Cấp nước sinh hoạt miễn phí để “cứu” dân vì nắng hạn
Thời tiết nắng hạn kéo dài đã làm cho các xã vùng ven TP Nha Trang (Khánh Hòa) thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Hiện đã có địa phương trích kinh phí thuê xe cấp nước miễn phí để “cứu” dân.
Thuê xe cấp nước miễn phí để “cứu” dân
Một số địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề bởi hạn hán tại TP Nha Trang gồm các xã: Phước Đồng, Vĩnh Lương, Vĩnh Phương… Do tình trạng nắng nóng kéo dài trong 2 tháng qua đã khiến các giếng nước của người dân khô kiệt, cộng với nguồn nước ven biển bị nhiễm mặn.
Một thực tế tại các xã vùng ven, sát chân núi ở TP Nha Trang hiện nay là tình trạng thiếu nước sinh hoạt hàng ngày, hàng giờ đến bức bí. Người dân đang xoay sở đủ mọi cách để tìm nước dự trữ trước cơn hạn mà họ cho là gay gắt nhất trong nhiều năm qua tại địa phương.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Trần Hùng Dũng, Chủ tịch UBND Vĩnh Lương (TP Nha Trang), cho biết, hệ thống cấp nguồn nước sạch của thành phố trên địa bàn xã Vĩnh Lương chỉ đạt 40%. Đặc biệt, ở khu vực Cát Lợi với 400 hộ dân sinh sống, chưa có hệ thống cấp nước sạch.
UBND xã Vĩnh Lương (TP Nha Trang) đã cấp nước miễn phí cho dân vì nắng hạn.
Trước thực trạng nắng hạn kéo dài, nguồn nước giếng của người dân khô cạn nên UBND xã đã trích kinh phí thuê xe chở nước hỗ trợ miễn phí bà con vào mỗi buổi sáng. Ngoài ra, Chủ tịch UBND Vĩnh Lương cho biết, về lâu dài địa phương có phương án xin ý kiến UBND Nha Trang để xây dựng một bể chứa 5-6m3 nước sinh hoạt ở Cát Lợi để phục vụ bà con.
“Dở khóc dở cười” vì chuyện thiếu nước!
Vào khoảng 15h30 ngày 17/6, trong lúc đang nắng hạn, thành phố Nha Trang bất ngờ đón một “cơn mưa vàng” nặng hạt trong nhiều tháng qua. Cơn mưa kéo dài khoảng 30 phút kèm gió, dông. Cơn mưa đã giúp một số vùng thiếu nước, vùng ven, vùng đồi ở Nha Trang “giải nhiệt”.
Từ mờ sáng có mặt tại một điểm cấp nước của UBND xã Vĩnh Lương cho người dân tại khu vực tổ 5, xóm Chùa (thôn Cát Lợi), PV Dân trí ghi nhận hàng chục hộ dân nháo nhào lấy nước. Người dân đã chầu chực từ mờ sáng với hàng loạt can nhựa, thùng nhựa, phuy nhựa, thau, ca… để lấy nước. Hoạt động lấy nước diễn ra trong chốc lát thì xe chở nước 6m3 đã cạn.
Video đang HOT
Ông Trần Văn Nòi (58 tuổi), tham gia lấy nước cho biết do nắng hạn kéo dài nên UBND xã Vĩnh Lương đã điều xe cấp nước miễn phí cho dân khoảng 1 tháng nay. Theo ông Nòi, cứ cách 2 ngày thì bà con được cấp 1 xe tải 6m3 nước để phân bổ cho 25 hộ dân sinh sống trong vùng.
“Dân chúng tôi bây giờ chỉ trông chờ vào nguồn nước miễn phí do xã cấp vào buổi sáng, nhưng nhà tôi có 8 người nhưng với lượng nước được cấp ít ỏi đó thì không thấm tháp gì”, ông Nòi kêu.
Với người dân, đây là những giọt nước “quý hơn vàng”!
Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Tài (49 tuổi) kể khi xe cấp nước xuống thì người dân “mạnh ai nấy lấy”. “Bà nào mạnh, khỏe, đi sớm thì lấy được nhiều nước và cãi lộn nhau hàng giờ. Có người chỉ lấy được vài thùng, nhưng có người lại lấy được cả chục thùng”, bà Tài nói với hàm ý không công bằng.
Do thiếu nước sinh hoạt trầm trọng nên một số người dân tổ 5, xóm Chùa (Cát Lợi, xã Vĩnh Lương) đã đi đến các vùng lân cận xin nước. Một số hộ có điều kiện chấp nhận mua nước giá cao. Oái oăm là người dân mua nước nhưng không có chỗ chứa phải đổ xuống giếng.
Ông Mai Tấn Thành, một người dân tổ 5, xóm Chùa kể cứ 4-5 ngày thì gia đình ông mua một xe nước 4m3 rồi đổ xuống giếng. “Vì do nắng hạn nên khi đổ xuống giếng thì nước rút rất nhanh, hao hụt đến 50%. Phải dùng nhanh chứ 4 ngày thì nước sẽ rút không còn một giọt”, ông Thành mếu máo.
Viết Hảo
Theo Dantri
Cả gia đình ngư dân chết thảm trên đầm phá trong đêm
Ngày 15/6, tin từ UBND xã Phú Xuân, huyện Phú Vang (tỉnh Thừa Thiên - Huế) xác nhận, vào tối 14/6, gia đình 3 người của anh Trần Hạ (26 tuổi, ngư dân thôn Lê Bình) đã tử vong khi chèo ghe đi đánh bắt thủy sản trong đêm.
Tai nạn quá hy hữu
Ông Võ Văn Cho, Bí thư xã Phú Xuân cho biết vụ việc xảy ra vào khoảng 22h30' đêm 14/6. Anh Trần Hạ cùng vợ là Nguyễn Thị Huệ (24 tuổi) và con gái Trần Thị Mỹ (5 tuổi) đi từ bờ (khu vực các hộ dân thủy diện tái định cư ở thôn Lê Bình) trên một chiếc ghe nhỏ chèo ra đầm phá Tam Giang đánh bắt thủy sản. Do không may nên ghe chìm, cả 3 người chết đuối.
Sau khi sự việc xảy ra, người dân đã huy động lực lượng dùng thuyền máy ra điểm bị nạn, cách bờ chừng hơn 200 mét, sâu gần 3 mét. Tại đây sau một hồi tìm kiếm vào 2h30' rạng sáng 15/6 đã tìm thấy chiếc ghe bị chìm. Cách ghe chừng 60 mét hướng vào bờ là thi thể của anh Hạ, tiếp đó chừng 70 mét cùng hướng vào bờ là thi thể của 2 mẹ con chị Huệ, cháu Mỹ đang nằm ôm nhau dưới đáy nước.
Theo ông Cho, "vào thời điểm xảy ra tai nạn đáng thương trên, thời tiết bình thường, không có gió, không có sóng hay lốc xoáy. Ngoài ra, người dân ở thôn Lê Bình trong xã Phú Xuân, nhất là ngư dân như nhà anh Hạ rất đùm bọc, thương yêu nhau nên không thể có chuyện bị ai đó gây ra án mạng. Đây là tai nạn quá hy hữu, chưa bao giờ xảy ra tại xã chúng tôi. Bản thân anh Hạ, chị Huệ là ngư dân chuyên nghiệp, bơi cũng rất tốt".
Trong sáng 15/6, PV đã về tại nhà của anh Hạ tại thôn Lê Bình. Nạn nhân sống chung với cha mẹ (là hộ dân thủy diện tái định cư) trong căn nhà 5 anh em. Tuy nhiên, phần lớn thời gian, anh Hạ cùng vợ con ở trên một chiếc đò (thuyền) máy với ít áo quần, xăng dầu, gạo. Khi đi đánh bắt thủy sản ban đêm, nhà anh Hạ lên chiếc ghe nhỏ để chèo ra đầm phá cho thuận tiện. Chiếc đò máy cũng là vốn liếng lớn nhất mà vợ chồng anh dành dụm mua khoảng 40 triệu sau khi đám cưới, trong đó còn nợ hơn 20 triệu.
