“Cấp phép chữa bệnh theo chỉ đạo của tỉnh”
Sở Y tế Thừa Thiên-Huế không cho chữa bệnh tại tỉnh này nhưng trước đó Sở Y tế Hà Tĩnh đã cấp phép hành nghề và cho thành lập cả trung tâm phục hồi chức năng vì người được cấp nhiệt tình và có chỉ đạo của cấp trên!
Liên quan việc ông Võ Hoàng Yên vào ngày 17.9 bị Sở Y tế Thừa Thiên-Huế không cho chữa bệnh tại địa bàn tỉnh này, hôm qua, PV Thanh Niên đã tìm đến cơ quan chức năng ở Hà Tĩnh để tìm hiểu việc Sở Y tế tỉnh này cấp quyết định hành nghề chữa bệnh bằng phương pháp day ấn huyệt cho ông Yên và cho thành lập trung tâm phục hồi chức năng mang tên Võ Hoàng Yên. Thanh Niên từng có bài viết về việc ông Võ Hoàng Yên đến chữa bệnh tại nhiều địa phương, qua thông tin đồn thổi (kể cả một số báo mạng) đã lôi cuốn sự chú ý của hàng trăm bệnh nhân đến chữa bệnh, gây nên tình hình phức tạp tại nhiều nơi như Bình Phước, Bình Dương…
Xác minh trước đây của Công an tỉnh Bình Phước, ông Yên chỉ học khám chữa bệnh (y học cổ truyền) trong một thời gian ngắn. Đến năm 2009, ông Yên tổ chức xoa bóp, bấm huyệt cho một số người dân ở địa phương. Trong thời gian chữa bệnh, ông Yên bị UBND huyện Cái Nước (Cà Mau) ban hành 2 quyết định xử phạt hành chính (năm 2009 và 2010) với số tiền 6 triệu đồng, vì hành nghề khám chữa bệnh không có giấy phép.
Đề xuất vì “thấy nhiệt tình”
Ông Nguyễn Đình Trác, Chủ tịch Hội Đông y tỉnh Hà Tĩnh cho biết ông Yên đã 5 lần ra Hà Tĩnh để chữa bệnh theo lời mời của một vài lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh. Lần thứ nhất là vào tháng 8.2011. Ngay sau đó, ông được kết nạp làm hội viên Hội Đông y Hà Tĩnh và được Sở Y tế Hà Tĩnh cấp quyết định hành nghề chữa bệnh bằng phương pháp day ấn huyệt.
Trả lời câu hỏi căn cứ vào cơ sở nào để Hội Đông y Hà Tĩnh đề nghị Sở Y tế cấp quyết định hành nghề cho ông Yên, ông Trác cho biết Hội chỉ dựa vào sự nhiệt tình, tâm huyết của ông Yên và kết quả qua các lần chữa bệnh của ông Yên tại Hà Tĩnh. Theo ông Trác, trong 5 lần ông Yên ra chữa bệnh tại Hà Tĩnh, riêng 2 lần sau đã có 1.630 người bệnh ở Hà Tĩnh và cả các tỉnh khác đến xin chữa. Hai lần này, Hội Đông y Hà Tĩnh làm phiếu thăm dò kết quả chữa bệnh của ông Yên để phát cho người bệnh. Kết quả ngay sau khi chữa: 1.630 người thì có 5% nói lành bệnh, 30% đỡ hơn nhiều, 20% đỡ vừa phải, 20% đỡ ít và 5% không có kết quả. Thế nhưng ông Trác cũng nói Hội chỉ căn cứ kết quả trên phiếu này ngay sau khi người bệnh được bấm huyệt xong chứ không thể kiểm chứng được những người nói là “khỏi bệnh” sau khi được ông Yên chữa có lành hẳn thật không?
Ngày 7.6 vừa qua, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Thiện đã ký công văn cho phép thành lập trung tâm phục hồi chức năng và dưỡng sinh mang tên Võ Hoàng Yên. Trung tâm này hiện đã được thành lập, có văn phòng đặt tại trụ sở Hội Đông y Hà Tĩnh. Thế nhưng có điều lạ là tháng 11.2011, Sở Y tế Hà Tĩnh cấp quyết định hành nghề cho ông Yên nhưng sau đó, ngày 9.12.2011, Sở này mới quyết định thành lập hội đồng khoa học để đánh giá kết quả khám chữa bệnh của ông Yên.
Ông Trần Xuân Dâng, Phó giám đốc Sở Y tế Hà Tĩnh (người được phân công làm Chủ tịch hội đồng khoa học này) cho biết hội đồng đã phải giải tán ngay sau đó do quyết định hành nghề đã được cấp rồi nên việc đánh giá khả năng chữa bệnh của ông Yên là không cần thiết nữa. Khi được hỏi Sở Y tế Hà Tĩnh căn cứ vào đâu để cấp quyết định chữa bệnh cho ông Yên, ông Dâng nói: “Chuyện này rất tế nhị. Trước khi thành lập hội đồng, Sở đã nhận được công văn chỉ đạo của tỉnh gửi xuống đề nghị cấp quyết định hành nghề cho ông Yên rồi. Có công văn từ trên xuống nên Sở không thể làm khác được”, ông Dâng nói.
