Cấp hàng chục xuồng cao tốc cho các tỉnh vùng lũ
Tổng cục Dự trữ Nhà nước cấp hàng nghìn áo phao, bè cứu sinh và hàng chục xuồng cao tốc cho các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam và Hà Tĩnh để chống lũ.
Việc xuất cấp các trang bị hỗ trợ tỉnh miền Trung được thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng từ nguồn dự trữ Quốc gia.
Cụ thể, Tổng cục Dự trữ Nhà nước (DTNN) cấp cho tỉnh Quảng Bình 5 xuồng cao tốc; 136 nhà bạt cứu sinh; 7.260 phao và gần 500 bè nhẹ cứu sinh. Tỉnh Quảng Trị nhận 3 xuồng cao tốc, 20 nhà bạt cứu sinh, 4.100 phao cứu sinh và 100 bè nhẹ cứu sinh.
Tổng cục DTNN cấp cho tỉnh Thừa Thiên – Huế 3 xuồng cao tốc; 28 nhà bạt cứu sinh; hơn 3.000 phao và 30 bè nhẹ cứu sinh, cùng với đó là 2 bộ máy phát điện.
Người dân các tỉnh miền Trung sử dụng nhiều phương tiện tự chế để di chuyển trong mưa lũ. Ảnh: Phạm Trường.
Video đang HOT
Tỉnh Quảng Nam có 5 bộ xuồng cao tốc, 30 nhà bạt cứu sinh, hơn 3.000 phao cứu sinh và 30 bè nhẹ cứu sinh. Tỉnh cũng nhận 2 bộ máy phát điện.
Tỉnh Hà Tĩnh được cấp 4 xuồng cao tốc, 5.560 áo phao, 200 nhà bạt cứu sinh, 4 bộ máy phát điện.
Tổng cục DTNN đề nghị các tỉnh nhận hỗ trợ khẩn trương tiếp nhận và phân bổ các trang thiết bị đảm bảo yêu cầu khắc phục hậu quả thiên tai, mưa lũ. Cục DTNN các địa phương sẵn sàng các điều kiện, nhanh chóng giao nhận, phân phối, sử dụng hàng dự trữ quốc gia, xuất cấp để cứu trợ, viện trợ theo quy định.
Rạng sáng 19/10, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết lũ trên sông Kiến Giang ( Lệ Thủy, Quảng Bình) đạt 4,79 m, trên báo động 3 là 2,09 m lúc 1h. So với đỉnh lũ năm 1979, mực lũ trong đêm đã vượt mức lịch sử 0,88 m.
Tính đến 19h ngày 19/10, Quảng Bình có hơn 95.000 nhà dân bị ngập. 64 thôn ở 11 xã của huyện Quảng Ninh, 41 thôn, bản tại huyện Bố Trạch và 23 thôn, bản của 13 xã ở huyện Tuyên Hóa đã bị cô lập.
Tại TP Đồng Hới, 30 hộ dân xã Lộc Ninh bị cô lập. Ngoài ra, 57 bản tại 4 huyện gồm Minh Hóa, Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy cũng bị chia cắt.
Hiện, gần 23.000 hộ dân đã được di dời đến nơi an toàn.
Công điện khẩn ứng phó với bão lụt, đảm bảo an toàn hàng dự trữ quốc gia
Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã phát đi Công điện số 09/CĐ-TCDT gửi các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực: Hà Nội, Tây Bắc, Hoàng Liên Sơn, Vĩnh Phú, Bắc Thái, Hà Bắc, Hải Hưng, Đông Bắc, Thái Bình, Hà Nam Ninh, Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh, Bình Trị Thiên, Đà Nẵng, Nghĩa Bình, Nam Trung Bộ, Nam Tây Nguyên và Bắc Tây Nguyên về việc ứng phó với áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão
Rà soát, chuẩn bị sẵn sàng hàng dự trữ quốc gia, tổ chức xuất cấp kịp thời hàng dự trữ quốc gia khi có quyết định. Ảnh: DTNN.
Theo Công điện, ngày 11/10/2020, Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Trung ương Phòng chống thiên tai - Văn phòng Uỷ ban quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn có Công điện số 23/CĐ-TW gửi Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Phú Yên và các Bộ, ngành.
Ngoài ra, theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, ngay sau khi bão số 6 đi vào đất liền và suy yếu, trên vùng biển Đông Bắc Biển Đông đã xuất hiện tiếp một áp thấp nhiệt đới.
Để chủ động ứng phó với diễn biến của áp thấp nhiệt đới và tình hình mưa lũ đang diễn biến hết sức phức tạp tại khu vực Trung Bộ, Tổng cục Dự trữ Nhà nước yêu cầu các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực từ Nam Trung Bộ, Tây Nguyên trở ra phía Bắc thực hiện một số nội dung.
Trước hết, tổ chức trực ban, nắm bắt thông tin diễn biến của áp thấp và tình hình mưa lũ trên địa bàn, kịp thời có biện pháp phòng, chống để đảm bảo an toàn về người, tài sản và hàng dự trữ quốc gia; đặc biệt chú trọng các vùng kho có địa hình trũng, mưa lũ kéo dài có khả năng gây ra ngập lụt.
Bên cạnh đó, rà soát, chuẩn bị sẵn sàng hàng dự trữ quốc gia, nhất là lương thực, nhà bạt, phao cứu sinh, tổ chức xuất cấp kịp thời hàng dự trữ quốc gia theo quyết định của cấp có thẩm quyền để hỗ trợ các địa phương ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ.
Đối với các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực bị ảnh hưởng của mưa lũ gây ra: tường rào bị đổ, tốc mái nhà bảo quản, tốc mái kho muối,...khẩn trương tiến hành sửa chữa khắc phục, nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối tài sản, hàng dự trữ quốc gia.
Công điện cũng yêu cầu, trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ nếu phát sinh, vướng mắc, những vấn đề vượt quá thẩm quyền, Cục Dự trữ Nhà nước khu vực khẩn trương báo cáo Tổng cục Dự trữ Nhà nước (qua Vụ Quản lý hàng dự trữ) để kịp thời theo dõi, chỉ đạo.
Diễn biến lũ lụt tại Quảng Bình còn phức tạp, khó tiếp cận người dân vùng ngập sâu Những ngày qua, tại tỉnh Quảng Bình mưa lớn, nước lũ bủa vây tứ phía, hơn 100.000 ngôi nhà ngập chìm trong nước; hàng trăm xã, thôn, bản, làng bị cô lập... Nước vẫn dâng cao tại xã Hàm Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Ảnh: Văn Tý/TTXVN Trận lũ lụt này được xem là lớn nhất trong vòng hơn 40 năm...