Cấp phó của Phan Quốc Việt luôn ‘găm’ hàng trăm nghìn USD để sẵn sàng hối lộ
Chiều 4-1, phiên tòa xét xử ‘ông chủ’ Việt Á Phan Quốc Việt cùng 37 bị cáo liên quan, trong đó có hai cựu bộ trưởng tiếp tục phần xét hỏi.
Tại tòa, cấp phó của ‘ông chủ’ Việt Á đã khai báo khá rành mạch về hành vi đưa hối lộ.
Quá trình điều tra, truy tố và tại phiên tòa, Vũ Đình Hiệp bị Viện KSND Tối cao truy tố về hai tội danh là “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và “Đưa hối lộ”. Tại thời điểm thực hiện hành vi phạm tội, Vũ Đình Hiệp giữ chức Phó tổng giám đốc Công ty Việt Á và là cánh tay đắc lực cho Phan Quốc Việt – Chủ tịch, kiêm Tổng giám đốc doanh nghiệp này.
Theo cáo buộc, bị cáo Vũ Đình Hiệp đã trực tiếp hoặc cùng Phan Quốc Việt, Chủ tịch kiêm TGĐ Công ty Việt Á thông đồng với lãnh đạo, nhân viên các cơ sở y tế công lập các tỉnh, thành phố để các đơn vị, cơ sở y tế ứng test xét nghiệm, trang thiết bị y tế sử dụng trước rồi thông đồng hợp thức hồ sơ đấu thầu để thanh quyết toán, chuyển tiền cho Công ty Việt Á/Công ty trung gian theo đơn giá do Công ty Việt Á, Công ty trung gian đưa ra.
Vũ Đình Hiệp – Phó tổng giám đốc Công ty Việt Á bị dẫn giải tới phiên tòa.
Bị cáo Vũ Đình Hiệp đã giúp Phan Quốc Việt thực hiện hành vi vi phạm quy định về đấu thầu tại 10 tỉnh, thành phố gồm: Hải Dương, Bắc Giang, Nghệ An, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Hà Nội, Yên Bái, Hà Giang, Nam Định và TP.Hồ Chí Minh, gây thiệt hại cho Ngân sách Nhà nước hơn 325 tỉ đồng.
Video đang HOT
Cáo buộc cho rằng, bên cạnh đó bị cáo Hiệp còn thực hiện chỉ đạo của bị cáo Phan Quốc Việt để thỏa thuận, đưa hối lộ cho lãnh đạo, nhân viên các cơ sở y tế công lập để Công ty Việt Á được ưu tiên cung cấp test xét nghiệm và được tạo điều kiện ký hợp đồng, thanh toán tiền theo đơn giá do Công ty Việt Á đưa ra.
Tổng cộng, bị cáo Vũ Đình Hiệp đã đưa hối lộ số tiền hơn 32 tỉ đồng cho các cá nhân tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) của 4 tỉnh là Hải Dương, Hà Giang, Nam Định và Sơn La.
Tại phiên tòa, bị cáo Phó tổng giám đốc Vũ Đình Hiệp thừa nhận cáo buộc gây thiệt hại hơn 325 tỉ đồng. Bị cáo này khai, Công ty Việt Á sẽ tính lại một phần chia sẻ lợi ích với các đơn vị hợp tác, sau đó thông báo lại cho bộ phận kế toán để lập bảng kê mức chia sẻ lợi ích là bao nhiêu.
Sau đó, được sự đồng ý của Chủ tịch Phan Quốc Việt, tiền sẽ được chuyển cho Hiệp, rồi Hiệp cầm tiền đi “cảm ơn”. Theo lời khai của bị cáo Hiệp, ông ta thường cầm sẵn theo người 200.000- 300.000 USD để khi nào nhận được chỉ đạo của Phan Quốc Việt sẽ đi gặp đúng người để chi.
Hoặc khi Việt yêu cầu thì Hiệp sẽ bảo kế toán chuẩn bị. Về số lần, số tiền thì Phó tổng Công ty Việt Á khai thời gian lâu, không nhớ cụ thể và xác nhận các lời khai trong các bút lục.
Bị cáo Hiệp cũng khai có vài lần chuẩn bị đi “cảm ơn” cùng Việt, lần nhiều tiền nhất là 200-300.000 USD, không chuẩn bị tiền VND. Những lần đưa số tiền lớn thì Hiệp không đi cùng nên không chuẩn bị.
Với CDC Hải Dương, sau khi ứng kit test cho tỉnh này, khi thanh toán, Việt Á cung cấp cho CDC Hải Dương bảng báo giá để CDC Hải Dương chuyển cho đơn vị thẩm định giá nhằm hoàn thiện thủ tục thầu, ban hành Chứng thư thẩm định giá theo giá Công ty Việt Á đưa ra. Thủ tục này không được áp dụng với tất cả các địa phương mà một số địa phương tự lập báo giá.
