Cáp quang AAG sẽ sửa xong trong 20 ngày nữa
Đến ngày 24/9, nhánh còn lại của tuyến cáp AAG mới được hoàn tất sửa chữa. Trong khi tuyến còn lại là AI và SMW3 vẫn chưa có thông tin cập nhật.
Theo một nhà cung cấp dịch vụ Internet trong nước, ban điều hành tuyến cáp quang biển AAG đã có lịch sửa chữa sau nhiều ngày gặp sự cố.
Cụ thể, cáp AAG nhánh kết nối trạm Việt Nam đi Hong Kong sẽ được sửa chữa từ 5 giờ sáng 07/09, dự kiến đến 2 giờ sáng 13/09 sẽ hoàn thành.
Trong khi đó, nhánh cáp AAG từ Hong Kong đi Philippines sẽ được sửa từ 17 giờ ngày 18/09 và dự kiến hoàn tất vào 11 giờ ngày 24/09.
Video đang HOT
AAG, IA và APG là ba tuyến cáp quang biển quan trọng Việt Nam đang khai thác cùng với các nước trong khu vực.
Đôi với hai tuyến cáp IA và SMW3, các nhà cung cấp dịch vụ Internet trong nước cho biết chưa có lịch sửa chữa cụ thể. Tuy nhiên, mỗi ISP đều đã chuẩn bị sẵn các hướng dự phòng để điều tiết lưu lượng kết nối đi quốc tế ngay sau khi phát hiện sự cố. Do đó, 80% kết nối đi quốc tế vẫn được đảm bảo đúng tốc độ cam kết.
Trước đó, vào lúc 14h23 và 14h49 ngày 27/8/2017, 2 tuyến cáp quang biển IA và AAG cùng xuất hiện cảnh báo đứt cáp. Theo Viettel, điểm đứt cáp IA cách trạm cập bờ Hong Kong 54 km. Vị trí đứt cáp AAG cách trạm cập bờ Hồng Kong khoảng 65.9 km và một điểm đứt nữa nằm trên phân đoạn nối giữa Hong Kong và Philippines.
Duy Tín
Theo Zing
Sẽ mất một tháng để sửa cáp quang biển Việt Nam đi quốc tế
Sự cố xảy ra với ba tuyến cáp quang biển làm ảnh hưởng kết nối Internet đi quốc tế từ Việt Nam dự kiến mất 3-4 tuần để khắc phục.
Ba tuyến cáp quang biển Asia America Gateway (AAG), SEA-ME-WE3 (SMW3) và Liên Á (IA) được ghi nhận gặp sự cố hôm 27/8. Chưa có lịch sửa cụ thể nhưng theo đánh giá của ông Vũ Thế Bình, Tổng thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam, sẽ mất từ 3 đến 4 tuần để khắc phục.
Dự kiến mất khoảng một tháng để khắc phục sự cố cáp quang hôm 27/8. Ảnh minh họa.
Cũng theo ông Bình, các nhà mạng tại Việt Nam đã quen với việc ứng phó và chuẩn bị dự phòng khi hệ thống cáp quang biển gặp sự cố. Do đó, việc xảy ra lần này sẽ không gây ảnh hưởng nhiều do các bên đã lên kịch bản ứng phó nhằm đảm bảo dịch vụ cho khách hàng.
"Sau khi phát hiện sự cố, chúng tôi đã định tuyến lưu lượng quốc tế qua các hướng còn lại, bao gồm hướng đất liền qua Trung Quốc, Lào, Thái Lan; tuyến cáp quang biển APG, AAG nhanh đi Mỹ, Singapore và IA nhánh đi Singapore và Nhật Bản", một nhà mạng Việt Nam chia sẻ.
Tuy nhiên, Tổng thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam cho rằng vẫn sẽ có nhóm khách hàng bị ảnh hưởng, tùy từng nhà mạng. Thông thường mức độ ưu tiên của nhà cung cấp sẽ là nhóm doanh nghiệp, tổ chức, tiếp theo đến dịch vụ 3G/4G, rồi đến khách hàng băng thông rộng cố định.
Thực tế, trong tối xảy ra sự cố 27/8, người dùng đã phàn nàn về tốc độ truy cập Internet chậm hơn đáng kể so với thông thường. Không ít thành viên "than" trên mạng xã hội Facebook rằng họ gặp khó khi dùng các dịch vụ Internet đi quốc tế, đặc biệt vào giờ cao điểm.
Trước sự cố lần này, tuyến cáp quang biển AAG đã gặp vấn đề hai lần vào đầu năm và mất hơn một tháng để sửa chữa. Trong khi đó, cáp quang biển IA xuất hiện ba lỗi liên tiếp. Ngoài ra, hệ thống cáp APG mới đi vào hoạt động từ 3/1/2017 nhưng đã bị đứt hồi tháng 6.
Bảo Anh
Theo VNE
10 sự thật về cáp mạng vượt đại dương Cáp ngầm chỉ có tuổi thọ 25 năm và rất dễ bị tổn thương. Tuy vậy, với tốc độ truyền tải bằng 99,7% tốc độ ánh sáng, chúng vẫn được coi là mạch máu của cả thế giới. Thử tưởng tượng Google, Facebook, YouTube sẽ như thế nào nếu toàn bộ mạch máu này đồng loạt bị đứt? Nhân loại sẽ tê liệt...