CẬP NHẬT: Quảng Nam, Đà Nẵng, Huế tan hoang…
BCH quân sự TP Đà Nẵng đã điều xe thiết giáp vượt qua mưa bão đưa 5 nạn nhân đến Bệnh viện để cứu chữa.
Cây cối Đà Nẵng xiêu dạt trong cơn bão
Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn, lũ trên các sông từ nam Quảng Bình đến Quảng Ngãi và khu vực bắc Tây Nguyên đang lên nhanh. Mực nước lúc 07h ngày 15/10, trên một số sông như sau:- Sông Bồ tại Phú Ốc: 4,04m, dưới BĐ3: 0,46m;- Sông Hương tại Kim Long: 2,28m, trên BĐ2: 0,28m;- Sông Vu Gia tại Ái Nghĩa: 7,49m, dưới BĐ2: 0,51m;- Sông Thu Bồn tại Câu Lâu: 2,14m, trên BĐ1: 0,14m; tại Hội An: 1,79m, trên BĐ2: 0,29m;
Đến tối và đêm nay (15/10), lũ trên các sông từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Nam và Kon Tum có khả năng lên mức BĐ2-BĐ3, có nơi trên BĐ3; các sông ở nam Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi và Gia Lai lên mức BĐ1-BĐ2, có nơi trên BĐ2.
10h: Cơ quan khí tượng cho biết, tâm bão đã qua Lào và đánh giá hiện tượng của cơn bão này “rất hiếm thấy”. Sau nhiều giờ quần đảo, Nari đã làm Đà Nẵng, Quảng Nam, Huế… tan hoang.
Ông Nhâm Xuân Sỹ, Giám đốc trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quảng Ngãi cho biết, hiện tâm bão đã qua đến nước bạn. Theo ông Sỹ, thông thường những cơn bão khi đi sâu vào đất liền gặp nhiều núi cao ở miền Trung sẽ suy yếu rất nhanh. Tuy nhiên, với bão Nari, mặc dù tâm bão đã sang đến Lào nhưng hoàn lưu của nó vẫn hút gió mạnh gây gió giật đến cấp 9/10. “Đây là hiện tượng rất hiếm thấy. Dấu hiệu của cơn bão này tan rất chậm. Khả năng đến 14h, hoàn lưu bão mới tan dần thành áp thấp nhiệt đới”, ông Sỹ nói.
Tan hoang sau bão
9h40: Thành phố Đà Nẵng chỉ sau một trận bão đã tan hoang phố xá, nhà cửa; cây cối, cột điện ngã đổ ngang.
9h30: Bão số 11 đã làm đổ nhà thờ họ Đặng ở phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng). Hậu quả làm 5 người đang trú bão tại đây bị thương. Ngay lập tức, BCH quân sự TP Đà Nẵng đã điều xe thiết giáp vượt qua mưa bão đưa 5 nạn nhân đến Bệnh viện để cứu chữa.
Các LLVT thành phố và các đơn vị chủ lực đóng quân trên địa bàn đã hành quân về các địa phương bị bão tàn phá để giúp đỡ nhân dân theo kế hoạch và hiệp đồng từ trước. Nhóm phóng viên chúng tôi đang có mặt tại vùng tâm bão để tiếp tục cập nhật diễn biến của cơn bão số 11.
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trần Thọ cho biết, thống kê bước đầu có 12 người bị thương, rất nhiều nhà hư hỏng.
Báo cáo nhanh của Ban phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn Quảng Ngãi thông tin, có 1 người gãy chân do cây đổ, 80 nhà bị tốc mái và nhiều nhất là ở huyện đảo Lý Sơn. 10 nhà ở khu tái định cư ở huyện miền núi Sơn Hà bị hư hỏng, 5 trường học bị mất nóc, 4 tuyến kênh mương bị sập lở, hư hỏng. Một tàu công xuất lớn bị chìm, 30 thuyền hư hỏng nặng…
Tại Quảng Nam, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh thông tin, có 21 tàu thuyền bị sóng nhấn chìm trong khi neo đậu, trong đó có 16 tàu thuyền đang neo đậu ở huyện Núi Thành, số còn lại ở xã Tam Quang và xã đảo Tam Hiệp (Cù Lao Chàm). Ngoài ra còn 5 tàu thuyền bị sóng đánh hư hỏng nặng. Các tuyến đường lớn của TP Tam Kỳ như Hùng Vương, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Phú… nhiều bảng hiệu bị cuốn phăng, nằm la liệt trên đường dọc theo quốc lộ 1A. Nhiều cây xanh ngã đổ la liệt gây ách tắc giao thông cục bộ tại một số điểm.
