Cập nhật Su-35 xuất hiện quanh Biển Đông
Theo tin mới nhất, Indonesia đang tiếp tục đàm phán với Nga về vấn đề mua sắm các chiến đấu cơ tiên tiến thế hệ 4 Su-35.
Truyền thông Nga ngày 27/1 đưa tin, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Ryamizard Ryakudu đã công bố ý định của nước này tiếp tục đàm phán với Nga về việc mua loại chiến đấu cơ được coi là tiên tiến nhất trong các loại máy bay thế hệ thứ 4 trên thế giới là Su-35.
Bộ trưởng Quốc phòng Ryamizard Ryacudu khẳng định, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã thông qua phương án mua các chiến đấu cơ Su-35, bởi phi công Indonesia đã có nhiều kinh nghiệm sử dụng máy bay Nga, do trong biên chế không quân nước này có vài chục chiếc Su-27 và Su-30.
Đại sứ Indonesia tại Moskva Jauhari Oratmangun cho biết, để tiếp tục các cuộc đàm phán với đối tác Nga, ông Ryamizard Ryakudu sẽ đến thăm Nga vào tháng 4 năm nay và sẽ hội đàm với các quan chức lãnh đạo Bộ quốc phòng Nga và giới chức công nghiệp quốc phòng nước này.
“Các cuộc đàm phán đang được tiến hành. Bộ trưởng Quốc phòng chúng tôi muốn đến thăm Nga vào tháng 4 để tiếp tục thảo luận về việc mua sắm các chiến đấu cơ tiên tiến Su-35 của Nga” – ông Oratmangun khẳng định về ý định hết sức nghiêm túc của giới chức quốc phòng nước này.
Từ giữa năm 2015, Jakarta đã tiến hành các cuộc đàm phán với Moscow về việc mua máy bay chiến đấu Su-35 để thay thế cho dòng máy bay chiến đấu Northrop F-5 Tiger II do Mỹ chế tạo. Nước này đã lựa chọn Su-35 sau gần 2 năm nghiên cứu, cân nhắc.
Hồi tháng 9-2015, truyền thông nước này đã đưa tin là Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Ryamizard Ryacudu đã quyết định mua Su-35. Cùng với các tiêm kích Su-27SK và Su-30MK, sức mạnh chiến đấu của không quân nước này sẽ được xây dựng trên nền tảng các chiến đấu cơ Nga.
Máy bay chiến đấu Su-35 và Su-27SK, cùng với Su-30MK sẽ là xương sống của không quân Indonesia
Ngày 8/11/2015, trưởng phòng hợp tác quốc tế thuộc Tập đoàn công nghệ Nhà nước Rostec của Nga là ông Viktor Kladov cho biết, Indonesia đã quyết định đặt mua các máy bay chiến đấu Su-35 mới nhất của Nga và đàm phán xây dựng các trung tâm dịch vụ tại nước này.
Theo truyền thông Indonesia, không quân nước này dự định sẽ mua từ 1-2 phi đội Su-35 (khoảng 32 chiếc) để thay thế các máy bay F-5 Tiger, do dòng máy bay của Mỹ đã quá cũ (sử dụng gần 40 năm), các phi công của nước này đã bắt đầu sợ bay trên các “ông lão” này.
Theo truyền thông Indonesia, việc nước này quyết định chọn Su-35 có thể là do 2 nước đã đạt được thỏa thuận tháo gỡ nút thắt khó khăn nhất của thương vụ là việc nước này yêu cầu Nga phải chuyển giao ít nhất 35% công nghệ, thì Jakarta mới quyết định mua chiến đấu cơ thế hệ 4 này.
Ông Jan Pieter Ate – Cục trưởng Cục Khoa học và Công nghệ, Bộ Quốc phòng Indonesia xác nhận rằng, luật pháp của nước này quy định, bất kỳ hợp đồng mua vũ khí nước ngoài nào của Indonesia cũng phải kèm theo thỏa thuận chuyển giao ít nhất 35% công nghệ chế tạo, để phát triển công nghiệp hàng không nước nhà,
Ngoài ra, truyền thông Indonesia cũng tiết lộ thêm rằng, ngoài nguyên nhân Nga đồng ý chuyển giao một số công nghệ chế tạo chiến đấu cơ cho nước này, nguyên nhân thứ 2 có thể là do Moscow đã đề nghị với Jakarta một kế hoạch hợp tác quốc phòng, với ngân sách lên tới 3,1 tỷ USD.
Hơn nữa, xu hướng hiện nay là các loại vũ khí Nga, đặc biệt là chiến đấu cơ đang rất được ưa chuộng, sau khi nhóm máy bay chiến đấu thuộc không quân của nước này ở Syria đã sử dụng các loại vũ khí đạt hiệu quả rất cao, trong chiến dịch không kích chống tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS.
