Cấp phát miễn phí 1.000 khẩu trang cho nhân dân phòng, chống dịch Covid-19
Sáng 15-2, Đồn Biên phòng Phú Hữu, BĐBP An Giang tổ chức cấp phát miễn phí hơn 1.000 khẩu trang y tế cho nhân dân xã Phú Hữu, huyện An Phú, tỉnh An Giang nhằm phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Phú Hữu, BĐBP An Giang cấp phát khẩu trang y tế cho nhân dân. Ảnh: Chiến Khu
Theo đó, đơn vị đã cấp phát 1.000 khẩu trang y tế miễn phí đến tận tay người dân trên địa bàn xã Phú Hữu, huyện An Phú, tỉnh An Giang, nhằm chủ động phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Đây là loại khẩu trang y tế 4 lớp, được cơ quan chức năng kiểm định đảm bảo chất lượng.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, Đồn Biên phòng Phú Hữu đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng nắm chắc tình hình dịch bệnh. Ngoài cấp phát khẩu trang miễn phí, đơn vị còn đẩy mạnh tuyên truyền cho cán bộ, chiến sỹ trong đơn vị và nhân dân trên địa bàn về nguyên nhân gây bệnh, đường lây truyền, các triệu chứng của bệnh và các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh hữu hiệu. Đồng thời, thành lập các tổ tuần tra, kiểm soát, chốt chặn các đường mòn, đường sông nhằm chủ động ngăn chặn cuất nhập cảnh trái phép, bảo đảm sức khỏe cho cán bộ, chiến sỹ trong đơn vị và nhân dân trên địa bàn.
Chiến Khu
Video đang HOT
Theo bienphong.com.vn
Mùa lũ ở An Giang theo chân người đi đặt lọp tôm ở đồng nước nổi
Về xã đầu nguồn Phú Hữu, huyện An Phú (tỉnh An Giang) thời gian này, con nước tuy đã tràn đồng nhưng vẫn còn ở mức thấp so với cùng kỳ, lũ về muộn, cuộc sống mưu sinh của người dân nơi đây cũng vì thế mà chậm trễ theo.
Trao đổi với lão ngư Trần Văn Phối, người dân ấp Phú Hiệp, xã Phú Hữu người đã gắn bó với nghề bà cậu từ thời còn rất trẻ đến nay, dù đã gần 70 tuổi nhưng ông vẫn gắn bó với nghề đặt lợp tôm mỗi khi mùa nước nổi về. Ông cho biết, mùa lũ năm 2018, chỉ trong 2 tháng nước, gia đình ông đã có thêm thu nhập khoảng 17 triệu đồng từ việc đặt lợp tôm trên cánh đồng ngập nước của xã Phú Hữu .
Mùa nước nổi là mùa nhiều hộ dân xã Phú Hữu, huyện An Phú, tỉnh An Giang đi đặt lọp bắt tôm trên các cánh đồng nước nổi.
Mùa lũ năm 2018, mỗi ngày đi đặt lọp, ông Phối cũng kiếm được vài ba ký tôm, có hôm lên 6-7 ký, từ đó mà cuộc sống trong mùa nước nổi của gia đình ông cũng tương đối dễ chịu.
Còn mùa lũ năm nay đến trễ gần 1 tháng, không có thu nhập từ việc đặt lợp tôm như mọi năm, tất cả chi tiêu trong gia đình gần 1 tháng qua phải lấy từ số tiền dành dụm từ mùa lúa vụ Hè Thu.
Đặt lọp tôm trên cánh đồng nước nổi xã Phú Hữu, huyện An Phú (tỉnh An Giang) năm nay cho thu nhập không bằng năm 2018.
Theo kinh nghiệm nhiều năm làm nghề đặt lợp tôm, ông Trần Văn Phối cho biết, nếu lũ về đúng thời gian thì lượng tôm mới nhiều, vì tôm từ sông theo nước vào đồng cư trú và sinh sản, lượng thức ăn phong phú nên tôm lớn nhanh hơn và những người làm nghề đặt lợp tôm cũng dễ dàng kiếm sống bằng nghề này trong mùa lũ.
Tuy nhiên, năm nay nước về muộn, có thể sản lượng sẽ không bằng năm trước do tình trạng khai thác thủy sản trên sông diễn ra thường xuyên, trong đó có cả các phương tiện đánh bắt bằng ngư cụ cấm.
Hiện tại, mực nước lũ trên địa bàn xã vẫn còn khá thấp so với cùng kỳ năm trước, nhưng cũng như nhiều hộ dân khác của xã Phú Hữu sống bằng nghề câu lưới mùa nước nổi, gia đình ông Phối vẫn chuẩn bị đầy đủ dụng cụ như: Ghe, xuồng, lợp để phục vụ cho việc đánh bắt trong vài ngày tới.
Hiện tại, lượng lợp tôm của gia đình vào khoảng 100 cái, nếu công việc cho kết quả khả quan, ông sẽ tiếp tục làm thêm số lượng lợp để phục vụ cho việc khai thác tôm mùa lũ, mặc dù biết có thể sản lượng sẽ không nhiều như những năm vừa qua nhưng ông vẫn vui vì với người làm nghề hạ bạc có nước là có tiền.
Sau những ngày khát lũ, hiện người dân vùng biên giới Phú Hữu đang khẩn trương bước vào cuộc mưu sinh, với hy vọng, dù lũ muộn nhưng cũng sẽ không phụ lòng người dân, khi lũ đã mang về những nguồn thủy sản phong phú, làm cho cuộc sống nơi đây thêm nhộn nhịp những chuyến xuồng, ghe đánh bắt, để lũ luôn là một phần không thể thiếu trong đời sống của người dân vùng biên giới.
Theo Danviet
Mùa nước nổi đang...chìm, cá tôm ít chuột nhiều, ai cũng lo âu Những ngày cuối tháng 9, nước thượng nguồn sông Mekong đổ về Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có nhích lên, nhưng so với mọi năm vẫn thấp hơn nhiều. Nước về muộn, lại ở mức thấp, kéo theo lượng phù sa và nguồn lợi thủy sản ít hơn trước. Đi dọc quốc lộ 91 từ TP.Cần Thơ đến tỉnh An Giang, gặp...