Cập nhật tính an toàn của việc sử dụng thuốc PPI dài hạn
Thuốc ức chế bơm proton (PPI) được sử dụng phổ biến để điều trị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản và dự phòng các tác động có hại ở đường tiêu hóa gây ra bởi các thuốc như aspirin.
Tuy nhiên đối với những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày – thực quản mãn tính, việc sử dụng PPI trong thời gian dài cũng được cảnh báo có nhiều hệ lụy.
Thuốc PPI là gì?
Thuốc ức chế bơm Proton hay thuốc PPI là tên gọi chung của các loại thuốc có tác dụng làm giảm việc sản xuất axit trong dạ dày bằng cách ngăn chặn enzyme trong thành dạ dày sản sinh axit.
Chúng ta biết rằng việc dư thừa axit dạ dày là một trong những nguyên nhân gây ra hầu hết các vết loét trong thực quản , dạ dày và tá tràng. Như vậy việc ứng dụng thuốc PPI trong điều trị dạ dày sẽ giúp ngăn chặn sự phát triển của các vết loét cho phép tổn thương nhanh được chữa lành.
Khi sử dụng thuốc PPI kéo dài sẽ có những nguy cơ sau đây
1. Gãy xương
Do làm giảm acid dạ dày dẫn đến cản trợ sự hấp thu Calci, tất cả thuốc PPI đều có cảnh báo về việc tăng nguy cơ gãy xương khi sử dụng lâu dài
Video đang HOT
2. Giảm Magnesi máu và ảnh hưởng đến nhịp tim
Giảm Magnesi máu hiếm khi xảy ra khi sử dụng PPI kéo dài, khi đã xảy ra thường kèm theo giảm kali máu và giảm calci máu. Hậu quả gây ra kéo dài QT và xoắn đỉnh trên điện tâm đồ, cơ chế chính xác của việc PPI gây giảm Magnesi máu nhưng đã được chứng minh trên nghiên cứu lâm sàng
3. Bệnh thận
Dù cơ chế gây ra bệnh thân chưa được biết rõ, các nghiên cứu quan sát mới đây đã ghi nhận sự tăng nguy cơ bệnh thận mãn tính mà không kèm tổn thương thận cấp ở đối tượng sử dụng PPI thời gian dài
4. Thiếu vitamin B12
Sự giải phòng vitamin B12 từ protein trong thức ăn phụ thuộc vào acid dạ dày, khi giảm tiết acid dạ dày sẽ làm giảm hấp thu và thiếu hụt vitamin B12.
5. Thiếu máu do thiếu sắt
Tương tự như cơ chế ức chế hấp thu calci và vitamin B12, việc hấp thu sắt cũng bị hạn chế khi sử dụng PPI kéo dài. Hệ quả là bệnh nhân có nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt.
Việc sử dụng PPI dài hạn có liên quan đến sự gia tăng những quan ngại về vấn đề an toàn. Bệnh nhân nên được chẩn đoán tình trạng viêm loét dạ dày chính xác để có phác đồ điều trị phù hợp, cân bằng giữa lợi ích và nguy cơ khi sử dụng thuốc PPI kéo dài.
Kết hợp Đông – Tây Y trong điều trị Viêm loét dạ dày mãn tính
Sau khi chẩn đoán, điều trị bệnh sẽ gồm nhiều thuốc phối hợp như: Thuốc bao vết loét, thuốc kháng acid dạ dày, thuốc trung hòa acid, thuốc giãn cơ – giảm đau. Bệnh nhân cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sỹ để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Các nhóm thuốc này thường có tác dụng phụ như làm mất cảm giác ăn ngon miệng, làm cơ thể mệt mỏi.
Để điều trị dứt điểm bệnh nên kết hợp Đông Y và Tây Y, để tạo sự cân bằng tốt nhất cho sức khỏe của bệnh nhân, trong đó thuốc Đông Y thế hệ 2 là giải pháp mới điều trị hiệu quả viêm loét dạ dày cấp và mãn tính.
Thuốc Dạ Dày Nhất Nhất giúp phục hồi nhanh chóng các vết loét dạ dày tá tràng mà không bị nhờn thuốc, không gây các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân. Thuốc được sản xuất tại nhà máy chuẩn GMP – WHO với nguồn nguyên liệu thảo được được kiểm duyệt gắt gao, giúp đảm bảo chất lượng thuốc và phù hợp cho bệnh nhân điều trị lâu dài.
