Cấp nước ngọt cho người dân biên giới biển vùng hạn mặn
Hạn mặn diễn ra ngày một gay gắt tại các tỉnh ĐBSCL, trong đó có khoảng 400.000 người dân các xã biên giới biển đang thiếu nước sinh hoạt trầm trọng.
BĐBP cấp nước cho người dân các xã biên giới biển Tiền Giang
Trước tình hình này, lực lượng vũ trang đã triển khai các biện pháp cấp nước ngọt cho đồng bào các tỉnh biên giới biển Tây Nam, đặc biệt là hộ nghèo, gia đình chính sách.
Theo báo cáo của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP), 41 xã biên giới biển Tây Nam có 105.731 hộ với 400.000 nhân khẩu (trong đó có trên 7.000 hộ, với gần 28.000 nhân khẩu thuộc hộ nghèo, gia đình chính sách, người già không nơi nương tựa) cần được hỗ trợ nước sinh hoạt.
Trước tình hình trên, Bộ Tư lệnh BĐBP chỉ đạo các đơn vị hậu cần mua 235 téc nước các loại đặt tại trung tâm các khu dân cư và cấp cho các gia đình chính sách, hộ nghèo. Đồng thời, chuẩn bị 2.200 can nhựa từ 20-30 lít cấp cho các hộ đến lấy nước tại các điểm cấp phát nước.
Đối với Bến Tre và Sóc Trăng, Cục Hậu cần BĐBP đã hiệp đồng sử dụng loại tàu 200 đến 350 tấn của Bộ Tư lệnh Hải quân vận chuyển nước đến các cầu tàu, cầu kiểm soát tại các địa phương. Các đơn vị BĐBP sử dụng xe tải, lắp đặt téc nước và huy động xã hội hóa phương tiện vận chuyển nước đến các cụm, khu dân cư thuộc các xã biên giới biển.
Video đang HOT
Tại tỉnh Tiền Giang và Trà Vinh, do tàu hải quân không thể cập các cảng, nên BĐBP mua nước ngọt tại các trung tâm thành phố và vận chuyển cung cấp cho người dân biên giới. Với những hộ nghèo, gia đình chính sách, người già neo đơn, cán bộ các đơn vị sử dụng xe máy vận chuyển cấp nước đến từng nhà.
Trước đó, BĐBP các tỉnh trên tuyến biên giới biển Tây Nam đã chủ động phôi hơp vơi cac xa, thi trân biên giơi biên liên tục tô chưc vân chuyên nươc sinh hoat cung cấp cho cac gia đinh ơ vung sâu, vung xa.
Trong khi đó, Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân cho biết sẽ chở 12 chuyến tàu với 3.000 khối nước ngọt cấp miễn phí cho hàng nghìn hộ dân tỉnh Bến Tre bị ảnh hưởng hạn mặn, giúp người dân có nguồn nước ngọt phục vụ sinh hoạt trong giai đoạn khó khăn của mùa khô năm nay.
Băng Tâm ( chinhphu )
Chung sống với hạn mặn
Tình hình hạn và mặn ở khu vực ĐBSCL vẫn đang diễn ra nghiêm trọng, gây thiếu nước sinh hoạt, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, tác động xấu đến xuất khẩu gạo và an ninh lương thực của nước ta. Nhiều bạn đọc đã góp ý về các biện pháp chủ động và phù hợp để ứng phó hạn mặn.
Nhiều kênh mương ở Tiền Giang khô kiệt, ảnh hưởng đến vụ lúa đông xuân. Ảnh: TÍN HUY
Khai thác mặt lợi của thời kỳ khô hạn
Tại ĐBSCL, mùa vụ ở nhiều vùng canh tác lúa hiện cơ bản đã xong, đang giữa mùa đại hạn nên ruộng đồng khô cháy, nứt nẻ tận đáy kênh mương, có những nơi cỏ cây xơ xác vì thiếu nước. Trong tình cảnh nông nhàn bất đắc dĩ hiện nay, bà con cần tận dụng thời cơ khai thác những điều lợi trong hoàn cảnh bất lợi.
Trước mắt, bà con có vườn cây ăn trái nên tranh thủ lúc khô hạn làm cỏ cho vườn cây một cách triệt để và dùng thân cỏ khô ủ lại gốc cây trồng nhằm giữ ẩm và chống bốc thoát hơi nước khi tưới. Lâu nay, nhiều kênh mương nội đồng bị bồi lắng cạn dòng, vì vậy, trong lúc đang nắng hạn, các địa phương nên vận động bà con nông dân cùng hợp sức vét thông kênh mương để khi mùa mưa về thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Cho phép và khuyến khích có điều kiện để các doanh nghiệp được lấy đất đáy các kênh công cộng phục vụ việc san lấp mặt bằng, vừa đỡ tốn tiền và công sức nạo vét kênh mương, vừa tránh được việc khai thác đất mặt ruộng để san lấp, vừa giúp khắc phục úng ngập trong mùa mưa và tích thêm nước cho năm sau. Lấy bớt đi bùn đất từ đáy kênh mương sẽ vét sâu được lòng kênh, tạo điều kiện chứa nhiều nước, giúp điều tiết chống ngập khi mưa lũ.
