Cập Nhật: Iran trút đòn thù kinh hoàng vào lính Mỹ, thế chiến 3 cận kề
Đài truyền hình quốc gia Iran công khai tuyên bố, Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC) nước này vừa phóng hàng chục tên lửa đạn đạo vào căn cứ không quân Ain al-Asad ở Iraq có lính Mỹ đồn trú sáng nay.
Iran tấn công 2 đợt, dội hàng chục tên lửa xuống đầu lính Mỹ
Căn cứ có lính Mỹ ở Iraq đã hứng hàng chục tên lửa của Iran
Truyền hình nhà nước Iran phát bản tin chấn động, IRGC đã “tấn công căn cứ Ain al-Asad của Mỹ tại tỉnh Anbar, miền tây Iraq bằng hàng chục tên lửa”, đồng thời cảnh báo Washington về “những phản ứng dữ dội hơn nếu xuất hiện động thái gây hấn mới”.
Đợt tấn công này là đòn trả thù của Tehran sau khi Mỹ không kích giết tướng Qassem Soleimani, tư lệnh lực lượng đặc nhiệm Quds của Iran.
“Hàng chục tên lửa đã được phóng vào căn cứ chiến lược này. Chúng tôi cảnh báo mọi đồng minh của Mỹ, những nước đã cho quân đội khủng bố của họ tới đồn trú, rằng bất cứ lãnh thổ nào là điểm khởi động những hành vi xâm lược, chống lại Iran sẽ bị tấn công”, truyền hình Iran tuyên bố.
Ngay sau đó, IRGC xác nhận cuộc tấn công bằng một thông cáo chính thức. “Những người lính dũng cảm thuộc đơn vị không gian vũ trụ của IRGC đã tiến hành cuộc tấn công thành công với hàng chục tên lửa đạn đạo vào căn cứ al-Asad, nhân danh tướng Soleimani. Chúng tôi kêu gọi người Mỹ rút toàn bộ lính về nước để tránh có thêm thiệt hại”, IRGC ra tuyên bố.
Video đang HOT
Iran tấn công căn cứ Ain al-Asad diễn ra vào lúc 1h20 giờ địa phương, trùng với khoảng thời gian đoàn xe của thiếu tướng Soleimani bị trúng tên lửa bên ngoài sân bay ở Baghdad, Iraq, ngày 3/1.
Hãng tin Tasnim của Iraq cho biết vào khoảng 3h30 giờ địa phương, Iran đã tiến hành đợt tấn công tên lửa thứ hai vào một số cơ sở của Mỹ tại Iraq.
Iran đã bắt đầu trả thù cho tướng Soleimani
Phản ứng của Mỹ
Lầu Năm Góc đã ra tuyên bố xác nhận các vụ tấn công ngay sau đó. “Iran đã phóng hơn 10 tên lửa đạn đạo tấn công quân đội Mỹ và lực lượng liên quân tại Iraq. Những tên lửa này rõ ràng phóng từ Iran và nhắm vào ít nhất hai căn cứ quân sự tại Iraq là al-Asad và Irbil”, tuyên bố viết.
Bộ Quốc phòng Mỹ nói thêm rằng họ đang đánh giá thiệt hại ban đầu và sẽ thực hiện “các biện pháp cần thiết” để bảo vệ quân đội Mỹ, cũng như đồng minh trong khu vực.
Một quan chức Mỹ cho hay chưa có thông tin về thương vong của lính Mỹ, nhưng các đánh giá vẫn đang được tiến hành.
Thư ký báo chí Nhà Trắng Stephanie Grisha xác nhận Nhà Trắng đã nắm được thông tin này. Trong khi đó, các nguồn tin an ninh Iraq tiết lộ rằng đã có nhiều người Iraq thương vong trong cuộc tấn công vào căn cứ al-Asad. Tuy nhiên, hiện chưa rõ có bao nhiêu người chết và bị thương.
Căn cứ không quân Ain Assad nằm ở tỉnh Anbar phía tây Iraq. Ban đầu Mỹ sử dụng căn cứ này trong cuộc xâm lược Iraq năm 2003 nhằm lật đổ nhà lãnh đạo Saddam Hussein của Iraq mà phía Mỹ cáo buộc là độc tài.
