Cặp kình địch thầm lặng ở Syria
Bối cảnh địa chính trị Trung Đông đang bị xáo trộn trên diện rộng. Kéo theo là sự can dự của số lượng chưa từng thấy các quốc gia khu vực dưới bóng của hai liên minh chính. Người ta nói nhiều về đối đầu chiến lược Nga – Mỹ, song gay gắt không kém là cuộc cạnh tranh của cặp kình địch Israel – Iran.
(Ảnh minh họa: DW/DAPD)
Nòng cốt của liên minh đầu tiên gồm có Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ và Israel, dưới sự dẫn dắt của Mỹ. Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài viết sẽ đi sâu vào vai trò “thầm lặng” vốn có của Israel trên bàn cờ Trung Đông.
Nhìn vào tình hình hiện nay, Israel sở hữu đầy đủ tiềm lực để đối phó với các thách thức an ninh mới nổi trong khu vực. Các phần tử thánh chiến IS chưa bao giờ là mối đe dọa đối với Lực lượng phòng vệ Israel, hay Mossad và Shin Bet. Mối bận tâm hàng đầu của nước này là Iran, Hezbollah và Hamas. Thế nhưng tình thế đã thay đổi từ sau khi Nga khởi động chiến dịch không kích chống IS ở Syria. Israel lo lắng chiến dịch này sẽ giúp các đối thủ của mình “mọc thêm cánh”.
Vì thế, trước khi Nga khởi động chiến dịch, tình báo Mossad nổi tiếng tinh nhuệ của Israel đã nắm được thông tin, cũng như các ý đồ quân sự của Nga tại Syria.Và 9 ngày trước khi chiến dịch nổ ra, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã cấp tốc tới Mátxcơva để bàn về “các vấn đề hợp tác song phương và chương trình nghị sự quốc tế” với Tổng thống Vladimir Putin. Mục đích chính có lẽ là để “nhắc nhở” Nga đừng để Hezbollah có được các loại vũ khí tiên tiến.
Trên lý thuyết, Israel và Syria vẫn đang trong tình trạng chiến tranh khi Israel chiếm giữ Cao nguyên Golan sau cuộc Chiến tranh 6 ngày năm 1967. Do vậy, Nhà nước Do Thái muốn thảo luận với “gấu Nga” về các hoạt động trong không phận của Syria. Đặc biệt là tìm cách đối phó với mối đe dọa từ Iran khi lực lượng tình báo Iran được cho là đã có mặt ở cao nguyên Golan, vùng lãnh thổ có ý nghĩa chiến lược nằm giữa biên giới Syria, Israel, Li-băng và Jordan.
Bình luận về chiến dịch của Nga tại Syria, Thủ tướng Israel khéo léo từ chối đưa ra đánh giá và chỉ tuyên bố “không muốn quay lại những ngày hai nước đối đầu và rằng thời gian sẽ cho câu trả lời cuối cùng. Ngày 6/10 vừa qua, giới chức quân sự cấp cao Israel và Nga đã tiến hành các cuộc đàm phán ở Tel Aviv. Đại diện phía Nga là Phó Tổng tham mưu Quân đội Nga Nikolai Bogdanovsky, người phụ trách các vấn đề bảo đảm an ninh khu vực và sự hiện diện của quân đội Nga tại Syria. Nội dung đàm phán không được tiết lộ, nhưng chắc chắn không nằm ngoài mục đích giải quyết mối lo an ninh của Israel, đó là Iran.
Video đang HOT
Quan ngại về Iran của Israel là hoàn toàn có cơ sở. Rõ ràng hoạt động can dự của Iran vào Syria mạnh mẽ hơn sau khi Tehran ký thỏa thuận hạt nhân với nhóm P5 1 và nhất là có sự hiện diện của không lực Nga ở Syria. Có tin cho hay 2.000 binh lính tinh nhuệ của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC) đã có mặt tại Syria để tham chiến. Nếu thông tin này là chính xác, đây là bước chuyển rất lớn trong chính sách của Iran vì đây là lần đầu tiên kể từ cuộc chiến tranh Iran- Iraq hồi những năm 1980, các đơn vị IRGC mới “viễn chinh” thay vì chỉ đóng vai trò cố vấn ở Syria. Sự thay đổi này đang khiến cả Trung Đông, nhất là Israel, như “ngồi trên đống lửa” nó chứng tỏ Iran đã sẵn sàng chiến đấu công khai ở nước ngoài, chứ không “ủy nhiệm” cho các đồng minh trong trục Shiite của mình.
