Cấp lại 138 phôi bằng tốt nghiệp do ĐH Yersin Đà Lạt in sai
Bộ Giáo dục và Đào tạo đồng ý cấp lại 138 phôi bằng tốt nghiệp do Đại học Yersin Đà Lạt in sai hồi tháng trước.
Những tấm bằng in sai của Đại học Yersin. Ảnh: Khánh Hương
Chiều 20/7, bà Đoàn Thị Kim Dung – Phó Trưởng phòng Đào tạo Đại học Yersin Đà Lạt – cho biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đồng ý cấp bổ sung 138 phôi bằng tốt nghiệp đại học mới cho trường in ấn để cấp lại cho các tân cử nhân, kỹ sư, kiến trúc sư.
Trước đó, Đại học Yersin Đà Lạt đã có tờ trình nghề nghị hủy và cấp bổ sung phôi bằng mới để in lại cho 138 bằng tốt nghiệp do trước đó bị sai sót trong quá trình in.
Nguyên nhân là trong đợt xét tốt nghiệp hồi tháng 6, thay vì in thông tin trên bằng ngày quyết định tốt nghiệp là 22/6/2016, trường Đại học Yersin Đà Lạt lại in thành 22/6/13.
Số lượng văn bằng bị in sai gồm nhiều ngành: Kiến trúc sư 89 bằng, Thiết kế nội thất 17 bằng, Điều dưỡng (hệ Đại học) 9 bằng, Điều dưỡng (hệ Cao đẳng) 23 bằng.
Đại học Yersin sau đó đã thu hồi và in thêm dòng chữ “Ngày KTTT” kế bên hàng số “22/06/2013 và giải thích đó là ngày kiểm tra thông tin của sinh viên. Đồng thời, phía dưới hàng chữ quyết định tốt nghiệp được trường in thêm “22/06/16 để phân biệt rõ ràng giữa ngày tốt nghiệp và ngày kiểm tra thông tin.
Video đang HOT
Không chấp nhận lời giải thích và cách giải quyết theo kiểu “chữa cháy” của nhà trường, nhiều tân cử nhân đã làm đơn đề nghị cấp lại bằng mới vì lo lắng những nội dung chỉnh sửa trong tấm bằng sẽ gây khó khăn cho quá trình đi xin việc.
Theo Vnexpress
Thị trường ngầm thuê, làm giả bằng dược sỹ, bác sỹ: Những "đao phủ không dao"
"Xài bằng giả, khó nhất là xin chứng chỉ hành nghề, mà đã lo được cái này thì còn gì phải lấn cấn". Đó là quả quyết mà các "cò" nhận làm bằng dược sỹ, bác sỹ nha khoa nói với PV báo ĐS&PL về dịch vụ này.
Làm bằng giả, bao luôn chứng chỉ
Theo tìm hiểu của PV, dịch vụ này cũng có mức giá khác nhau. Loại trừ các đối tượng giả mạo, cung cấp thông tin để lừa đảo, thì một số đối tượng nhận làm bằng với những cam kết chắc như đinh đóng cột. Trong vai người cần bằng dược sỹ, bằng bác sỹ nha khoa để mở nhà thuốc, phòng khám, PV đã tiếp cận các đối tượng này.
Qua một người trong nghề giới thiệu, PV liên hệ với người tên Tuấn, chuyên nhận làm bằng dược sỹ tại các tỉnh phía Nam, trong đó có TP.HCM. Tuấn cho biết, cậu ta đang ở quận 1, nếu có nhu cầu sẽ hẹn gặp vào sáng hôm sau, gần khu vực ngã tư Tân Thới Hiệp, quận 12, TP.HCM. PV thắc mắc: "Ở quận 1 sao hẹn xa vậy?". Tuấn đáp: "Chỗ đó là nơi quen của anh em với lại dễ bàn việc".
Dù đã xác định tinh thần từ trước, nhưng trước khi đi PV vẫn có cảm giác bất an vì địa bàn Tuấn chọn và những lời lẽ úp mở của gã. Tuy nhiên, điểm hẹn thực chất là một quán cà phê kiểu đơn giản (take away - mang đi/PV). Mạnh dạn bước vào, Tuấn đã ngồi chờ từ trước. Đi thẳng vào vấn đề, Tuấn hỏi: "Giờ cần làm bằng gì?". PV nói: "Cần làm một bằng dược sỹ để bà xã hợp thức hóa quầy thuốc ở nhà".