Video đang HOT
body>
Ông Yên (người cầm bó hoa) được một số cán bộ tỉnh Hà Tĩnh ra tận sân bay Vinh đón về – Ảnh: Hội Đông y Hà Tĩnh cung cấp
Chưa thể khẳng định năng lực chữa bệnh của ông Yên
Về khả năng chữa bệnh của ông Yên, ông Dâng cho biết chưa thể khẳng định có kết quả tốt hay không. “Việc căn cứ vào kết quả phiếu thăm dò của Hội Đông y Hà Tĩnh chưa thể nói lên điều gì, việc một số bệnh nhân cho rằng có đỡ hơn nhiều sau khi vừa được bấm huyệt có thể là do tác động nhất thời của việc xoa bóp chứ chưa hẳn là đỡ lâu dài hoặc khỏi hẳn bệnh”, ông Dâng nói.
Hiện nay, ở trung tâm phục hồi chức năng vừa thành lập ngoài ông Yên là giám đốc, còn nhiều cộng sự khác do ông Yên đưa từ trong Cà Mau, quê của ông ra cùng chữa bệnh bằng phương pháp day bấm huyệt. Ông Trác cho biết trung tâm này hiện có 3 nhóm (gồm 6 người, trong đó có ông Yên, tất cả chưa ai có chứng chỉ về Đông y), chữa các bệnh: thoái hóa xương, khớp bại liệt và câm điếc, mỗi lần day bấm huyệt khoảng 30 phút/người bệnh. Mỗi tháng ông Yên cùng cộng sự chỉ ra Hà Tĩnh khoảng 1 tuần đến 10 ngày để chữa bệnh rồi lại đi. Trung tâm của ông Yên đã được UBND tỉnh Hà Tĩnh cho phép thu tiền 100.000 đồng/người khi đến chữa bệnh. Theo ông Dâng, việc thu tiền này đang đặt ra dấu hỏi về việc ông Yên có thực chất làm vì từ thiện hay không trong khi chưa rõ chi vào các khoản gì?
Theo TNO
Khi thầy là 'thợ' dạy
Nhiều người cho rằng một bộ phận khá lớn giáo viên và cán bộ quản lý coi nhà giáo chỉ như những "thợ" dạy trong khi lẽ ra họ phải là những nhà giáo dục.
Nhiều giáo viên tâm huyết với nghề dạy.
Quên mình là nhà giáo dục
Cô N.N, giáo viên một trường THPT ở Hà Nội đã "đụng" với một đồng nghiệp trẻ tuổi khi làm giám thị. Buổi đầu tiên thi môn Văn, cô N.N là giám thị 1, đồng nghiệp trẻ là giám thị 2. Khi phát hiện thí sinh mở tài liệu, cô N.N liên tục nhắc nhở trong khi giám thị 2 thì lờ đi.
Thậm chí khi cô N.N tịch thu tài liệu của một thí sinh, giám thị 2 đã nói nhỏ: "Thi tốt nghiệp thôi mà cô làm các em sợ".
Cô N.N nhận xét: "Đáng tiếc là không ít giáo viên đồng cảm với bạn ấy họ cho rằng như vậy là biết thương học sinh. Còn tôi cho rằng cách hành xử đó phản sư phạm".
Bà Nguyễn Thị Hiền, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Dân lập Đoàn Thị Điểm, Hà Nội kể về một tiết dạy của một giáo viên trong trường... Bình thường đó là một giờ học tốt bởi không khí lớp học sôi nổi và đi đúng trọng tâm bài giảng.
Nhưng tôi đánh giá chỉ đạt loại khá vì cô giáo không thể hiện được vai trò giáo dục. "Trường tôi vẫn quán triệt quan điểm nhiệm vụ trước hết của nhà giáo là dạy người, sau mới dạy chữ" - bà Hiền nói.
Nhận thức chưa tới?
Chị H, giảng viên ĐH là phụ huynh học sinh lớp 3 một trường tiểu học dân lập cho biết, vừa vào năm học nhưng con chị đã phải đi học thêm bằng cách cô giáo cho người giúp việc đến tận trường để đón học sinh từ lớp về nhà riêng (ở gần đó) để dạy.
"Bảo giáo viên công lập lương thấp dạy thêm để tăng thu nhập còn có lý, đằng nàygiáo viên dân lập được trả lương cao", chị H. bức xúc.
"Chẳng ai như mình, quản lý giáo viên theo tiết học. Ở các nước phát triển, giáo viên dù dạy xong vẫn ở lại trường làm việc đến hết giờ. Dĩ nhiên nhà nước phải trả lương làm sao để người ta có thể yên tâm làm việc ở trường cả ngày", thầy Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng trường THPT Dân lập Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội nhận xét.
GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng ngay lập tức ngành GD&ĐT nên thay đổi cách tuyển dụng sinh viên vào ngành sư phạm. "Thời tôi còn trẻ, trường sư phạm đặt ra nhiều điều kiện khác với các ngành khi tuyển sinh.
Chẳng hạn thí sinh phải trải qua một vòng phỏng vấn, trả lời các câu hỏi về quan điểm với nghề giáo. Phải ưu tiên lựa chọn những người vào nghề giáo vì sứ mệnh thiêng liêng chứ không đơn thuần coi nó là một nghề để kiếm sống.
Ngược lại, xã hội cũng phải coi trọng nhà giáo, xem họ là những đốm lửa thắp lên nguồn sáng tri thức trong xã hội" - GS Nguyễn Minh Thuyết nói.
Theo Tiền Phong
Tru Tiên và những cung bậc cảm xúc Cùng lắng nghe và cảm nhận những tâm sự rất chân thật và chan chứa tình cảm của những game thủ tâm huyết dành cho Tru Tiên, MMO game đã hơn 3 năm tuổi. Một game thủ có tên Xiaoli trên diễn đàn Tru Tiên đã thốt lên rằng: "Tôi trân trọng tình cảm trong game. Tình bạn, tình yêu, tình chị em,...