Cấp dưới của ông Trump “nổi loạn”
Nhiều ứng viên được Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đề cử nắm giữ những chức vụ quan trọng chính quyền sắp tới đã thể hiện những quan điểm trái chiều với ông khi điều trần trước quốc hội, Washington Post cho biết.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump (giữa) và ứng viên Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis. (Ảnh: AFP)
Theo Washington Post, trong phiên điều trần hôm 12/1 trước Ủy ban quân lực Thượng viện, tướng nghỉ hưu James Mattis, người được đề cử làm Bộ trưởng Quốc phòng trong chính quyền sắp tới của ông Trump, nói rằng Mỹ phải “tôn trọng thỏa thuận kiểm soát vũ khí” với Iran. Quan điểm này trái ngược hoàn toàn với tuyên bố trước đó của Tổng thống đắc cử Trump rằng sẽ dỡ bỏ thỏa thuận.
Tướng Mattis cũng cho thấy một quan điểm cứng rắn với Nga hơn so với Tổng thống đắc cử Trump khi cho rằng Nga là “một trong những mối đe dọa hàng đầu với an ninh và lợi ích của Mỹ”. “Tôi về cơ bản ủng hộ hợp tác nhưng chúng ta cũng cần phải nhìn nhận thực tế rằng ngày càng ít lĩnh vực mà Mỹ có thể hợp tác với Nga. Tôi sẽ cân nhắc đến các mối đe dọa chủ yếu, bắt đầu với Nga”, ông Mattis nói.
Ngoài ra, ông Mattis cũng cáo buộc Nga đang tìm cách làm suy yếu NATO. Ở khía cạnh này, ông Mattis một lần nữa cho thấy quan điểm trái chiều với Tổng thống đắc cử Trump – người luôn hoài nghi về vai trò của NATO với vấn đề an ninh quốc phòng của Mỹ.
Tướng Mattis thậm chí dọa sẽ không làm Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nếu nhóm chuyển giao quyền lực tìm cách bổ nhiệm quan chức quân đội mà không hỏi ý ông.
Video đang HOT
Không chỉ ông Mattis, tại phiên điều trần, Thượng nghị sĩ Mike Pompeo, người được đề cử làm Giám đốc Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA), cũng thể hiện những quan điểm trái ngược với Tổng thống đắc cử Trump khi phản đối biện pháp tra tấn với nghi phạm khủng bố. “Tôi sẽ tuyệt đối không sử dụng các phương thức thẩm vấn tàn bạo đối với nghi can khủng bố một cách trái luật”, ông Pompeo nói. Trước đó, ông Trump nói rằng sẽ khôi phục biện pháp thẩm vấn này.
Trong buổi chất vấn hôm 10/1, tướng thủy quân lục chiến về hưu John Kelly, người được bổ nhiệm đứng đầu Bộ Nội an trong chính quyền sắp tới, cũng phản đối hình thức tra tấn ngạt nước mà ông Trump có ý định áp dụng trở lại. Ông Kelly cũng không đồng tình với tuyên bố của ông Trump buộc Mexico phải trả tiền cho việc xây tường ngăn ở biên giới 2 nước.
Với ông Rex Tillerson, cựu giám đốc điều hành tập đoàn ExxonMobil, người được chỉ định làm Ngoại trưởng trong chính quyền sắp tới, cũng có không ít quan điểm đối đầu với ông Trump.
Nếu như trong suốt chiến dịch tranh cử, ông Trump luôn kịch liệt phản đối các hiệp định thương mại, đặc biệt là thỏa thuận đa phương, thì ông Tillerson lại thể hiện quan điểm ủng hộ các thỏa thuận như vậy. “Tôi không phản đối” Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Hillary Clinton từng gọi TPP là “tiêu chuẩn vàng” của các thỏa thuận thương mại”, ông Tillerson phát biểu tại phiên điều trần. Ông cũng thể hiện lập trường cứng rắn hơn với Nga trong bối cảnh ông Trump ủng hộ củng cố quan hệ. Ông Tillerson ủng hộ thỏa thuận chống biến đổi khí hậu trong khi ông Trump nhiều lần cáo buộc thỏa thuận này là “một trò lừa bịp” và rằng Mỹ sẽ rút khỏi thỏa thuận này sau khi ông nhậm chức. Tuy nhiên, thời gian gần đây, ông Trump dường như bắt đầu “cởi mở” hơn với hiệp định này.
Elaine Kamarck, Giám đốc trung tâm nghiên cứu quản lý công hiệu quả thuộc Viện Brookings, nhận định việc các ứng viên thể hiện sự bất đồng với tổng thống đắc cử tại các phiên điều trần là “điều hiếm thấy”. “Điều quan trọng trước tiên mà một tổng thống và đội ngũ chuyển giao cần làm đó là đảm bảo tổng thống và nội các của mình có chung lập trường”, Kamarck bình luận.
