CẬP NHẬT: Bão số 4 giật cấp 10, đổ bộ Thái Bình – Nghệ An
Sáng sớm nay (17/8), bão số 4 – BEBINCA đã đi vào đất liền, tâm bão đang ở ngay trên bờ biển các tỉnh từ Thái Bình đến Nghệ An.
*Tiếp tục cập nhật
Người dân Sầm Sơn đang đưa thuyền bè lên đường tránh trú bão số 4 (ảnh: Báo Giao thông)
4h: Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, tâm bão số 4 đang ở ngay trên bờ biển các tỉnh từ Thái Bình đến Nghệ An. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75km/giờ), giật cấp 10. Phạm vi gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 70km tính từ tâm bão.
Ở vịnh Bắc Bộ sáng nay có mưa bão, gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 10. Ở huyện đảo Bạch Long Vĩ còn có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8; huyện đảo Cô Tô có gió giật cấp 7. Sóng biển trên vịnh Bắc Bộ cao từ 2-4m, biển động mạnh; sóng trên vùng biển các tỉnh từ Hải Phòng đến Nghệ An cao từ 2-3m.
Do ảnh hưởng của bão, trên đất liền khu vực ven biển các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Nghệ An gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8; khu vực đất liền ven biển tỉnh Thanh Hóa có gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 9. Ở các tỉnh Nam Đồng Bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh tiếp tục có mưa to đến rất to.
5h30: Ông Lê Thanh Hải – Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục khí tượng thủy văn cho biết, lúc 5h30p bão số 4 đã hít vào bờ biển Nam Định-Ninh Bình và Thanh Hoá. Vùng tâm bão ở sát Sầm Sơn và Tĩnh Gia (Thanh Hóa).
Cường độ của bão chỉ còn cấp 8, giật 9 và sẽ giảm tiếp trong sáng nay. Bão đã gây mưa 100 – 200mm cho Bắc bộ và bắc Trung bộ và còn tiếp tục như thế trong ngày và đêm nay. Lũ quét, sạt lở đất đá, lũ lụt và ngập úng cần tiếp tục theo dõi, cập nhật thường xuyên.
Video đang HOT
6h30: Tại Nam Định, ông Nguyễn Doãn Lâm, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Nam Định cho hay, bão sau khi đổ bộ vào đất liền đã gây mưa nhỏ trên địa bàn tỉnh Nam Định, với lượng mưa cao nhất khoảng 50mm, gió giật cấp 4,5 tại vùng ven biển.
Đến thời điểm 6h30 sáng 17/8, chưa ghi nhận thiệt hại về người và tài sản ở các địa phương. Các vùng ven biển như Hải Hậu, Giao Thuỷ cũng không xảy ra ngập lụt.
Tại Thanh Hóa, ông Phạm Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TP. Sầm Sơn cho hay, sau khi bão vào đất liền, trên địa bàn Sầm Sơn có mưa nhỏ, gió khoảng cấp 5. Hiện tại, trên địa bàn ghi nhận một số cây lớn bị đổ gãy, biển quảng cáo bị thổi bay, chưa ghi nhận thiệt hại về con người. Vùng ven biển, nước không dâng cao.
Còn tại huyện Tĩnh Gia, ông Nguyễn Tiến Dũng, Chủ tịch UBND huyện cho biết, từ 4h sáng 17/8, trên địa bàn có gió giật mạnh cấp 7,8, mưa lớn. Hiện tại, gió đã giảm nhẹ, mưa cũng ngớt. Bước đầu, trên địa bàn huyện ghi nhận một số cây cối bị gãy đổ, chưa ghi nhận thêm thiệt hại về tài sản và con người.
6h50: Theo thông báo của hãng hàng không Vietnam Airlines và Jetstar Pacific, do ảnh hưởng của bão số 4 (tên quốc tế BEBINCA) nên hãng dự kiến điều chỉnh kế hoạch khai thác các chuyến bay đến/đi từ các sân bay Cát Bi (Hải Phòng), Vinh và Thọ Xuân (Thanh Hóa) trong ngày 17/8/2018.
Cụ thể: Vietnam Airlines không khai thác 2 chuyến bay mang số hiệu VN1180/1181 giữa TP. Hồ Chí Minh – Hải Phòng; điều chỉnh giờ khởi hành 2 chuyến bay giữa TP. Hồ Chí Minh – Vinh, gồm VN1262 đổi giờ khai thác từ 06h30 sang 14h40 cùng ngày; VN1263 đổi từ 09h00 đến 17h00 cùng ngày. Hành khách trên các chuyến bay bị ảnh hưởng của cơn bão số 4 sẽ được Vietnam Airlines hỗ trợ đổi vé miễn phí sang các chuyến bay khác cùng hành trình nếu có yêu cầu.
Jetstar Pacific điều chỉnh thời gian khởi hành đối với 2 chuyến bay giữa TP. Hồ Chí Minh – Thanh Hoá. Cụ thể, giờ khởi hành chuyến bay BL486 đổi từ 06h20 sang 09h25 cùng ngày. Chuyến BL487 từ 08h55 đổi sang 12h00 cùng ngày.