Xuân Khánh
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Vỏ hàu sông làm thuốc
Vỏ hàu sông có tên thuốc trong y học cổ truyền là mẫu lệ. Hàu đem về rửa sạch, tách thịt, lấy vỏ. Cho vào nồi cùng với cát, trát kín, nung khô cho đến khi vỏ có màu xanh nhạt hoặc bóp vụn là được.Khi dùng, tán, rây bột mịn. Dược liệu có vị mặn, chát, tính hơi lạnh, không độc có tác dụng thanh nhiệt, hóa đờm, cố sáp, giảm đau.
Thuốc uống
Chữa chứng dương hư, sốt về chiều: mẫu lệ 12g, phụ tử chế 10g, bạch thược 10g, sinh khương 4g, cam thảo 3g, đại táo 3 quả. Sắc uống trong ngày.
Chữa ra mồ hôi trộm: mẫu lệ, đỗ trọng (lượng bằng nhau) phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn, uống mỗi lần 1 thìa cà phê với ít rượu. Ngày 2-3 lần (Hải Thượng Lãn Ông).
Hoặc dùng bài: mẫu lệ 30g, hoàng kỳ 8g, ma hoàng 8g. Mẫu lệ (nung thành đỏ tán bột mịn); hoàng kỳ, ma hoàng sắc đặc lấy 300ml làm nước thuốc. Uống bột mẫu lệ và nước thuốc ngày 3 lần, uống trước khi ăn, uống từ 7-10 ngày là một liệu trình. Có thể uống 2-3 liệu trình.
Chữa di mộng tinh: mẫu lệ 10g, lộc giác sương 50g, trộn đều, rây bột mịn, uống mỗi ngày 8-16g, nước sắc dây tơ hồng 30g.
Chữa đau bụng kinh: mẫu lệ 20g, hoa hòe 30g, ích mẫu 25g. Mẫu lệ nung đỏ, sắc cùng với các vị thuốc trên lấy 150ml nước thuốc, chia làm 2 lần uống trong ngày, uống liền 5 ngày, uống trước kỳ kinh 10 ngày.
Chữa viêm loét dạ dày giảm ợ hơi, ợ chua: mẫu lệ 15g, hoài sơn 16g, hậu phác 10g, bạch truật 14g, uất kim 12g, trần bì 10g, dạ cẩm 12g, cam thảo 12g, bồ công anh 16g. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa tiểu dắt, tiểu són: mẫu lệ nung đỏ, cao da trâu, lộc nhung, tang phiêu tiêu sao với rượu (lượng mỗi thứ bằng nhau) tán nhỏ, rây bột mịn, trộn với hồ nếp hoàn viên bằng hạt ngô. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20 viên với nước muối pha loãng vào lúc đói.
Hoặc dùng bài: bột mẫu lệ 40g, nhồi vào bong bóng lợn rồi nấu nhừ. Để nguội, bỏ bột mẫu lệ, thái nhỏ, ăn trong ngày.
Thuốc dùng ngoài
Chữa sưng đau ngọc hành ở trẻ em: mẫu lệ nung đỏ, tán nhỏ trộn với đào nhân giã nát (lượng bằng nhau) thêm nước cho nhão đắp lên vùng sưng (Nam dược thần hiệu).
Chữa bệnh mồ hôi chân, tay: bột mẫu lệ xoa vào lòng bàn tay và chân. Ngày 3 lần. Mỗi lần xoa nhẹ hai lòng bàn tay với nhau trong vòng 5 - 10 phút.
ĐỖ ĐỨC HUY
Theo Sức khỏe đời sống
Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày, tá tràng từ mai mực cực kỳ hiệu quả Bột mai mực có vị mặn, chát, mùi hơi tanh, tính ấm, không độc, có tác dụng giảm đau, làm se, chống loét, chỉ huyết, dùng riêng hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác chữa bệnh trong những trường hợp sa. Trong y học cổ truyền, mai mực có tên thuốc là ô tặc cốt, hay hải phiêu tiêu. Dược liệu...