Cập nhật: Sáng nay tiếp tục tìm xác nạn nhân bị bác sĩ ném xuống sông Hồng
Sau nhiều ngày mất ăn mất ngủ để tìm kiếm thi thể chị Huyền không có kết quả, sáng nay, gia đình cùng các lực lượng chức năng sẽ tiếp tục công việc tìm kiếm.
Một trong 2 thợ lặn đầu tiên chuẩn bị nhảy xuống sông.
9h15: Phóng viên chúng tôi cho hay, tất cả các thuyền, thợ lặn có mặt ở sông Hồng sáng nay đều tình nguyện làm việc, tìm kiếm thi thể nạn nhân Huyền miễn phí. “Chúng tôi thương cảm, vì tâm linh nên dốc sức làm”, một thợ lặn nói.
Các thợ lặn chuẩn bị ra mố cầu ở giữa sông.
Người của BV Bạch Mai sốt sắng không kém gia đình nạn nhân.
Hai đại diện Bạch Mai có mặt trên thuyền theo dõi hành trình tìm xác nạn nhân.
Đại diện lãnh đạo BV Bạch Mai trên tàu cũng rất sốt sắng theo mọi di biến động của đội thợ lặn.
8h:50: Xe cứu thương của Bệnh viện Bạch Mai trực sẵn trên bờ.
Sau gần 1 giờ mò dưới chân cầu này, họ phải lên bờ, di chuyển sang chân cầu giữa sông
Thợ lặn chỉ nơi có nhiều đá hộc, cát dưới đáy sông…
Video đang HOT
Phóng viên Thế Long thông tin, 2 thợ lặn đầu tiên đã lên thuyền, đổi ca là 2 thợ lặn khác. Hai người này sẽ ra cột ở giữa cầu. Đây là chân cột sâu, có hy vọng tìm thấy nạn nhân nhiều nhất.
8h40: Thợ lặn được chỉ di chuyển quanh 2 trụ cầu, mỗi trụ cách nhau vài mét. Thợ lặn ra hiệu dưới có nhiều cát, đá hộc.
8h15 sáng nay, đội thợ lặn bắt đầu xuống sông mò tìm thi thể chị Huyền. 2 thợ lặn đầu tiên đã nhảy xuống sông. Theo các thợ lặn, độ sâu mực nước ở đây chừng 4 – 5m.
Thợ lặn chìm nghỉm, chỉ còn sợi dây nối với thuyền.
Theo phóng viên đang trên thuyền cùng các thợ lặn, 7h44 phút, chiếc thuyền chở 6 thợ lặn đầu tiên đã ra ngoài sông bắt đầu cuộc tìm kiếm.
Theo gia đình và cơ quan chức năng, sáng nay, thợ lặn, thợ móc câu sẽ tiếp tục quần thảo khu vực sông Hồng, ngay dưới chân cầu Thanh Trì.
Những mũi khác gia đình đã thuê trước đó vẫn tiếp tục dò tìm ở nhiều đoạn sông khác nhau ở các tỉnh Hà Nam, Hưng Yên…
Từ sáng sớm, các thuyền đã chuẩn bị sẵn sàng tiếp tục cuộc tìm kiếm.
Trước đó, khoảng 7h30, người nhà, 6 thuyền, máy móc thiết bị của thợ lặn đã đầy đủ. Đúng 8h, gia đình sẽ làm một lễ tâm linh cho chị Thanh Huyền ngay tại bờ sông.
Gia đình chuẩn bị làm lễ tâm linh cho chị Huyền.
Đổ nhiên liệu chuẩn bị ra sông tìm kiếm.
Một số thuyền nhỏ đã xuất bến.
Tối qua 24/10 , gần 20 thợ lặn chuyên nghiệp, thuyền dàn hàng ngang, giăng lưới phủ kín mặt sông Hồng đã được Công an Hà Nội phối hợp Bệnh viện Bạch Mai huy động tìm kiếm thi thể chị Lê Thị Thanh Huyền, nạn nhân vụ bác sĩ thẩm mỹ Nguyễn Mạnh Tường phi tang xác
Trên bờ, cạnh bát hương nghi ngút khỏi, hàng chục bác sĩ, cán bộ của BV Bạch Mai túc trực chờ đợi. Mọi người đều tâm niệm mong sớm tìm được thi thể người xấu số.