Vẫn theo lời khai của Vũ Đình Hiệp, Việt Á đề xuất các địa phương có nhu cầu ứng kit test làm công văn đề nghị để có cơ sở ứng trước kit test rồi sau đó thanh toán cho Việt Á sau. “Bị cáo thừa nhận hành vi, còn về động cơ, mục đích bị cáo xin trình bày sau…” – bị cáo Hiệp nói.
Xét xử vụ Việt Á: Nữ bị cáo vắng mặt vì lý do đặc biệt
Trong số 38 bị cáo bị đưa ra xét xử, bà Trần Thị Hồng (nhân viên kinh doanh Công ty Việt Á) xin xét xử vắng mặt vì lý do đặc biệt.
Ngày 3/1, TAND TP Hà Nội đưa 38 bị cáo vụ Việt Á ra xét xử về 6 tội danh. HĐXX triệu tập 140 người và bên có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, nhưng nhiều người trong số đó vắng mặt tại tòa.
Phiên tòa có 74 luật sư tham gia bào chữa cho các bị cáo. Trong số 38 bị cáo bị đưa ra xét xử, bà Trần Thị Hồng (nhân viên kinh doanh Công ty Việt Á) xin xét xử vắng mặt vì mới sinh con nhỏ, con lại đang bị bệnh.
Hội đồng xét xử vụ Việt Á (Ảnh: TTXVN)
Đại diện VKS đề nghị HĐXX xem xét về việc bị cáo Hồng xin vắng mặt. Đối với sự vắng mặt của các nguyên đơn dân sự, đại diện VKS cho rằng, do phiên tòa kéo dài trong nhiều ngày nên có thể tiếp tục triệu tập họ nếu cần thiết.
Sau khi xem xét, HĐXX đưa ra quyết định tiếp tục phiên tòa dù vắng mặt bị cáo Hồng. Theo HĐXX, bị cáo Hồng vắng mặt có lý do chính đáng, việc vắng mặt của bị cáo không ảnh hưởng đến việc xét xử.
Đối với việc vắng mặt của những người và bên có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, HĐXX cho biết, nếu thấy cần thiết sẽ cho triệu tập họ sau.
Các bị cáo tại tòa (Ảnh: TTXVN)
Theo cáo buộc, bị cáo Hồng biết rõ việc các cơ sở y tế công lập ứng test xét nghiệm để sử dụng trước rồi thông đồng hợp thức thủ tục đấu thầu thanh quyết toán sau theo giá Công ty Việt Á đưa ra là trái quy định của pháp luật.
Tuy vậy, bà Hồng vẫn thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch Việt Á Phan Quốc Việt và Phó TGĐ Vũ Đình Hiệp về hợp thức các thủ tục, hồ sơ để Công ty Việt Á trúng thầu, được thanh quyết toán trái quy định của pháp luật.
Đại diện VKS thực hành quyền công tố tại tòa. (Ảnh: TTXVN)
Theo VKSND Tối cao, bà Hồng đã giúp sức cho bị cáo Phan Quốc Việt và Vũ Đình Hiệp thực hiện hành vi vi phạm quy định về đấu thầu tại 11 tỉnh, gồm: Hải Dương, Bắc Giang, Đồng Tháp, Trà Vinh, Vĩnh Long, Hậu Giang, Ninh Thuận, Hà Nội, Hà Giang, Bình Dương, Nghệ An, gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước tổng số tiền hơn 254 tỷ đồng.
Hành vi của bị cáo đã phạm vào tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng".
Trong bối cảnh tình hình dịch Covid-19 bùng phát, lợi dụng chủ trương của Nhà nước về việc giao các đơn vị chủ động nghiên cứu chế tạo sinh phẩm phục vụ công tác phòng, chống dịch, bị cáo Phan Quốc Việt đã thông đồng, cấu kết với với các bị cáo là những người có chức vụ, quyền hạn tại Bộ KH&CN, Bộ Y tế, Văn Phòng Chính Phủ để Công ty Việt Á được phối hợp tham gia thực hiện Đề tài nghiên cứu cấp quốc gia về test xét nghiệm do Bộ KH&CN đại diện chủ sở hữu.
Sau đó, bằng nhiều thủ đoạn, các bị cáo thực hiện chuỗi hành vi sai phạm, biến test xét nghiệm từ sản phẩm nghiên cứu của Đề tài thuộc sở hữu của Nhà nước thành sản phẩm thuộc sở hữu của Công ty Việt Á, sản xuất, bán thương mại trên cả nước với giá đã được nâng khống, thu lời bất chính đặc biệt lớn.
Chủ tịch Việt Á Phan Quốc Việt chi hơn 106 tỷ hối lộ và đánh bóng tên tuổi Cáo buộc cho rằng Chủ tịch Việt Á Phan Quốc Việt đã bỏ ra hơn 106 tỷ đồng để hối lộ, đánh bóng tên tuổi nhằm thu lợi bất chính. VKSND Tối cao vừa hoàn tất cáo trạng truy tố 38 bị can trong vụ Công ty Việt Á nâng khống giá kit xét nghiệm Covid-19. Theo cáo buộc, Chủ tịch Việt Á...