3 quan tài của anh Hạ, chị Huệ, bé Mỹ chết thảm trên đầm phá Tam Giang
Người mẹ anh Hạ, bà Trần Thị Võng than khóc thảm thiết bên 3 chiếc quan tài còn chưa có di ảnh bởi lẽ các con, cháu còn quá trẻ. Người thân, hàng xóm qua đông nghịt không khỏi cảm thương trước cái chết thảm của cặp vợ chồng nghèo nhưng siêng năng làm lụng.
Nguyên nhân cái chết vẫn đang còn bí ẩn
Anh Hồ Văn Li, dượng của anh Hạ cho biết, khi ra vớt xác cháu có thấy một cột mốc đường thủy bằng bê tông nằm chìm nghiêng dưới nước, gần đó là đám lưới bị rách. "Chiếc ghe của cháu tui không đụng cọc mà chìm. Tuy nhiên khi bủa lưới ở khu vực đó, do lưới bị mắc vào cột mốc, khi thằng Hạ kéo lưới thì lưới bị căng ra, phải dùng hết lực mà kéo. Có thể lưới bị đứt tạo nên một phản lực giật cho chiếc thuyền lật úp".
"Sau khi ghe lật, nó bơi tới cứu vợ con. Dìu được một đoạn thì đuối sức và chìm. Vợ nó ôm con bơi cũng không nổi giữa đầm phá tối đen rộng mênh mông nên chìm luôn. Do đó, thi thể của Hạ và vợ con nằm cách xa nhau. Tội nó quá, cả nhà mới gặp đó mà nay đã không còn nữa. Nhà nghèo, xin chính quyền giúp đỡ cho đỡ tội" - anh Li nhận định về nguyên nhân tử vong.
Riêng ông Võ Văn Cho, Bí thư Đảng ủy xã Phú Xuân cho rằng có thể khu vực bủa lưới của ghe anh Hạ gặp phải cọc đường thủy chìm ở dưới. Do ghe đụng cọc nên dẫn tới nghiêng và chìm ghe trong đêm. Xung quanh không có ai để cầu cứu nên cả nhà anh Hạ đã kiệt sức, đuối nước và tử vong.
"Sắp tới xã sẽ đi khảo sát để xem còn bao nhiêu cọc đường thủy đang gãy, chìm dưới đầm phá. Từ đó có kế hoạch đề nghị huyện thay thế hay nhổ sớm. Vì điều này ảnh hưởng đến sự an nguy không những cho ngư dân xã Phú Xuân mà còn các xã khác lân cận đường ranh giới phân thủy với địa phương" - ông Cho nói.
Hiện UBND xã Phú Xuân đã tới thăm hỏi gia đình nạn nhân, và đang trình báo lên huyện Phú Vang có phương án hỗ trợ đặc biệt đến gia đình anh Hạ. Cơ quan công an điều tra huyện Phú Vang cũng đang tiến hành làm rõ nguyên nhân vụ việc.
Mẹ anh Hạ khóc lóc thảm thiết khi cả nhà con bị chết
Ba anh Hạ thất thần, không nói nên lời trước bàn thờ vừa dựng tạm cho con trong sáng 15/6
Chiếc đò máy là tài sản lớn nhất của gia đình nhỏ này.
Đại Dương
Theo Dantri
Dân hoang mang vì côn trùng "lạ" xuất hiện dày đặc Ngày 9/6, đại diện UBND xã Đức Bình Tây, huyện Sông Hinh (Phú Yên) cho biết, địa bàn xã đang xuất hiện một loài côn trùng "lạ", cánh cứng, màu đen, kích thước bằng một nửa hạt đậu xanh gây xáo trộn cuộc sống người dân. Hiện địa phương đã gửi mẫu côn trùng đến cơ quan chức năng để xác định. Loài...