Ngay lập tức, Tuấn vào chủ đề: "Giờ muốn làm bằng của đại học Dược Hà Nội hay đại học Y dược TP.HCM?". PV nói làm đại học Y dược TP.HCM cho gần. "Nếu làm của đại học Y dược TP.HCM, anh lấy em "15 chai" (tức 15 triệu đồng), loại này không có bảng điểm. Còn nếu có bảng điểm thì "20 chai", bao luôn việc xin chứng chỉ hành nghề cho em, nếu cần. Muốn làm việc tại phòng khám nha khoa, em phải có chứng chỉ hành nghề. Từ bác sỹ, dược sỹ, nhân viên... ở các phòng khám đều như thế cả. Luật bắt buộc đó, không có là nó phạt chết đấy, thậm chí đóng cửa luôn", Tuấn chốt giá và giải thích.
"Mà em chỉ cần bằng dược sỹ để mở nhà thuốc thì cần gì làm nhiều, chỉ cần cái bằng thôi, sau đó xin chứng chỉ hành nghề là được rồi. Lâu lâu, người của phường, quận xuống kiểm tra, chi ít tiền, chìa cái bằng phô - tô công chứng ra là được rồi", Tuấn bồi thêm.
Về chứng chỉ hành nghề, Tuấn cho biết: "Nếu không có bác sỹ (có bằng chính chủ) đứng phòng khám thì em có thể làm bằng giả rồi đi xin chứng chỉ hành nghề riêng của em mà hoạt động(?!). Quan trọng nhất vẫn là chứng chỉ hành nghề thôi. Nếu không có cái đó coi như em không thể hoạt động được đâu. Để xin được chứng chỉ hành nghề, em nên kẹp một ít (tiền) vào trong hồ sơ, còn không thì nhờ bên dịch vụ họ làm cho là qua được thôi, không khó đâu".
Trong quá trình "bàn việc", Tuấn luôn khẳng định, bằng cấp làm đều giống như thật, bằng mắt thường không thể nào phân biệt được. Gã cũng chỉ cho PV cặn kẽ cách để làm giống thật mà không ai có thể phát hiện, trừ các nhà chuyên môn, nhờ đến công cụ hiện đại: "Đối với ngành y người ta sẽ ghi trên bằng là bằng bác sỹ hoặc bằng cử nhân, với ngành dược thì ghi là bằng dược sỹ hoặc bằng cử nhân. Cũng như ngành kỹ thuật ghi là bằng kỹ sư, kiến trúc ghi kiến trúc sư... vậy. Nếu không rành cái này mà làm giả, cứ ghi bừa là bằng tốt nghiệp đại học là bị phát hiện ngay từ cái nhìn đầu tiên. Hơn nữa, nếu dưới bằng mà có chữ ký không được rõ, nét, nhìn vào thiếu chuyên nghiệp sẽ biết ngay bằng giả".
Bằng giả của ông L.Đ.Q.
Ngang nhiên hành nghề
Theo lời Tuấn, số hiệu của trường trên bằng là dãy số thông minh, trùng khớp với ngày tháng cấp bằng, có liên quan tới khoa ghi trên bằng tốt nghiệp. "Nếu em làm cho bà xã thì phải coi ngày tháng năm sinh. Nếu là năm 1980 thì nên làm năm tốt nghiệp là 2004 hoặc 2005 gì đó cho khớp. Vì những người ở thế hệ này, thường tốt nghiệp đúng năm, từ phổ thông cho tới đại học. Với lại, khi lấy hình của bà xã, em cũng nên tìm hình vào thời điểm đó nhé (2004 - 2005), để cho mọi sự đều trùng khớp", Tuấn dặn kỹ.
Giới thiệu một hồi, Tuấn yêu cầu: "Nếu làm thì gửi ngay cho anh tấm ảnh, CMND, ngành học, xếp loại bằng (tùy em muốn loại gì), bên anh sẽ làm, không cần tiền cọc. Khi nào có bằng sẽ lấy tiền. Vậy nhé". Chốt xong, Tuấn rời quán cà phê trong chóng vánh.