UBND thành phố có thông báo cấm người dân ra đường trong mưa bão, nhiều nơi bị cắt điện.
Video đang HOT
Cây gãy đổ gập chắn ngang đường, giao thông đang bị ách tắc từ thị trấn Khe Tre đến tỉnh lộ 14
9h15: Thừa Thiên – Huế: trên tỉnh lộ 14 đoạn qua xã Lộc Sơn, huyện Phú Lộc, cộng tác viên Đặng Tuấn Anh thông tin qua điện thoại cho biết, bão Nari với sức gió khủng khiếp đang càn quét làm ngã đổ nhiều rừng tràm ven tỉnh lộ.
Cây gãy đổ gập chắn ngang đường, giao thông đang bị ách tắc từ thị trấn Khe Tre đến tỉnh lộ 14. Lực lượng công an, bộ đội huyện Phú Lộc đang triển khai lực dọn dẹp, thông tuyến tỉnh lộ này
8h30: Tuyến đường sắt Bắc Nam đoạn đi ngang quận này đang bị ách tắc hoàn toàn do có một đường ray khoảng 100m bị cây xanh và cột điện ngã chắn ngang.
Cầu Sông Hàn – cây cầu quay nổi tiếng và được coi là công trình vĩnh cửu của Đà Nẵng trong suốt nhiều năm qua cũng bị bão làm cho gãy một nhịp. Riêng ở quận Sơn Trà, bão cũng đã thổi bay rất nhiều cửa kính ở một số căn nhà chung cư cao tầng. Hệ thống điện chiếu sáng và internet đã ngừng hoạt động từ đêm qua.
Theo Báo Đà Nẵng, bão Nari đã làm 7 người bị thương trong đó có 4 người ở quận Ngũ Hành Sơn, 1 người Sơn Trà, 2 người ở huyện Hòa Vang bị thương nặng. Các trường hợp bị thương này hiện đã được đưa đi cấp cứu.
95% phụ tải ở thành phố Đà Nẵng mất điện, nhiều nơi mất liên lạc.
8h: Đất trời Đà Nẵng mịt mù trong mưa bão. Sóng biển Mỹ Khê ngày thường hiền hòa giờ đã hung hãn đẩy cát tràn lên đường Hoàng Sa. Vài chục nhà hàng phục vụ khách du lịch dọc đường Hoàng Sa, Trường Sa đã tốc mái, xiêu vẹo.
7h46. Những cơn cuồng phong từ cơn bão số 11 đã biến phố phường thành đại cảnh tan hoang. Dọc từ đường Trần Cao Vân, Dũng Sỹ Thanh Khê, Nguyễn Tất Thành…, cây cối đổ rạp giữa đường. Nhiều nhà dân quận Thanh Khê đã bị tốc mái, một số quán xá đã bị bão giật sập. Nhiều khu vực đã bắt đầu bị ngập lụt, người dân đang khẩn trương di dời. Hệ thống điện, nước ngưng trệ.
7h30. Tại khu vực cầu Rồng trên sông Hàn (TP Đà Nẵng), toàn bộ cây cối vài mười năm tuổi khu vực này đã gãy đổ, một đoạn lan can bờ tây sông Hàn gãy sụp xuống sông. Nước sông Hàn ngầu đỏ, lấp liếm bờ kè đường Bạch Đằng.
7h15. Trên đường phố Đà Nẵng hầu như không một bóng người, các PV cho biết: Cây cối, tôn… ngã đổ ngổn ngang trên các tuyến đường Trần Phú, Nguyễn Du, Lý Tự Trọng, Nguyễn Chí Thanh… Đã Nẵng vẫn tiếp tục mất điện (từ 20h tối 14/10).