Video đang HOT
Không quân Indonesia sẽ thay thế loại máy bay F-5 cũ kỹ bằng Su-35
Máy bay chiến đấu đa năng tiên tiến thế hệ 4 Su-35 (NATO gọi là Flanker-E) là một phiên bản nâng cấp cực cao trên cơ sở máy bay chiến đấu đa năng thế hệ 4 Su-27 Flanker. Máy bay lần đầu được giới thiệu tới khách hàng nước ngoài tại triển lãm hàng không Paris 2013.
Máy bay chiến đấu Su-35 có khả năng tấn công toàn diện, đối không, đối hải, đối đất, được đánh giá có sức mạnh vượt trội các máy bay chiến đấu cùng thế hệ của phương Tây như F-16, Typhoon, Rafale…, thậm chí là đối đầu ngang ngửa các chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 của Mỹ như F-22 và F-35.
Su-35 có tốc độ tối đa lên tới 2.500km/h, phạm vi hoạt động vào khoảng 3.500km. Vũ khí của Su-35 gồm có một súng máy 30mm và 12 giá treo vũ khí, bao gồm các loại bom, tên lửa có điều khiển hoặc không điều khiển, với tổng trọng lượng là 8 tấn.
Su-35 có thể phóng vũ khí khi đang bay ở tốc độ siêu âm (khoảng Mach 1,5) và độ cao 15.000m, trong khi chiếc máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ 5 của Mỹ là F-35 chỉ có thể sử dụng được tên lửa khi ở tốc độ Mach 0,9.
Theo Huy Bình
Đất Việt
Giải thể Antonov: Cái chết báo trước công nghiệp quốc phòng Ukraine
Sau khi Ukraine hủy bỏ Hiệp định hợp tác kỹ thuật quân sự với Nga, nhiều chuyên gia đã dự báo về cái chết của Công nghiệp quốc phòng nước này.
Chính quyền Ukraine giải thể tập đoàn chế tạo máy bay Antonov
Tập đoàn chế tạo máy bay Antonov - một cái tên lẫy lừng từ thời Liên Xô đã bị giải thể theo lệnh của nội các Ukraine và chuyển giao toàn bộ tài sản còn sót lại cho Ukroboronprom - bộ phận báo chí của Bộ phát triển kinh tế Ukraine cho biết.
Thông cáo báo chí của Bộ phát triển kinh tế Ukraine có đoạn Chính phủ đã thông qua nghị quyết về việc giải thể tập đoàn chế tạo máy bay Antonov do thiếu thành viên, vì từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2015, ba xí nghiệp thành viên đã ra khỏi Antonov và được chuyển đến tập đoàn Nhà nước Ukroboronprom.
Antonov được thành lập vào năm 1946 tại vùng Novosibirsk, đến năm 1952, trụ sở của nó được dời đến Kiev. Nó được xem là cơ quan nghiên cứu và thiết kế hàng không tuyệt mật, đồng thời là hãng sản xuất máy bay chở hàng, chở khách và máy bay chuyên dụng hàng đầu của Liên Xô và thế giới.
Xét theo số lượng phiên bản máy bay vận tải và quá khứ lẫy lừng, hiện nay có thể gọi Antonov là thủ lĩnh trên thị trường máy bay vận tải trên thế giới.
Một số loại máy bay nổi tiếng của hãng như An-32, An-148, An-158, An-74, An-124, An-70 và An-225 (loại máy bay lớn nhất thế giới với 6 động cơ phản lực, sức chở gần 200 tấn, chỉ chế tạo 1 chiếc từ thời Liên Xô vào năm 1988), đã trở thành những cái tên nổi tiếng trên toàn thế giới.
Còn Công ty xuất nhập khẩu quốc phòng Nhà nước Ukroboronprom được chính quyền Kiev thành lập vào năm 2010, nhằm đảm bảo sự hiệu quả trong hoạt động và quản lý của các công ty nhà nước. Ukroboronprom có liên kết với hàng trăm công ty trong ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine.
Sự giải thể Antonov có phải là giờ phút cáo chung của công nghiệp quốc phòng Ukraine?
Ukroboronprom chịu trách nhiệm quản lý, quy hoạch các ngành phát triển, chế tạo sản phẩm quốc phòng; mua bán, sửa chữa, nâng cấp và thải loại trang bị - vũ khí quân sự và các khí tài chuyên dụng, tham gia hợp tác quân sự và kỹ thuật quân sự với các quốc gia khác.
Việc Antonov bị giải thể không chỉ có ý nghĩa đơn thuần là sự sụp đổ của một công ty chế tạo hàng không lẫy lừng của Liên Xô và trên toàn thế giới, mà nó cũng là hồi chuông báo động sự sụp đổ của một nền công nghiệp quốc phòng vốn trước đây thuộc loại hàng đầu thế giới.
Sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ, các nước cộng hòa tách ra và tự tuyên bố độc lập, theo thỏa thuận phân chia tài sản giữa các quốc gia thành viên, Ukraine được nhận phần thừa kế nhiều cơ sở công nghiệp quốc phòng, viện nghiên cứu kỹ thuật quân sự hàng đầu của Liên Xô.
Đặc biệt, Ukraine được thừa hưởng tới 1/3 số xí nghiệp và phòng thiết kế của ngành tên lửa và hàng không Xô viết, có liên kết mật thiết với ngành quốc phòng của Nga, trong đó có Tập đoàn chế tạo máy bay hàng đầu thế giới Antonov.
Tháng 5-1993, Nga và Ukraine ký Hiệp định liên chính phủ về hợp tác kỹ thuật-quân sự, theo đó hai bên thỏa thuận duy trì và phát triển hợp tác trong chế tạo và sản xuất các loại hàng hóa quân sự để cung cấp cho nhau, đồng thời cung cấp lẫn nhau các dịch vụ liên quan.
Sự phụ thuộc của công nghiệp hàng không Ukraine vào Nga
Tuy nhiên, quan hệ hợp tác giữa ngành hàng không hai nước bắt đầu suy yếu trong giai đoạn những nhà lãnh đạo thân phương Tây lên nắm quyền. Nga đã bắt đầu hướng tới việc độc lập sản xuất một số mảng linh kiện, thiết bị trước đây do Ukraine làm, nhằm tính đến tương lai.
Ngành chế tạo hàng không nói chung và máy bay vận tải quân sự nói riêng là một trong những thế mạnh trước đây của Ukraine, nhưng hoạt động của tập đoàn chế tạo máy bay Antonnov phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật và nhu cầu của Nga cùng với mối quan hệ chính trị giữa hai bên.
Việc coi hàng không của Ukraine là lĩnh vực độc lập chỉ là khái niệm mang tính ước lệ, bởi trong thực tế, Nga mới là người quyết định đến sự phát triển của lĩnh vực chế tạo hàng không Ukraine, bởi chỉ một vài dự án nhỏ là Kiev có thể độc lập phát triển mà không cần tới sự trợ giúp của Moscow.
Giám đốc Trung tâm nghiên cứu quốc phòng Kiev là ông Valentin Badrak đã từng tuyên bố, việc hợp tác với Nga là điều tất yếu với ngành hàng không Ukraine bởi Nga là thị trường cung cấp chủ yếu của Antonov, hơn nữa, về mặt kỹ thuật, phần lớn bộ phận cấu kiện Ukraine không thể chế tạo được.
Ví dụ như dự án chế tạo máy bay vận tải quân sự An-70 tuy mang tiếng là dự án phát triển chung và được lắp ráp ở Kiev nhưng trên thực tế, 75% chi tiết của máy bay, trong đó có những cấu kiện quan trọng nhất là do Nga sản xuất, 25% nhỏ lẻ còn lại là của Ukraine.
Antonov bị giải thể để lại nhiều tiếc nuối một quá khứ lẫy lừng
Trên những tấm bảng vẽ máy bay An-70 đặt tại tổ hợp khoa học công nghệ hàng không ở Kiev có viết: Niềm tự hào của Kiev, nhưng trên thực tế, khi Nga bắt đầu ngừng tham gia các chương trình thử nghiệm bay từ năm 2000 để phát triển máy bay của riêng mình, thì dự án này đã lập tức bị đình đốn.
Khi Nga bắt đầu phát triển các mẫu máy bay thương mại và vận tải quân sự cho riêng mình thì ngành công nghiệp hàng không Ukraine bắt đầu gặp khó khăn, bởi thị trường nội địa về máy bay quân sự và dân dụng không lớn, nhu cầu máy bay cũng không nhiều, khả năng chế tạo độc lập cũng không có.
Đến giai đoạn cuối những năm 2000, đặc biệt là sau khi ông Yanukovych quay lại nắm quyền, quan hệ giữa 2 bên lại trở nên nồng ấm. Moscow và Kiev thỏa thuận sẽ nối lại việc sản xuất máy bay Ruslanov tại Ulyanovsk, đồng thời Nga cũng cam kết sẽ nối lại việc cấp kinh phí cho dự án An-70 vào cuối năm 2009.
Ukraine và Nga đã chào hàng máy bay An-70 cho các quốc gia châu Âu trong khối NATO nhằm cạnh tranh với mẫu máy bay Airbus A400M và các dòng C-130, C-17 của Mỹ. Sự chậm trễ trong việc sản xuất máy bay A400M được đánh giá như một cơ hội đưa An-70 ra thị trường thế giới.