Rời quán, PV tiếp tục check thông tin qua người tên Tám. Tám nói: "Nếu làm bằng dược sỹ, bác sỹ, xưa nay tôi không làm. Làm mấy cái đó nguy hiểm cho xã hội". Dù lên lớp dạy đời nhưng sau đó, Tám lại nói: "Nể vì có người giới thiệu tôi mới làm cho anh. Tuy nhiên, bằng dược sỹ hay bác sỹ nha khoa có giá 30 triệu đồng, anh có làm không? Nếu làm cứ chuẩn bị hồ sơ, rồi hôm sau mang ra cho tôi".
Thực tế, theo tìm hiểu của PV, hiện nay, trên địa bàn TP.HCM, nhiều người chưa đủ điều kiện đã tìm cách làm giả bằng bác sỹ nha khoa để mở phòng khám. Trong vai người cần khám và thay răng mới, PV tiếp tục tìm đến phòng khám đa khoa Đ.Q. ở quận 4. Một nữ nhân viên ở đây cho biết: "Nhận các dịch vụ khám, điều trị về răng. Ở đây có bác sỹ tốt, đáp ứng được yêu cầu của anh".
Người phụ trách khám và điều trị tại phòng khám này là anh L.Đ.Q. (SN 1980). Danh thiếp của vị này ghi "bác sỹ Q., chuyên khám, điều trị nha tổng quát, nha thẩm mỹ...". Phòng khám này làm việc liên tục các ngày trong tuần (chỉ nghỉ Chủ nhật). Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PV, ông Q. là một trong những người từng bị công an triệu tập vì nghi mua bằng y sỹ đa khoa giả do đối tượng Hồ Quang Hải cầm đầu (đã bị bắt năm 2014 và tuyên phạt 4 năm tù).
Thực tế, đây là phòng khám hoạt động chui và bác sỹ xài bằng rởm. Dù chỉ có bằng tốt nghiệp trung cấp "Y sỹ răng trẻ em" nhưng theo nguồn tin của PV, ông Q. đã có "bằng" bác sỹ Răng - Hàm - Mặt do trường ĐH Y dược TP.HCM cấp năm 2005. Nhưng thực chất, đây là bằng giả do Q. mua từ Hải với giá 30 triệu đồng (cùng một bằng y sỹ y khoa khác). Từ năm 2013 (giấy phép đăng ký kinh doanh) đến nay, vị "bác sỹ" này đã dùng bằng giả để hoạt động.
Phòng khám Đ.Q. hoạt động chui Trao đổi với PV báo ĐS&PL về hoạt động của phòng khám nha khoa Đ.Q. nói trên, ông Bùi Minh Trạng, Chánh Thanh tra sở Y tế TP.HCM cho biết: "Theo hồ sơ, Sở chưa hề cấp chứng chỉ hành nghề cho người có tên L.Đ.Q.. Mới đây, theo phản ánh, cơ quan chức năng đã tiến hành kiểm tra đột xuất phòng khám này nhưng ông Q. chỉ xuất trình được bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp ngành "Y sỹ răng trẻ em" do trường ĐH Y dược TP.HCM cấp năm 2002. Tại thời điểm kiểm tra, ông Q. cũng không xuất trình được giấy phép hoạt động khám chữa bệnh về nha khoa. Dù là người trực tiếp khám chữa bệnh nhưng ông cũng không xuất trình được chứng chỉ hành nghề. Sở Y tế đã yêu cầu phòng Y tế, UBND phường báo cáo vụ việc để có hình thức xử lý tiếp theo".
Còn nữa...
THANH TÙNG
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Giấc mơ giang dở của chàng sinh viên mang tội giết người Chỉ còn bốn tháng nữa là ra trường với bao hoài bão và dự định về tương lai. Nhưng chàng sinh viên trường Công Nghiệp chưa kịp nhận tấm bằng tốt nghiệp thì đã phải nhận án tù chung thân. Tin tức an ninh hình sự mới nhất ngày 15/9, tại TAND TP Hà Nội mở phiên tòa xét xử bị cáo Trương...