Bão số 11 đang hoành hành ở Đà Nẵng
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương, bão số 11 đã gây gió mạnh cho hầu khắp các vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi, ở trạm đảo Lý Sơn có gió cấp 11, đảo Cồn Cỏ cấp 9, Tam Kỳ (Quảng Nam) và thành phố Đà Nẵng cấp 10. Ở các tỉnh trung Trung Bộ đã có mưa to đến rất, một số nơi có lượng mưa lớn như: Lý Sơn (Quảng Ngãi) 373mm, Nam Đông (Huế) 246 mm, Nam Đông (Thừa Thiên Huế) 246mm, Tam Kỳ (Quảng Nam) 220mm…
Lúc 6h sáng nay (15/10) vùng tâm bão đã đổ bộ vào khu vực Đà Nẵng – Quảng Nam. Vị trí tâm bão ở vào khoảng 15,8 độ Vĩ Bắc; 108,4 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (tức là từ 89 đến 102 km một giờ), giật cấp 11, cấp 12.
Đường đi và vị trí cơn bão
Huế: Toàn bộ huyện Phú Vang bị cắt điện
0h sáng 15/10: tại trung tâm thành phố Huế bắt đầu có những cơn gió mạnh, kèm theo những trận mưa lớn, đường phố Huế không còn một bóng người. Bên kia vệ đường, còn lát đát vài O quét rác….
1h30 sáng nay, theo ghi nhận của PV, CTV tại Huế ở xóm Cồn Đâu, xã Hải Dương,thị xã Hương Trà dọc đê biển này nhiều đoạn đã bị sóng đánh cao từ 1-3m, tan nát nhiều tuyến đê, khiến nước biển tràn thẳng qua phá Tam Giang. Con đường bê tông về xóm bị sạt và xói mòn nhiều đoạn. Từng cơn sóng dồn dập đã tràn qua phá Tam Giang, nước biển tràn ngang qua đường, nhiều đoạn sâu quá đầu gối và nước chảy xiết. Nước biển dâng cao khiến cho ít nhất 2 đoạn đường nhà dâng bị chia cắt, nước ngập lên đầu gối.
2h00: Toàn huyện Phú Vang bị cắt điện hoàn toàn. CTV Thanh Vân có mặt tại hiện trường cho biết, do gió giật mạnh cộng với những tấm tồn, pa nô, áp phích dọc quốc lộ 49 …rơi mạnh, huyện Phú Vang đã chủ đọng cắt điện đón bão.Trước đó, khoảng 20h tối qua, toàn huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế chính thức bị ngắt điện. Khu vực thị trấn Lăng Cô gió rất mạnh, có một số cây cổ thị trốc gốc. Quốc lộ 1A trên địa bàn huyện Phú Lộc vắng ngắt.
Người dân chống bão
Theo dự báo mới nhất của Trung tâm khí tượng Thủy văn Trung ương, khu vực thị trấn Lăng Cô và toàn bộ huyện Phú Lộc sẽ là vùng tâm bão dự kiến trong khoảng 3-4 giờ nữa. Tại xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc. Hơn 350 hộ dân sống ở gần mép nước của xã Lộc Vĩnh (huyện Phú Lộc) đã di dời khẩn cấp trong đêm lên trú ẩn ở các trường học trong xã.
Sáng sớm nay, 15/10, mưa lớn, gió thổi rất mạnh, giật liên hồi. Nhiều cây xanh gần khu vực trụ sở UBND xã Lộc Vĩnh đã bị gió bão làm gãy đổ nát, hoang tàn. Cơ quan của xã Lộc Vĩnh cũng bị bão tấn công, cửa kín của xã bị gió bão giật rung lên liên hồi. Nhiều tấm tôn lợp của nhà dân đã bị xé toạc, bên ngoài đường gió vẫn giật ầm ầm, rất dữ dội.
Quảng Nam: Hàng nghìn ngôi nhà bị tốc mái, sập
Đến sáng sớm nay, người dân tại thành phố Tam kỳ vẫn chưa dám ra khỏi nhà vì gió rất mạnh, mưa rất to. Cây cối dọc tuyến đường Hùng Vương, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Thị Minh Khai, Huỳnh Thúc Kháng…. ngã gãy đổ đầy đường. Nhiều cây cối gãy đổ đè lên nhà dân rất nguy hiểm.
Chị Thảo nhà ở đường Nguyễn Thị Minh Khai, TP.Tam Kỳ cho biết: “Gió mạnh và mưa to từ 8h tối đến sáng nay, cả đêm mưa gió bão bùng, dữ dội không ai ngủ được. Cây cối to gãy đổ vào đến nhà tôi luôn”.
