hành trình bay 10-15m, ở pha cuối tiếp cận mục tiêu chỉ còn 4m.
Video đang HOT
Theo thiết kế, Bal-E được sử dụng để bảo vệ cac căn cứ hải quân, các mục tiêu và hạ tầng trên bờ, bảo vệ bờ biển trên những hướng đối phương có thể đổ bộ băng cach kiêm soat vung biên chu quyên va eo biên, phat hiên va tiêu diêt tau măt nươc ơ tâm đên 130km.
Bên cạnh các tổ hợp Bal-E, lực lượng phòng vệ bờ biển Nga còn đưa vào trang bị ít nhất 12 tổ hợp tên lửa bờ K-300P Bastion-P. Mỗi tổ hợp như vậy được trang bị 4 xe phóng di động, hai xe chỉ huy và bốn xe nạp đạn.
Mỗi xe phóng tự hành được trang bị hai ống phóng với hệ thống thủy lực nâng hạ. Khi chiến đấu, các bệ phóng được dựng thẳng đứng cho phép triển khai tên lửa bao quát 360 độ thay vì phải quay bệ khi bắn.
Tổ hợp Bastion được trang bị đạn tên lửa hành trình P-800 Oniks đạt tầm bắn tối đa 600km, tốc độ siêu âm Mach 2,5-3, trang bị đầu tự dẫn radar chủ động kích hoạt khi cách mục tiêu 50km.
Ngoài Nga, các tổ hợp tên lửa bờ biển Bastion-P còn được sử dụng bởi Hải quân Nhân dân Việt Nam và Quân đội chính phủ Syria.
Theo_Kiến Thức
Chiến hạm Mỹ dựa vào tên lửa nước ngoài để ra oai
Theo Hải quân Mỹ, sắp tới siêu hạm ven bờ (LCS) của lực lượng này sẽ được trang bị tên lửa đối hạm thế hệ 5 NSM do Na Uy sản xuất.
Thông tin này được trang Tin tức Quốc phòng Mỹ cho biết, tuy nhiên trước khi được trang bị chính thức, tàu LCS của Mỹ phải tiến hành các cuộc thử nghiệm để kiểm tra độ tương thích giữa lớp tàu chiến này và tên lửa NSM cũng như khả năng của loại tên lửa này.
Theo kế hoạch, tàu tuần duyên tàng hình USS Coronado sẽ bắn thử 1 quả tên lửa NSM do Công ty Kongsberg Na Uy sản xuất tại căn cứ hải quân Point Mugu, bang California.
Tên lửa NSM được thiết kế để nhận dạng mục tiêu qua lớp tàu. Khi khai hỏa từ một bệ phóng trên boong, nó sử dụng đầu dò hình ảnh hồng ngoại để nhận dạng mục tiêu và tận dụng khả năng cơ động cao cùng cơ chế bay lướt trên mặt biển để tránh hệ thống phòng thủ trên tàu đối phương và tấn công, Gary Holst, giám đốc cao cấp phụ trách Tác chiến Mặt biển của công ty Kongsberg, nói.
Tên lửa NSM có khả năng bay siêu nhanh đủ để đánh bại "hệ thống phòng thủ cuối cùng" trên tàu chiến đối phương. "Một trong số các tính năng nổi bật của tên lửa này là khả năng tránh hệ các thống phòng thủ ở giai đoạn cuối nhờ trang bị radar dò thụ động, các công nghệ tàng hình và khả năng cơ động. Đặc biệt, nó được thiết kế để chuyên tấn công các mục tiêu được bảo vệ nghiêm ngặt", đại diện nhà sản xuất cho biết.
Hệ thống Vũ khí Phòng thủ Tầm gần (CIWS) của đối phương là lớp hỏa lực bảo vệ cuối cùng, có thể khai hỏa hàng nghìn viên đạn trong thời gian cực ngắn để đánh chặn, làm chệch hướng hoặc phá hủy tên lửa đang bay tới. Tên lửa NSM được thiết kế để đánh bại các vũ khí phòng thủ này nhờ khả năng cơ động nhanh giúp nó tránh bị đánh chặn và tiếp tục tấn công mục tiêu.
Vũ khí này được thiết kế cấu hình tàng hình để tránh bị các hệ thống radar trên tàu địch phát hiện và sử dụng cơ chế bay lướt sát mặt biển hơn bất kỳ tên lửa nào hiện nay, Holst nói. "Nó được thiết kế để đối phó các hệ thống CIWS tối tân. Tên lửa NSM là một vũ khí có tốc độ hành trình cận âm có khả năng bay vòng chuyển hướng. Khi chuyển hướng, đầu dò ảnh hồng ngoại của nó vẫn được duy trì nằm ngang ổn định và bám bắt mục tiêu".
Phiên bản bắn bằng xe trên mặt đất đã trang bị cho Quân đội Ba Lan. Phiên bản bắn bằng máy bay trực thăng đang nghiên cứu phát triển. Công ty Kongsberg vừa tuyên bố, họ còn đang nghiên cứu phát triển phiên bản phóng từ tàu ngầm cỡ nhỏ. Hiện công ty Kongsberg luôn coi Hải quân Mỹ là khách hàng tiềm năng của tên lửa NSM và tích cực chào bán.
Căn cứ vào kết quả thử nghiệm lần này Hải quân Mỹ sẽ tính đến khả năng mua tên lửa NSM để trang bị cho tàu tuần duyên lớp LCS. Nếu kế hoạch này được thực hiện, tàu tuần duyên lớp LCS sẽ sở hữu sức mạnh có thể khiến bất cứ đối thủ nào cũng phải khiếp sợ.
Bởi LCS đã được mệnh danh là tầu chiến "hấp dẫn nhất" của Hải quân Mỹ. Đây cũng là tàu chiến kiêm tàu sân bay hạng nhẹ, có thiết kế ba thân đầu tiên của Mỹ. LCS có boong rất rộng, đủ sức chứa hai trực thăng Seahawk SH-60, nhiều máy bay trinh sát hoặc một trực thăng CH-53 Sea Stallion. Bong tàu còn có 4 làn khác nhau, chứa được nhiều đơn vị xe thiết giáp Stryker, Humvees và binh lính.
Ngoài tên lửa NSM, lớp tàu LCS còn được trang bị hệ thống vũ khí bao gồm: Súng máy Mk 110 cỡ nòng 57 mm của BAE System; 4 súng máy caliber 50 (bố trí 2 trước, 2 sau); bệ phóng tên lửa Evolved SeaRam 11. Súng Mk 110 cỡ nòng 57 mm dựa trên pháo dành cho Hải quân 57mm Mk3 của Thụy Điển. Pháo hoàn toàn tự động được liên kết với một hệ thống điều khiển hỏa lực kỹ thuật số. Tốc độ bắn một loạt 220 viên/phút.
Theo_Báo Đất Việt
Mỹ triển khai hệ thống radar mới "triệt" Triều Tiên Mỹ dự kiến sẽ bắt tay vào chế tạo và lắp đặt một hệ thống radar siêu tinh nhuệ ở bang Alaska của nước này để theo dõi các động thái tên lửa của Triều Tiên. Đó là thông tin vừa được Giá m đốc Cơ quan Phòng thủ Tên lửa Mỹ Đô đốc James Syring đưa ra hôm qua (13/4). "Chúng tôi...