Một công việc khác rất có ý nghĩa, là rà soát lại thực trạng thiết kế vườn ruộng của nhà mình xem có hoàn toàn phù hợp và thuận tiện cho sản xuất chưa. Nếu chưa, hay có hỏng hóc, trở ngại, khiếm khuyết gì thì nên tận dụng thời gian khô hạn để điều chỉnh lại, rồi tiến hành sửa chữa, đắp vá mặt ruộng, mương, bờ cho phù hợp và vét ao đìa, tu sửa bờ bao, gia cố nâng cao nền chuồng trại nhằm chống ngập khi mùa mưa về. Để từ đó có thể kết hợp canh tác lúa với nuôi các loại cá, trồng thêm rau màu, cây ăn trái và phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm một cách an toàn, hiệu quả theo hướng canh tác tổng hợp R-V-A-C (ruộng - vườn - ao - chuồng) đa cây con.
NGUYỄN VĂN THƯỚC - Liên hiệp Hội KH-KT Cà Mau
Quy hoạch các vùng phù hợp từng loại cây trồng, vật nuôi
Dự báo tình hình hạn mặn ở ĐBSCL sẽ ngày càng trầm trọng hơn chứ không phải là hiện tượng nhất thời, do đó cần chủ động ứng phó một cách khẩn trương, tích cực. Khu vực nào bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nên có phương án sản xuất mới thay thế ngay phương án sản xuất truyền thống; khu vực nào bị ảnh hưởng ít, cũng nên tạo điều kiện để nông dân chuyển đổi dần, tránh gây đảo lộn sản xuất và sinh hoạt của người dân. Nơi nào có điều kiện thì đầu tư xây dựng các hồ chứa nước ngọt để phục vụ sinh hoạt trong mùa nắng; đồng thời xây dựng hệ thống tưới tiết kiệm.
Ngay từ bây giờ, tập trung nghiên cứu, lai tạo nhiều giống cây trồng, vật nuôi mới có khả năng chịu hạn, chịu mặn, từ đó quy hoạch các vùng, địa phương, khu vực phù hợp với từng loại cây trồng, vật nuôi, tùy theo điều kiện nhiễm mặn và điều kiện nước ngọt có thể phục vụ được. Việc quy hoạch căn cứ trên các khảo sát, nghiên cứu khoa học và ở tầm nhìn tổng thể của toàn vùng. Xây dựng các hệ sinh thái phù hợp với điều kiện thời tiết và nguồn nước mới nhằm tạo các quần thể sinh vật mới, góp phần xây dựng và bảo vệ cảnh quan môi trường.
TRÚC GIANG - quận 3, TPHCM
Tìm nhiều giải pháp phù hợp
Không phải đến bây giờ các nhà hoạch định chính sách mới nói tới việc người dân ĐBSCL phải chung sống với hạn mặn. Qua 2 năm thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu, những kết quả đạt được cho thấy chung sống với hạn mặn là hướng đi đúng đắn của nông nghiệp ĐBSCL. Trước mắt, diện tích cây trồng được điều chỉnh cho thích hợp tùy theo địa hình có ngập mặn hay không, tùy vùng nước mặn, lợ, ngọt. ĐBSCL đã thực hiện tái cơ cấu, chuyển hơn 40.000ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái.
Tuy nhiên, phát triển cây trồng cạn phải tính đến đầu ra sao cho có tính bền vững. Tránh tình trạng "thấy người ta ăn khoai, vác mai đi đào" hay người người cùng trồng, nhà nhà cùng trồng một loại cây, nuôi một loại con; hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng "trúng mùa mất giá" như nhiều năm nay. Để chung sống với hạn mặn, ngành nông nghiệp không chỉ đơn thuần cứ chuyển diện tích lúa sang cây trồng cạn hay chăn nuôi thủy sản là đủ, là đúng, mà rất cần những bộ giống lúa thích nghi với hạn mặn. Rất hoan nghênh nhóm nghiên cứu Trường Đại học Tiền Giang do TS Nguyễn Bích Hà Vũ chủ nhiệm đề tài, đã nghiên cứu, lai tạo thành công 2 bộ giống TG1, TG4 chịu mặn, đang trong quá trình cung ứng giống cho nông dân.
Tại Cà Mau, PGS-TS Võ Công Thành cũng lai tạo thành công 2 bộ giống lúa chịu mặn cao là giống Cà Mau 1, Cà Mau 2, cũng trong quá trình sản xuất đại trà. Cần tiếp tục nghiên cứu, lai tạo cho ra những bộ giống lúa vừa thích nghi với hạn mặn vừa cho ra hạt gạo chất lượng cao, chứa dinh dưỡng phù hợp với nhu cầu thị trường thế giới.
Đầu nguồn sông Mê Công bị tích nước, khiến hạ lưu thiếu nước dẫn tới hạn mặn là thực tế không thể tránh khỏi. Do vậy, rất cần khẩn trương nghiên cứu tìm ra thật nhiều giải pháp phù hợp cho sản xuất và sinh hoạt để có thể chung sống, tồn tại và phát triển với hạn mặn.
TÚ NGUYÊN - huyện Cần Đước, tỉnh Long An
Theo SGGP
Hải quân cấp 3.000 m3 nước ngọt miễn phí cho người dân Bến Tre Tàu 935 của Lữ đoàn 125 đã vượt khoảng 100 hải lý chở hàng trăm khối nước ngọt đến tiếp tế người dân huyện Châu Thành. Ngày 9-3, tàu 935 của Lữ đoàn 125, Bộ tư lệnh Vùng 2 hải quân đã cập bến phà Rạch Miễu cũ (trên sông Tiền, thuộc xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, Bến Tre) chở theo 250...