Cây cối ngã đổ đầy đường Nguyễn Thị Minh Khai.
Theo ghi nhận, tại đường Lý Thường Kiệt cây cối ngả đổ rất nhiều, nhiều quán cà phê, nhà dân bị tốc tôn bay khắp đường.
Tại địa bàn xã Tam Phú, TP.Tam Kỳ đã có hàng trăm ngôi nhà bị sập, tốc mái nặng nề. Ông Trương Công Thảy ở xã Tam Phú nói: “Mưa gió to khủng khiếp làm nhà tôi tốc mái, cây cối gãy đổ ầm ầm ghê quá…”.
Đường Hùng Vương bị ngập sâu trong nước
Theo Văn phòng Ban chỉ huy PCLB Quảng Nam đến sáng sớm nay, lượng mưa và mực nước tại các trạm, trên các sông là: sông Vu Gia tại khu vực Phước Sơn, Thành Mỹ, Ái Nghĩa từ 47mm đến 126mm.
Tại sông Thu Bồn lượng mưa đo được tại khu vực Trà My, Tiên Phước, Hội An…từ 58mm đến 142mm. Tại sông Tam Kỳ là 167mm.Tại hồ chứa thủy điện như Thủy điện A Vương, cụ thể 6h sáng ngày 15/10, mực nước thượng lưu hồ là 376,11m, lưu lượng nước về hồ là 1.127,6m3/s, lưu lượng chạy máy là 37m3, lưu lượng nước xả là 1.124m3/s. Tại hồ chứa Thủy điện Đắk Mi 4, cụ thể 3h ngày 15/10, mực nước thượng lưu hồ là 255,01m, lưu lượng nước về hồ là 777m3/s, quy xả tràn là 635m3/s.
Cây ngã đổ đầy đường ở TP.Tam Kỳ
Hồi tối người dân ở xã Tam Phú và một số phường ở TP.Tam Kỳ và các xã ở huyên Phú Ninh gọi điện đến Văn phòng Ban chỉ huy PCLB Quảng Nam kêu cứu về nhà sập, tốc mái đe dọa tính mạng. Nhận được thông tin, Văn phòng đã điện xuống cho lãnh đạo các huyện, thành phố để theo dõi và có biện pháp ứng cứu khẩn cấp cho dân.
Tính đến 7h sáng nay vẫn chưa thống kê được có thiệt hại về người hay không.
Tại Đà Nẵng:
Tối nay (14/10), mưa to, gió lớn đã bắt đầu tàn phá Đà Nẵng. Ở nhiều nơi, cây cối đã bị gió quật gãy. Tại một số vùng, cơ quan chức năng đã di dời dân đến nơi tránh trú bão.
Bão Nari bắt đầu tàn phá Đà Nẵng
Hủy hàng loạt chuyến bay vì bão Thông tin trên do lãnh đạo sân bay quốc tế Đà Nẵng cho biết lúc 16h chiều qua. Các chuyến bay bị hoãn hủy chủ yếu bay đến/đi từ 2 sân bay miền Trung gồm Đà Nẵng, Huế, trong các ngày 14-15/10/2013. Cụ thể, ngày 14/10, Vietnam Airlines hủy 14 chuyến bay đi/đến Đà Nẵng và Huế có thời gian khởi hành từ 17h30. Trong đó, hủy 6 chuyến trên đường bay giữa TP Hồ Chí Minh – Đà Nẵng; 2 chuyến trên đường bay giữa TP Hồ Chí Minh – Huế; 3 chuyến trên đường bay giữa Hà Nội – Đà Nẵng; 2 chuyến trên đường bay giữa Hà Nội – Huế; 1 chuyến trên đường bay giữa Hải Phòng – Đà Nẵng. Ngày 15/10, Vietnam Airlines hoãn 8 chuyến bay đi/đến Đà Nẵng từ Hà Nội và TP Hồ Chí Minh có thời gian khởi hành trước 10h, trong đó hoãn 4 chuyến trên đường bay giữa TP. Hồ Chí Minh – Đà Nẵng và 4 chuyến trên đường bay giữa Hà Nội – Đà Nẵng. Theo Vietnam Airlines, việc hoãn hủy làm ảnh hưởng đến hơn 2.000 hành khách, số khách này sẽ được bố trí đi trên các chuyến bay bù và chuyến bay thường lệ trong thời gian sớm nhất. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 15km, đi sâu vào đất liền và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, sau đó áp thấp nhiệt đới tiếp tục suy yếu thành một vùng áp thấp. Đến 06 giờ ngày 16/10, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 15,6 độ Vĩ Bắc; 103,0 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Đông Thái Lan. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 39 km một giờ). Do ảnh hưởng của bão, khu vực Nam Vịnh Bắc Bộ, vùng biển các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Định (bao gồm cả các đảo Lý Sơn và Cồn Cỏ) sáng nay có gió mạnh cấp 7, cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 10, giật cấp 11, cấp 12. Biển động dữ dội. Ở các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có gió mạnh cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão cấp 8 – 10, giật cấp 11, cấp 12. Ở các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi và Bắc Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to đến rất to. Các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam đề phòng nước biển dâng kết hợp với thủy triều cao 3 – 4 mét, sóng biển cao từ 6 – 10 mét.