Sau đó Mỹ đưa quân tới đồn trú ở đó trong giai đoạn triển khai chiến dịch chống tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tại Iraq và Syria.
Theo danviet.vn
Đây là lý do Iran không dám đối đầu quân sự trực diện với Mỹ
Iran cảm thấy bắt buộc phải báo thù cho tướng Qassem Soleimani, vì họ không thể để Mỹ giết "anh hùng dân tộc" của họ mà không phải trả giá. Tuy nhiên, có nhiều lý do để Iran không dám đối đầu quân sự trực diện với Mỹ.
Cái chết của tướng Qassem Soleimani được cho là sẽ không dẫn đến cuộc đối đầu quân sự trực tiếp giữa Mỹ và Iran
Theo The Conversation, khi con gái của tướng Soleimani hỏi Tổng thống Hassan Rouhani rằng: "Ai sẽ trả thù cho cha tôi?", nhà lãnh đạo Iran nhanh chóng trả lời: "Tất cả chúng ta sẽ trả thù".
Nhưng Iran có thể làm gì? Giới lãnh đạo Iran đã nhận thức sâu sắc về những hạn chế của họ trong trường hợp đối đầu trực tiếp với Mỹ.
Các lực lượng vũ trang của Iran, bao gồm cả Lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo (IRGC) tinh nhuệ cũng sẽ không thể vượt qua được hỏa lực của Mỹ.
Đối đầu quân sự trực tiếp với Iran được cho là hành động tự sát, do đó, giới lãnh đạo Iran đến nay vẫn chưa manh động hay vội vàng hành động để trả thù, bất kể họ có thể cảm thấy tổn thương, phẫn nộ sâu sắc như thế nào.
Đó chính là mô hình của trò chơi "mèo vờn chuột" mà IRGC đã chơi với hải quân Mỹ ở Vịnh Ba Tư lâu nay.
Iran đã đe dọa nhiều lần để chặn eo biển Hormuz, làm tổn thương nghiêm trọng nền kinh tế toàn cầu, nhưng không bao giờ thực hiện vì việc này có thể dãn đến một cuộc trả đũa quân sự từ Mỹ.
Iran, tương tự, đã có một phản ứng vừa rắn vừa mềm chỉnh với các lệnh trừng phạt của Mỹ sau khi Tổng thống Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015: Theo đó, phản ứng của Tehran là sự kết hợp giữa những lời đe dọa gay gắt và hành động nhẹ nhàng. Tehran đã tìm cách tỏ ra cứng rắn nhưng không quá kích động để tạo ra cái cớ cho Mỹ phát động hành động quân sự.
Tuy vậy, việc Mỹ giết chết một tư lệnh quá nổi tiếng của Iran lại có thể thay đổi cuộc chơi, có nghĩa là phản ứng của Iran có thể sẽ mạnh mẽ hơn.
Loại trừ đối đầu quân sự trực tiếp, khả năng lớn nhất Iran có thể sử dụng để trả thù Mỹ là huy động các nhóm ủy nhiệm được họ hậu thuẫn tấn công các mục tiêu của Mỹ, rất có thể là ở Iraq.
Các cuộc tấn công tên lửa trong những ngày gần đây vào Vùng Xanh ở Baghdad (Iraq) có thể chỉ là khúc dạo đầu cho một hành động lớn nhắm vào các tài sản của Mỹ ở Iraq. Nếu dự đoán này chính xác, nó sẽ là thảm họa đối với một đất nước vốn đã bị chiến tranh tàn phá nhiều năm như Iraq, và không có gì đảm bảo rằng Iran sau đó sẽ không bị lôi kéo vào cuộc xung đột.
Theo danviet.vn
Chuyên gia: Giết tướng Soleimani, Trump khơi mào chiến tranh với Iran Việc Mỹ giết chết viên tướng số 1 của Iran, Thiếu tướng Qassem Soleimani được xem là "một hành động chiến tranh rõ ràng" và Tehran có thể trả thù bằng những cách đáng sợ khó lường, các chuyên gia phân tích. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã liều lĩnh khơi mào chiến tranh với Iran vì giết Thiếu tướng Qassem Soleimani Quân...