Gia đình nạn nhân cũng đã thuê 6 thuyền đánh cá của bà con quanh vùng dùng lưới, ra tìm thi thể người thân.
Các thuyền đang nỗ lực giăng lưới, thả móc câu để tìm thi thể nạn nhân cùng với niềm hi vọng, sự cầu nguyện của hàng trăm người.
Đến 22h20 đêm, đội thợ lặn vẫn rà soát. Mũi dùng lưới, móc câu đang nỗ lực hết sức tìm thi thể chị Huyền.
Trên bờ, lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai vẫn túc trực cùng gia đình tìm kiếm. Họ hàng, thân hữu của chị Huyền có mặt, quỳ gối bên bờ sông để cầu khẩn, mong sớm tìm được thi thể chị.
Tuy nhiên đến 0h10 ngày 25/10, cán bộ đội cảnh sát hình sự, người thân nạn nhân, cán bộ BV Mạch Mai đã đã ra về sau khi tạm khoanh vùng khu vực nghi ngờ, việc lặn tìm tạm ngưng lại để đến sáng tiếp tục.
Cập nhật liên tục…
Theo Xahoi
Cựu chủ tịch Vinashin xin lỗi toàn thể nhân viên
Sáng nay, nói lời sau cùng, bị cáo Phạm Thanh Bình đã xin lỗi tất cả nhân viên của tập đoàn vì "không đưa được con tàu Vinashin đến bến bờ phát triển". Ông mong HĐXX giảm nhẹ hình phạt cho đồng nghiệp cũ.
Ngày làm việc thứ ba (30/8) của phiên phúc thẩm, TAND Tối cao dành phần lớn thời gian để công tố viên đối đáp với luật sư bảo vệ cho 8 bị cáo có đơn chống án. Theo đại diện VKS, trong hai ngày thẩm vấn, nội dung các bị cáo khai nhận là phù hợp với tài liệu điều tra.
Về thẩm định thiệt hại trong các dự án, cơ quan công tố khẳng định các nội dung đã được những người có chuyên môn uy tín thực hiện. Do vậy kết quả là phù hợp. "Các luật sư nếu thấy có sai phạm về thẩm định có quyền khiếu nại, tố cáo", công tố viên nói.
VKS cho rằng, thời điểm tập đoàn Vinashin được thành lập, đất nước còn quá nghèo, Chính phủ phải huy động nhiều nguồn để phát triển kinh tế. Với số vốn khó khăn mới huy động được, Nhà nước yêu cầu người nắm giữ tài sản, vốn đầu tư phải có hiệu quả, chứ không phải là thất thoát, tham nhũng.
Bị cáo Trịnh Thị Hậu và Phạm Thanh Bình. Ảnh: Việt Dũng
Tiếp đó, công tố viên xoáy sâu vào nội dung kháng cáo của bị cáo Trịnh Thị Hậu (nguyên Tổng giám đốc Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy) khi bà này cho rằng không phạm tội Cố ý làm trái quy định của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng như cấp sơ thẩm tuyên phạt. Công tố viên cho rằng, dù Vinashin là tập đoàn thí điểm đầu tiên với công việc phát triển ngành tàu thủy song cũng phải chấp hành quy định của Nhà nước nói chung trong đó có các quy định về ngân hàng. Chính phủ đã phải huy động cả trái phiếu quốc tế để đầu tư cho Vinashin. Vì vậy khi quyết định vay vốn phải có dự án, có mục đích đầu tư, có khả năng tài chính... Thực tế, tập đoàn cũng đã có quy định quá trình cho vay phải được thông qua HĐQT và Hội đồng quản lý.
VKS đưa ra dẫn chứng, trong dự án tàu Bình Định Star, qua khai nhận của các bị cáo và tài liệu trong hồ sơ điều tra đã cho thấy bà Hậu ký hợp đồng cho vay hơn 29 tỷ đồng từ nguồn trái phiếu chính phủ. Vào thời điểm giải ngân (năm 2006), công ty chưa phê duyệt dự án mua con tàu này. Chưa có quyết định của Hội đồng quản lý vốn, song bà Hậu đã giải ngân. Trong dự án, bà Hậu còn ký hợp đồng chuyển từ thế chấp tài sản sang hợp đồng thế chấp không bằng tài sản, điều này là "vượt quyền".
