Cấp nhầm thuốc phá thai cho bà bầu: Sở Y tế thừa nhận sai sót
Ông Nguyễn Tấn Đức-Giám đốc Sở Y tế Quảng Ngãi thừa nhận việc nữ hộ sinh của Bệnh viện Sản-Nhi Quảng Ngãi cấp nhầm thuốc dưỡng thành trục thai cho sản phụ Lương Thị Tưởng, dẫn đến thai nhi của sản phụ này bị tử vong.
Chiều 12.1, Sở Y tế Quảng Ngãi đã khẩn cấp tổ chức họp báo cung cấp thông tin chính thức về việc nữ hộ sinh Phan Thị Vân-Bệnh viện Sản-Nhi Quảng Ngãi cấp nhầm thuốc dưỡng thai thành trục thai cho sản phụ Lương Thị Tưởng (32 tuổi), ở thôn An Cư, xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa dẫn đến sản phụ này mất con.
Ông Nguyễn Tấn Đức – Giám đốc Sở Y tế Quảng Ngãi (đứng) trả lời vụ việc với báo chí.
Theo thông tin mà Sở Y tế Quảng Ngãi cung cấp, sản phụ Tưởng mang thai được 5-6 tuần, nhập viện vào lúc 18h55 ngày 10.1, với chẩn đoán tinh thần tỉnh táo tiếp xúc tốt, âm đạo ra máu ít và dọa sảy thai. Qua thăm khám, cùng với tổ chức khám chữa, bác sĩ bệnh viện đã thông báo về tình trạng sảy thai cao của sản phụ Tưởng cho người nhà.
Đến khoảng 10h ngày 11.1, do không thực hiện đúng quy trình, nữ hộ sinh Vân đã cấp thuốc đặt âm đạo nhầm từ dưỡng thành trục thai cho sản phụ Tưởng. Đến khoảng 13h cùng ngày, sau khi nhận được tin báo từ người nhà, bác sĩ trực đã đưa sản phụ Tưởng vào phòng để xử lý lấy thuốc đặt nhầm ra, tiến hành rửa âm đạo và dùng thuốc dưỡng thai tích cực cho sản phụ này; đồng thời gặp và thông báo cho người nhà là thai của sản phụ Tưởng đã chết và được xử lý đưa ra ngoài.
Video đang HOT
Loại thuốc cấp nhầm cho sản phụ Tưởng.
Trả lời câu hỏi về quy trình khám và cấp thuốc cho bệnh nhân đang nằm điều trị, ông Lê Cao Tuấn-Phó giám đốc Bệnh viện Sản-Nhi Quảng Ngãi giải thích: “Theo quy định khi khám xong, các bác sĩ của từng khoa sẽ kê đơn và nhân viên dược của khoa sẽ mang y lệnh (toa thuốc) lên nơi cấp phát để nhận thuốc về, rồi phân ra số lượng thuốc cụ thể của từng phòng trong khoa. Sau đó nhân viên y tế của khoa được phân công sẽ nhận và đi cấp phát. Trước khi cấp phát cho người bệnh, nhân viên y tế đảm nhận tiến hành kiểm tra họ tên, bệnh, liều lượng, loại thuốc…”.
Tuy nhiên không hiểu vì lý do gì khi cấp cho sản phụ Tưởng, nữ hộ sinh Vân không thực hiện các bước này nên dẫn đến cấp nhầm và xảy ra vụ việc trên. Và loại thuốc cấp nhầm là MISOPROSTOL, có tác dụng co bóp để đẩy thai ra ngoài (chấm dứt thai kỳ)
Bệnh viện Sản-Nhi Quảng Ngãi, nơi xảy ra vụ việc.
“Nếu nữ hộ sinh Vân thực hiện đúng quy trình thì không xảy ra sự cố trên. Đây là sự sai sót nghiệp vụ nghiêm trọng nên chúng tôi sẽ xử lý nghiêm khắc theo quy định. Trước mắt cùng với việc đình chỉ công tác chuyên môn, chúng tôi yêu cầu nữ hộ sinh Vân viết bản tường trình; đồng thời chỉ đạo cho Bệnh viện Sản-Nhi Quảng Ngãi động viên và chăm sóc đặc biệt để sớm phục hồi sức khỏe cho sản phụ Tưởng”, ông Đức-Giám đốc Sở Y tế Quảng Ngãi bày tỏ.
Như đã đưa tin, thay vì cấp thuốc dưỡng thai, nữ hộ sinh Vân của Bệnh viện Sản-Nhi Quảng Ngãi đã cấp nhầm loại thuốc có tác dụng trục thai, dẫn đến thai nhi của sản phụ Tưởng tử vong, gây bức xúc trong dự luận. Bệnh viện sản nhi Quảng Ngãi được đưa vào hoạt từ đầu tháng 10.2017, nhằm giảm tải cho Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi. Trước đó trong các năm 2012, 2013 tại Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi cũng liên tục xảy ra nhiều trường hợp tử vong sản phụ và thai nhi.
Theo Danviet
Mẹ con sản phụ tử vong, bác sỹ, hộ sinh nhận 70 tháng tù treo
Liên quan đến vụ việc bác sỹ tắc trách khiến mẹ con sản phụ tử vong xảy ra tại Bệnh viện đa khoa khu vực Bắc Quảng Bình, Tòa án nhân dân thị xã Ba Đồn đã tiến hành xét xử và tuyên phạt bác sỹ cùng hai hộ sinh tất cả 70 tháng tù treo.
Tòa án nhân dân thị xã Ba Đồn vừa mở phiên tòa xét xử đối với các bị cáo Nguyễn Thị Thương, Hồ Thị Lài Giang và Phạm Thị Hiền về tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp. Ba bị cáo nói trên là những người liên quan đến sự việc mẹ con sản phụ Phạm Thị Hiếu tử vong.
Theo bản cáo trạng, vào ngày 24/9/2016, thai phụ Phạm Thị Hiếu đến Bệnh viện đa khoa khu vực Bắc Quảng Bình nhập viện để sinh con. Kíp trực Khoa sản do bác sỹ Nguyễn Thị Thương cùng hai nữ hộ sinh là Hồ Thị Lài Giang và Phạm Thị Hiền tiến hành thăm khám cho sản phụ.
Qua thăm khám, bác sỹ Thương kết luận sức khỏe sản phụ bình thường, thai đủ tháng, chuyển dạ nên cho vào phòng chờ sinh con. Tuy nhiên quá trình sinh thường của sản phụ Hiếu gặp sự cố do đầu thai nhi không lọt. Việc đẻ thường không thành công nên bác sỹ Thương quyết định chuyển qua phẫu thuật lấy thai nhi.
Khi phẫu thuật, bác sỹ Thương phát hiện tử cung sản phụ bị vỡ, thai nhi nằm ra ngoài tử cung, sản phụ Hiếu lúc này lâm vào tình trạng hôn mê, suy hô hấp và tuần hoàn.
Các bị cáo tại phiên tòa (Ảnh: Báo QB)
Sau khi phẫu thuật lấy cháu bé ra ngoài, vì cháu bé không khóc, tình trạng bị ngạt trắng nên bác sỹ Thương cùng hộ sinh Giang đã tiến hành cấp cứu. Tình trạng sản phụ Hiếu cũng chuyển biến nặng nên bác sỹ Thương đã báo cáo cho lãnh đạo Bệnh viện tập trung tất cả đội ngũ y, bác sỹ đến cứu chữa.
Sau đó, mẹ con sản phụ được đưa vào Bệnh viện Hữu nghị Cu Ba - Đồng Hới để cấp cứu. Tại đây, các bác sỹ cho biết, tim mạch của sản phụ đã ngừng đập. Đến 17h chiều ngày 24/9, các bác sỹ thông báo sản phụ Phạm Thị Hiếu tử vong. Bé trai con chị Hiếu cũng tử vong 2 ngày sau đó.
Nguyên nhân khiến mẹ con sản phụ Phạm Thị Hiếu tử vong là do bị vỡ tử cung, chảy máu cấp tính nhưng không phát hiện kịp thời; trong phẫu thuật xử lý không triệt để; mất tuần hoàn nhau thai dẫn đến trẻ sơ sinh bị ngạt nặng, chết não, suy đa phủ tạng; quá trình thăm khám, điều trị, cấp cứu cho mẹ con sản phụ Phạm Thị Hiếu do kíp trực bác sỹ Nguyễn Thị Thương phụ trách có một số giai đoạn chưa thực hiện đúng chuyên môn, chưa tuân thủ quy trình kỹ thuật...
Tại phiên tòa, các bị cáo cũng nhận thức rõ những sai phạm, tắc trách của mình trong hoạt động chuyên môn đã gây ra cái chết ngoài ý muốn cho mẹ con sản phụ Phạm Thị Hiếu.
Sau khi xem xét các tình tiết giảm nhẹ cũng với việc các bị cáo khắc phục hậu quả cho gia đình bị hại; phía bị hại có đơn xem xét không truy cứu trách nhiệm hình sự cho các bị cáo nên Hội đồng xét xử đã tuyên phạt Nguyễn Thị Thương 36 tháng tù cho hưởng án treo, thời gian thử thách 60 tháng. Hai bị cáo Hồ Thị Lài Giang, Phạm Thị Hiền chịu cùng mức án 17 tháng tù treo, thời gian thử thách 24 tháng.
Đặng Tài
Theo Dantri
Quảng Ngãi: Tái phát hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân Sau 3 năm tạm lắng, hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân lại tái phát trên địa bàn huyện Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi) với 3 trường hợp mắc bệnh. Trao đổi với Dân trí vào sáng 12/12, ông Nguyễn Tấn Đức - Giám đốc Sở Y tế Quảng Ngãi xác nhận trên địa bàn huyện Ba Tơ vừa xuất...