Theo Xahoi
Bão số 11 đã đổ bộ Đà Nẵng - Quảng Nam
Lúc 6 giờ sáng nay (15/10) vùng tâm bão đã đổ bộ vào khu vực Đà Nẵng - Quảng Nam.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương, bão số 11 đã gây gió mạnh cho hầu khắp các vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi, ở trạm đảo Lý Sơn có gió cấp 11, đảo Cồn Cỏ cấp 9, Tam Kỳ (Quảng Nam) và thành phố Đà Nẵng cấp 10. Ở các tỉnh trung Trung Bộ đã có mưa to đến rất, một số nơi có lượng mưa lớn như: Lý Sơn (Quảng Ngãi) 373mm, Nam Đông (Huế) 246 mm, Nam Đông (Thừa Thiên Huế) 246mm, Tam Kỳ (Quảng Nam) 220mm...
Lúc 6 giờ sáng nay (15/10) vùng tâm bão đã đổ bộ vào khu vực Đà Nẵng - Quảng Nam. Vị trí tâm bão ở vào khoảng 15,8 độ Vĩ Bắc; 108,4 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (tức là từ 89 đến 102 km một giờ), giật cấp 11, cấp 12.
Đường đi và vị trí cơn bão
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 15km, đi sâu vào đất liền và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, sau đó áp thấp nhiệt đới tiếp tục suy yếu thành một vùng áp thấp. Đến 06 giờ ngày 16/10, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 15,6 độ Vĩ Bắc; 103,0 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Đông Thái Lan. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 39 km một giờ).
Do ảnh hưởng của bão, khu vực Nam Vịnh Bắc Bộ, vùng biển các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Định (bao gồm cả các đảo Lý Sơn và Cồn Cỏ) sáng nay có gió mạnh cấp 7, cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 10, giật cấp 11, cấp 12. Biển động dữ dội. Ở các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có gió mạnh cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão cấp 8 - 10, giật cấp 11, cấp 12. Ở các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi và Bắc Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to đến rất to. Các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam đề phòng nước biển dâng kết hợp với thủy triều cao 3 - 4 mét, sóng biển cao từ 6 - 10 mét.
Thời tiết một số thành phố lớn: Thủ đô Hà Nội: Không mưa, sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều giảm mây trời nắng. Nhiệt độ 29 - 31 độ C. Thành phố Đà Nẵng: Có mưa to đến rất to và dông. Nhiệt độ 25 - 27 độ C. Thành phố Hồ Chí Minh: Chiều tối và đêm có lúc có mưa rào và dông. Nhiệt độ 30 - 32 độ C.
Theo Khampha
Đà Nẵng: Mưa gió vần vũ, cúp điện toàn thành phố Tin video 23h, gió và mưa lớn tiếp tục vần vũ ở Đà Nẵng, quật ngã nhiều biển hiệu. Chủ tịch các quận huyện phải túc trực 24/24 để cùng chống bão với người dân. Xe thiết giáp túc trực trước Ban chỉ huy tiền phương cơn bão số 11 tại TP. Đà Nẵng Trao đổi với PV lúc 23h30 ngày 14/10, ông Trần Thọ...