Tuy nhiên, tất cả những ước vọng của Nga và Antonov đã chấm dứt sau 1 đêm, khi cuộc chính biến Maidan 2 bùng phát, lật đổ chính quyền Yanukovych và dựng lên chính quyền thân phương Tây, dẫn đến việc Crimea sáp nhập vào lãnh thổ Liên bang Nga.
Giải thể Antonov: Cái chết của công nghiệp quốc phòng Ukraine?
Quan hệ Nga-Ukraine càng trở nên căng thẳng sau khi cuộc nội chiến ở nước này bùng phát ở vùng Donbass, dẫn đến việc 2 Nhà nước tự xưng là Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) và Cộng hòa Nhân dân Lugansk (LPR), cùng với đó là việc chính quyền Kiev chấm dứt thỏa thuận hợp tác quốc phòng với Moscow.
Từ trước đến nay, các doanh nghiệp sản xuất vũ khí của Ukraine với cơ sở hạ tầng và nền tảng công nghệ sản xuất vũ khí kiểu Liên Xô cũ, chủ yếu sống dựa vào các đơn hàng gia công thiết bị, chế tạo linh kiện từ Nga, cơ bản là không có bước phát triển về công nghệ quân sự.
Trước đây, các doanh nghiệp Ukraine sống khỏe nhờ các đơn đặt hàng động cơ tàu chiến, tên lửa, xe tăng, máy bay trực thăng, linh kiện máy bay chiến đấu và các gói bảo dưỡng tên lửa liên lục địa, trực thăng, máy bay chiến đấu, cùng với những kế hoạch hợp tác chế tạo với Nga.
Việc chấm dứt hoàn toàn hợp tác khiến họ phải tìm kiếm những đối tác và đơn hàng mới. Tuy nhiên, thị phần vũ khí có liên quan đến công nghệ Liên Xô/Nga hiện rất ít ỏi, nếu có thì đơn hàng cũng rất nhỏ, rất khó kiếm được tiền để duy trì hoạt động chứ đừng nói là thiết kế mới hay phát triển công nghệ mới.
Các doanh nghiệp Ukraine nếu muốn tồn tại thì buộc phải chuyển hướng sang công nghệ phương Tây. Tuy nhiên, với nền tảng công nghệ thấp kém, cơ sở vật chất, dây chuyền công nghệ chỉ phù hợp với vũ khí kiểu Liên Xô/Nga, doanh nghiệp nước này không thể cạnh tranh nổi với các nhà sản xuất phương Tây.
Việc chấm dứt hợp tác với Nga sẽ khiến các doanh nghiệp Ukraine rất khó tồn tại, mà việc Antonov bị giải thể là minh chứng rõ nét nhất
Việc tái cơ cấu ngành công nghiệp quốc phòng, xây dựng nền móng công nghệ phương Tây về cả con người lẫn cơ sở vật chất sẽ cần rất nhiều thời gian để Ukraine làm lại từ đầu, bắt kịp ngành công nghiệp quân sự phương Tây đã phát triển hàng trăm năm nay.
Nhưng vấn đề quan trọng nhất là sự chuyển hướng này sẽ tốn một khoản ngân sách rất lớn. Với nền tảng vững chắc như của Nga, chỉ để nội địa hóa các chi tiết nhập khẩu từ Ukraine đã tốn tới hàng chục tỷ USD thì đối với Kiev, việc đập đi, xây lại sẽ khiến con số này phải lên đến hàng trăm tỷ.
Mà với nền kinh tế èo uột như hiện nay, đó là việc bất khả thi đối với chính quyền Kiev. Hiện Ukraine không còn đủ khả năng chế tạo các trang bị phổ thông như xe vận chuyển, xe tác chiến bộ binh đến nỗi xe tăng bị cắt xén chi tiết, phải nhập ngoại những phế phẩm thiết giáp của phương Tây
Ngay từ khi chấm dứt hợp tác kỹ thuật quân sự với Nga, các chuyên gia đã nhận định triển vọng phục hồi và phát triển của ngành công nghiệp quốc phòng nước này là rất mờ mịt, Nga lao đao thì Ukraine sẽ còn tồi tệ hơn.
Và đến nay, việc giải thể Antonov đã là minh chứng cho nhận định đó và nó có thể chỉ là điểm khởi đầu cho sự sụp đổ của nền công nghiệp quốc phòng nước này.
Theo Thiên Nam
Đất Việt
Nỗ lực "thoát Nga" của Ukraine có dễ dàng? Việc Ukraine muốn cùng Ba Lan phát triển máy bay huấn luyện Grot2 cho thấy Kiev đang chuyển mình theo hướng thoát Nga, theo chuẩn NATO. Theo tạp chí quân sự Jane's, Viện công nghệ không quân Instytut Techniczny Wojsk Lotniczych (ITWL) vừa tiết lộ Ukraine muốn hợp tác với Ba Lan trong chương trình phát triển mẫu máy bay huấn luyện Grot-2....