Ngoài hành vi trên, sau khi Công ty Hoàng Anh chuyển hồ sơ, bà Hậu thừa biết một số hóa đơn không hợp pháp nhưng đã cho công ty này "nợ" hóa đơn, chứng từ rồi quyết toán hồ sơ cho vay vốn. "Bị cáo Hậu luôn giải ngân trước mới trình lên Hội đồng quản lý vốn nên đã vi phạm về quản lý", công tố viên nói.
Trong dự án mua tàu Hoa Sen, cơ quan công tố nhận thấy bà Hậu có hành vi tiếp sức cho ông Trần Văn Liêm (nguyên Trưởng ban kiểm soát Vinashin, nguyên Giám đốc Công ty Viễn Dương) mua tàu không đúng với tinh thần của Chính phủ. "Việc quy kết tội danh là có căn cứ, không oan nên không thể áp dụng bất kỳ một điều khoản, điều luật nào khác cho bị cáo", VKS đối đáp.
Bị cáo Trần Văn Liêm. Ảnh: Việt Dũng
Với bị cáo Trần Quang Vũ (nguyên Tổng giám đốc Vinashin, nguyên Tổng giám đốc Tổng công ty Nam Triệu) trong sai phạm bán vỏ tàu Bạch Đằng Giang, VKS cho rằng ông Vũ có ký hợp đồng vay 106 tỷ đồng và ký thế chấp bằng con tàu này. Trong thời gian quản lý con tàu, ông đã xin phép bán đấu giá nhưng không thành công. Theo quy định pháp luật, việc tự ý phá dỡ bán tài sản thế chấp là sai phạm. Hơn nữa, sau khi bán vỏ con tàu, bị cáo không trả lại tiền đã vay. VKS nhận thấy không có căn cứ để chấp nhận kháng cáo của bị cáo.
Kết thúc tranh luận, trước khi vào nghị án, ông Bình và các bị cáo khác được nói lời sau cùng. Cựu chủ tịch Vinashin khẳng định chịu tất cả trách nhiệm hành vi trong các dự án. "Trước Đảng, Nhà nước và Chính phủ và nhân dân tôi xin lỗi vì đã không thực hiện được đúng chức danh, nhiệm vụ được giao", người nhiều năm đứng đầu tập đoàn kinh tế lớn của cả nước nói.
Ông Bình cũng xin lỗi tất cả nhân viên của tập đoàn Vinashin vì "không đưa được con tàu Vinashin đến bến bờ phát triển". ông mong HĐXX xem xét, giảm nhẹ hình phạt cho đồng nghiệp cũ cùng những người liên quan vụ án. Riêng cá nhân mình, ông Bình cũng mong được HĐXX xem xét các tình tiết giảm nhẹ như nhân thân, gia đình có công với Nhà nước. Ngập ngừng một lúc, cựu chủ tịch Vinashin cho rằng tất cả những thiệt hại đều không phải do mình trực tiếp thực hiện.
Ông Liêm trong lời nói sau cùng cũng mong HĐXX xem xét các tình tiết giảm nhẹ hình phạt tù, bồi thường. Riêng bị cáo Hậu, nghẹn ngào cho rằng bản thân có mẹ già, chồng thương binh bệnh tật nên mong được xem xét. "Dù tòa có kết luận như thế nào, cũng mong các công ty, đơn vị đã vay của tập đoàn sẽ trả nợ cho tập đoàn", bị cáo Hậu nói.
Dự kiến 15h30, Tòa sẽ tuyên án.
Theo VNE
Chùa gần 1.000 tuổi trước và sau khi phá dỡ Toàn bộ dui mè, xà cột, ngói, bậc đá... của nhà Tổ, gác Khánh bị phá đi, thay mới đã khiến di tích chùa Trăm Gian (Hà Nội) mất đi vẻ cổ kính. Chiều nay, Hà Nội sẽ họp bàn hướng xử lý đối với di tích quốc gia này. Gác Khánh mới được làm mới hoàn toàn và cao hơn trước. Công...