Trong liên minh còn lại với các nòng cốt là Nga, Iran và Syria, hiện Tehran được xem là nhân tố bí ẩn nhất. Có thể nói Iran đang nắm giữ chìa khóa dẫn tới thành bại của chiến dịch quân sự của liên minh này ở Syria. Thực tế cho thấy không quân chưa bao giờ là đòn đánh “knock-out” đối thủ. Và Iran đang sở hữu ưu thế đó trên chiến trường với một liên quân đáng gờm gồm quân đội Syria, nhóm Hezbollah ở Liban và các nhóm dân quân được IRGC đào tạo, chỉ huy. Theo giới phân tích, toan tính của Iran tới nay vẫn bí ẩn và sự tham gia trực tiếp của nước này trong thời gian tới sẽ tạo ra những đột biến cho cuộc chiến đã kéo dài 5 năm qua ở Syria.
Đức Vũ
Theo Dantri
Putin đang 'bóc mẽ' Obama?
Trong một bài viết trên Business Insider, chuyên gia địa chính trị Ian Bremmer đã luận giải một số lý do khiến Tổng thống Nga quyết định can thiệp quân sự vào Syria.
Bremmer cho rằng, Tổng thống Putin muốn yểm trợ cho chính quyền Bashar al-Assad, một đồng minh của Moscow. Hơn nữa, Syria lại có một căn cứ hải quân duy nhất của Nga ở Địa Trung Hải.
Căn cứ Tartus cho phép Nga có năng lực chiến thuật và khả năng hoạt động lớn hơn ở toàn bộ khu vực tây Địa Trung Hải.
Tổng thống Mỹ Barack Obama và người đồng cấp Nga Vladimir Putin.
Một lý do quan trọng nữa khiến Putin có những quyết sách cứng rắn ở Syria là ông muốn "bóc mẽ" người đồng cấp Barack Obama, muốn hạ vai trò của Mỹ ở ngôi vị cường quốc hàng đầu thế giới.
Theo Bremmer, ông Putin khiến cho ông Obama trông càng yếu ớt và thất bại, dù ở Ukraina hay ở Syria, thì càng tốt.
Đến nay, vai trò của Nga ở Syria và chiến dịch ném bom đã đặt ra một câu hỏi lớn về sự lãnh đạo trên toàn Trung Đông. Kremlin khẳng định, chiến dịch chỉ nhắm vào phiến quân Hồi giáo, song phương Tây cho rằng, mục tiêu gồm cả lực lượng chống ông Assad.
Faisal Al Yafai, nhà bình luận chủ chốt của báo The National (trụ sở ở UAE), từng nhận xét với Reuters: "Mỹ và đồng minh giờ đây trông như một nhóm chẳng hề có kế hoạch nào [ở Syria]".
Và khi danh tiếng của Mỹ suy giảm, Nga sẽ lấp đầy khoảng trống đó nhằm thay thế sự ảnh hưởng của cường quốc số 1 thế giới.
Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi mới đây tuyên bố trên chương trình PBS NewsHour rằng, ông hoan nghênh bất kỳ sự hợp tác nào của quân đội Nga chống lại IS ở đất nước mình.
Ở trong nước, chính sách đối ngoại của ông Obama cũng bị "săm soi" nhiều hơn, sau khi Nga can dự vào Syria và Ukraina."Thông điệp của chúng tôi gửi tới người Nga là xin hãy tham gia cuộc chiến chống Daesh", ông Abadi nói. Daesh là tên gọi khác của tổ chức khủng bố IS.
"Tôi nghĩ Tổng thống là một thảm họa về chính sách đối ngoại", cựu Thống đốc Massachusetts Mitt Romney bình luận tại Diễn đàn Các ý tưởng Washington ngày 30/9.
"Bạn có thể mến mộ Tổng thống vì rất nhiều lý do. Ngôn từ của ông ấy bay cao vút, nhưng kết quả thì thật thất vọng, và về mặt chính sách ngoại giao, là thảm họa".
Ngoài hai lý do trên, chuyên gia Bremmer cho rằng, động thái mới của Nga còn có mục đích lái sự chú ý của châu Âu ra khỏi Ukraina.
Châu Âu và Mỹ đã phản ứng về vai trò của Moscow ở Ukraina, bằng một loạt các đòn trừng phạt và cấm đi lại đối với một số nhân vật Nga.
Tháng 9 vừa rồi, các lệnh cấm vận đó lại được gia hạn thêm 6 tháng nữa, khiến cho kinh tế Nga ngày càng khốn khó. Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo, GDP của Nga giảm 9%.
Với chiến dịch không kích ở Syria, Putin đã kéo sự chú ý của châu Âu hướng về đất nước đang nội chiến này, trong bối cảnh khủng hoảng di dân, chủ yếu từ Syria, đang là bài toán khó giải.
Thanh Hảo
Theo_VietNamNet
Ông Putin kêu gọi các nước dẹp bỏ tham vọng, cùng chống khủng bố Tổng thống Nga Vlađimia Putin ngày 15/9 cho biết, cộng đồng quốc tế cần dẹp bỏ những tham vọng địa chính trị và cùng tham gia chống khủng bố. Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức hiệp ước an ninh tập thể tại Tajikistan, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng tình hình hiện nay tại Syria, Iraq và toàn...