Minh Phương
Theo Washington Post
Ứng viên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ kêu gọi sẵn sàng đối đầu với Nga
Tướng về hưu James Mattis, người được đề cử làm Bộ trưởng Quốc phòng trong chính quyền sắp tới của Tổng thống đắc cử Donald Trump, nói rằng Nga đứng đầu danh sách đe dọa các lợi ích của Mỹ do đó Washington cần sẵn sàng đối đầu với Moscow khi cần thiết.
Tướng về hưu James Mattis, người được đề cử làm Bộ trưởng Quốc phòng trong chính quyền sắp tới của Tổng thống đắc cử Donald Trump. (Ảnh: Reuters)
Sẵn sàng đối đầu với Nga
Phát biểu tại phiên điều trần trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ vào hôm qua 12/1, ông Mattis nói: "Tôi về cơ bản ủng hộ hợp tác nhưng chúng ta cũng cần phải nhìn nhận thực tế rằng ngày càng ít lĩnh vực mà Mỹ có thể hợp tác với Nga". Khi được hỏi về mối đe dọa chính với Nga, ông Mattis nói: "Tôi sẽ cân nhắc đến các mối đe dọa chủ yếu, bắt đầu với Nga".
Ngoài ra, ông Mattis cũng cáo buộc Nga đang tìm cách làm suy yếu NATO. Ở khía cạnh này, ông Mattis một lần nữa cho thấy quan điểm trái chiều với Tổng thống đắc cử Trump - người luôn hoài nghi về vai trò của NATO với vấn đề an ninh quốc phòng của Mỹ.
Tướng Mattis đề cập đến sự can dự của Nga trong các cuộc tấn công mạng và trong cuộc chiến thông tin trong số các thách thức do Moscow đề ra. Liên quan đến những lùm xùm gần đây khi Tổng thống đắc cử Trump liên tục bác bỏ các đánh giá của cộng đồng tình báo, ông Mattis nói, ông "rất tin tưởng" vào các cơ quan tình báo của Mỹ và cũng hy vọng ông Trump sẽ cởi mở hơn về vấn đề này.
Tướng Mattis cho biết thêm, ông muốn gặp gỡ với đội ngũ an ninh quốc gia mới của Tổng thống đắc cử Trump để thảo ra chiến lược nhằm đối đầu với Nga.
Trong phiên điều trần, cũng giống ứng viên Ngoại trưởng Rex Tillerson, Tướng Mattis thể hiện quan điểm cứng rắn với Trung Quốc khi chỉ trích hoạt động xây dựng đảo nhân tạo, bố trí các hệ thống phòng không ở Biển Đông là phi pháp.
Vượt "ải" đầu tiên tại Quốc hội
Theo Reuters, với 24 phiếu thuận, 3 phiếu chống, Ủy ban Quân vụ Thượng viện đã ủng hộ bãi bỏ điều luật vốn cấm tướng về hưu như ông Mattis đảm nhiệm chức vụ quân đội trong 7 năm. Ủy ban quân vụ Hạ viện cũng thông qua bãi bỏ điều luật với 34 phiếu thuận, 28 phiếu chống.
Đây có thể coi là động thái mở đường để ông Mattis được phê chuẩn trở thành Bộ trưởng Quốc phòng tiếp theo của Mỹ. Tuy nhiên, để chính thức trở thành chủ nhân của Lầu Năm Góc, ông Mattis cần được sự phê chuẩn của cả Thượng viện và Hạ viện.
Nếu được chuẩn thuận, ông Mattis sẽ là tướng nghỉ hưu thứ 2 trở thành bộ trưởng quốc phòng của Mỹ, sau ông George C. Marshall - người đảm nhiệm chức Bộ trưởng quốc phòng trong từ 1950-1951. Tướng Mattis, 66 tuổi, là Tư lệnh Thủy quân lục chiến của Mỹ trong các cuộc chiến tranh ở Afghanistan và Iraq. Ông là người khá cứng rắn trong chiến lược chiến đấu - người được ông Trump ca ngợi là "tướng của các vị tướng". Ông mới nghỉ hưu vào năm 2013.
Minh Phương
Theo Dantri
Obama sẽ làm gì sau khi rời Nhà Trắng? Tổng thống Obama đã chuẩn bị cho những năm nghỉ hưu êm đềm sắp tới bắt đầu bằng việc đi du lịch, chơi golf, nhưng chiến thắng của Donald Trump đã thay đổi tất cả. Tổng thống Obama sẽ có nhiều thời gian chơi golf hơn sau khi nghỉ hưu. Ảnh: Washington Times Ông Obama, người sẽ rời Nhà Trắng vào ngày 20/1...