* Tiếp tục cập nhật
Theo Danviet
Thanh Hóa: Hoàn thành di dân tránh bão xong trước 22h
Chiều 16/8, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa mới ra Công điện khẩn, yêu cầu di dân các vùng bị ảnh hưởng đến nơi an toàn xong trước 22h.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cùng đoàn công tác kiểm tra việc vận hành tại công trình thủy lợi, thủy điện Cửa Đạt.
Theo đó, tại Công điện khẩn số 12/CĐ-UBND Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thành phố ven biển chỉ đạo kiểm tra, rà soát các hộ dân sinh sống ở khu vực gần mép nước, trong phạm vi cách bờ biển 200m, tổ chức di dời sơ tán ngay các hộ dân ở khu vực nguy hiểm, có nguy cơ xảy ra lũ quét và sạt lở đất đến nơi an toàn. Chủ tịch UBND các huyện miền núi chủ động kiểm tra, rà soát các hộ dân nằm trong khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét và sạt lở đất đến nơi an toàn. Việc sơ tán dân khu vực ven biển và vùng núi phải thực hiện xong trước 22h ngày 16/8.
Thủy điện Cửa Đạt tiến hành xả lũ
Theo báo cáo nhanh từ Chi cục đê điều và Phòng chống lụt bão tỉnh Thanh Hóa cho biết, toàn tỉnh có 7.443 phương tiện nghề cá với 7.747 lao động đã đến nơi tránh trú an toàn. Đến 14h chiều 16/8 các địa phương ven biển đã thực hiện lệnh cấm biển và yêu cầu người dân tuyệt đối không ở lại trên các tàu thuyền, lồng bè và chòi canh nuôi trồng thủy sản.
Tại xã Bát Mọt, Yên Nhân (huyện Thường Xuân) đã tổ chức sơ tán 96 hộ, 325 nhân khẩu ra khỏi khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất đến nơi an toàn.
Theo số liệu thống kê, hiện tại tỉnh Thanh Hóa có 610 hồ chứa, trong đó 490 hồ đã đầy nước, 124 hồ không đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ (9 hồ đã chỉ đạo không tích nước);... Trong số này chỉ có 4 hồ có cửa xả sâu, số hồ còn lại đa phần được xả tràn tự nhiên.
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cũng yêu cầu Công ty TNHH một thành viên Sông Chu vận hành xả lũ các hồ chứa theo quy trình được duyệt. Riêng đối với hồ Cửa Đạt thực hiện việc xả lũ theo lưu lượng 1.200 lên 1.500 m3/s để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hồ chứa như Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hoàng Văn Thắng đã chỉ đạo.
Cùng với hồ Cửa Đạt, Công ty TNHH MTV thủy điện Trung Sơn cũng đã ra thông báo Thủy điện Trung Sơn (huyện Quan Hóa) sẽ xả lũ trong 24 giờ tới với lưu lượng 1.500 - 2.000 m3/giây.
Thuyền bè của ngư dân được di chuyển lên bờ tránh bão
Trước đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng cùng đoàn công tác của chính phủ và các Bộ, ngành liên quan đã truwcj tiếp đi kiểm tra tình hình công tác phòng chống và ứng phó với bão số 4 tại Thanh Hóa.
Phó Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu tỉnh Thanh Hóa cần tập trung thực hiện các giải pháp ứng phó với bão số 4, hạn chế thấp nhất thiệt hại. Tỉnh Thanh Hóa tập trung bảo đảm an toàn cho người dân, không để tàu thuyền hoạt động trên biển. Rà soát lại các phương án bảo đảm an toàn các công trình hồ đập, sơ tán người dân ở vùng có nguy sơ sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, không được chủ quan, lơ là. Tập trung bảo đảm an toàn hồ đập, nhất là những hồ đập không an toàn để có biện pháp vận hành, điều tiết mực nước an toàn.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương phối hợp với tỉnh Thanh Hóa thường xuyên chỉ đạo kịp thời không để xảy ra bất kỳ sự cố hồ đập nào. Chủ động thực hiện các phương án bảo đảm an toàn đê điều, bảo đảm an toàn trong sản xuất nông nghiệp và các công trình công nghiệp, hạ tầng giao thông, thông tin liên lạc, công trình phục vụ du lịch và các công trình công cộng, nhà ở của nhân dân. Huy động lực lượng, phương tiện, vật tư tại chỗ sẵn sàng ứng phó khi có sự cố xảy ra. Công ty TNHH MTV Sông Chu bảo đảm an toàn các công trình thủy lợi, an toàn hồ đập và vùng hạ du.
MỘC MIÊN
Theo baodansinh
Cập nhật tin bão số 4 khẩn cấp đêm 16.8: Tâm bão ngay vùng biển ngoài khơi từ Hải Phòng đến Nghệ An Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia ghi nhận hồi 19h, vị trí tâm bão số 4 ngay trên vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Hải Phòng đến Nghệ An. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, giật cấp 11. Diễn biến bão số 4 khá phức tạp Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng...