Cặp đũa lệch mẹ 2m07, bố 1m67 sinh con trai đầu lòng, nhìn đôi chân bé đúng là di truyền
Giải pháp cho những ông bố có chiều cao khiêm tốn là nên lấy vợ thật cao để con sinh ra cũng có đôi chân dài như mẹ.
Như mọi người đã biết, chiều cao của một đứa trẻ được xác định do di truyền khá lớn từ bố mẹ, bên cạnh đó cũng bị ảnh hưởng bởi quá trình nuôi dưỡng trong những năm đầu đời. Chính vì thế, cặp cha mẹ nào may mắn sở hữu chiều cao ấn tượng thì thật may, em bé sinh ra sẽ thừa hưởng gen trội này từ bố mẹ của bé.
Mới đây, những hình ảnh về gia đình nữ người mẫu cao hơn 2m nổi tiếng khắp đất nước Brazil khiến ai cũng trầm trồ bởi con trai của họ chắc chắn trong tương lai cũng sở hữu đôi chân dài không kém mẹ của mình.
Hình ảnh mới nhất về gia đình của Silva đã để lộ ra cậu con trai đáng yêu.
Nhờ sở hữu chiều cao ấn tượng, Silva có thu nhập tốt để nuôi con.
Được biết, nữ người mẫu có tên Elisany da Cruz Silva sinh năm 1995, xuất phát điểm là con trong một gia đình bình thường, đông anh chị em. Trong khi các anh chị em sở hữu chiều cao bình thường thì từ nhỏ, Silva đã khác biệt.
Hóa ra Silva có một khối u ở tuyến yên là nguyên nhân khiến cô có chiều cao đến 2m07. Khi khối u được cắt bỏ, Silva cũng ngừng cao. Chính nhờ sở hữu chiều cao ấn tượng nên Silva được mời làm người mẫu cho một số nhãn hàng thời trang.
Silva bắt đầu được nhiều người biết đến khi cô công khai kết hôn với người đàn ông kém 5 tuổi có tên rancinaldo da Silva Carvalho cao 1m67, thấp hơn cô gần 40cm, là một công nhân xây dựng. Nhiều người cho rằng những bất ngại về vóc dáng chiều cao khiến cặp vợ chồng này gặp khó khăn trong việc có con.
Thế nhưng thật bất ngờ ngoài suy nghĩ của mọi người, cặp “đũa lệch” đã sớm lên chức bố mẹ được 3 năm nay và ngày 30/3 vừa qua chính là sinh nhật tròn 5 tuổi của con trai cô. Những bức hình về cậu nhóc được mẹ chia sẻ một lần nữa gây sốt mạng xã hội khiến nhiều người phải thốt lên “quả đúng là di truyền”.
Cậu bé khôi ngô tuấn tú và mang nhiều nét của bố nhưng đôi chân dài cùng chiều cao cực phẩm tuổi lên 3 lại di truyền hoàn toàn từ mẹ. Nhiều người để ý kĩ, phần dóng chân từ đầu gối xuống phía dưới bàn chân của con trai Silva cực thon và thẳng. Chắc chắn trong tương lai, cậu bé sẽ phát triển chiều cao rất tốt.
Thậm chí có người còn nhận định: “Đứa trẻ thật dễ thương, bé có một người mẹ cao 2m05, chắc chắn trong tương lai bé có thể cao ít nhất là 2m3″. Tuy nhiên, số khác lại cho rằng: “Chưa chắc. Những đứa trẻ thường chỉ cao hơn một chút so với trung bình của bố và mẹ. Những chắc chắn con của Silva cũng sẽ sở hữu chiều cao nổi bật hơn bạn đồng lứa rồi”.
Video đang HOT
Trên trang cá nhân của mình, Silva đăng tải rất nhiều hình ảnh gia đình hạnh phúc sau 8 năm chung sống. Điều đó như “đập tan” mọi dị nghị của mọi người trước đó cho rằng khoảng cách về chiều cao có thể khiến Silva và chồng sớm tan vỡ.
Thế nhưng minh chứng là cô không chỉ kiếm thêm thu nhập từ việc làm người mẫu có đôi chân dài mà còn lãi thêm được cậu con trai kháu khỉnh, vóc dáng nổi trội tuổi lên 3.
Như đã nói ở trên, chiều cao của trẻ ngoài do di truyền còn bị ảnh hưởng nhiều yếu tố nuôi dưỡng. Chính vì thế nếu con của bạn không sở hữu một chiều cao tốt từ bố mẹ thì hoàn toàn có thể “bổ sung” từ một chế độ dinh dưỡng tốt và tập luyện thể dục đều đặn.
Yếu tố dinh dưỡng : Bé nên duy trì bú mẹ hoàn toàn ít nhất là 6 tháng từ lúc mới sinh và kéo dài lâu nhất nếu có thể.
Nên bổ sung đủ vitamin D từ 1 tháng sau sinh.
Bắt đầu ăn dặm, bé nên được giới thiệu đa dạng và bổ sung 2 ngày/ tuần thực phẩm giàu kẽm, canxi và vitamin A,B,C. Cha mẹ nên bổ sung canxi từ thực phẩm, không nên tự ý bổ sung thuốc canxi cho bé vì thường không mang kết quả tăng chiều cao so với canxi từ thực phẩm, mà còn có nguy cơ cao gây ra các vấn đề sức khỏe. Dư canxi có thể ảnh hưởng đến hormone tăng trưởng và có tác dụng ngược lại là làm các bé “lùn” hơn.
Bé được khuyên ăn đủ 2 ngày cá (hồi/thu/lươn/chép)/ tuần để duy trì chất béo omega-3 tốt cho bé.
Bé nên có giấc ngủ nguyên đêm. Ví dụ, Bé 4 tuổi, 1 ngày nên có 9-10 tiếng/ngủ đêm và 2-3 tiếng/ngủ ngày.
Tốt nhất là không giới thiệu chất ngọt từ đường/kẹo/bánh/socola cho bé. Nếu cho bé ăn, giới hạn 2 thanh kẹo/ngày và tuần quy định chỉ cho bé ăn 3 ngày. Một số nghiên cứu cho thấy việc ăn quá nhiều đường thì liên quan đến sự “lùn” ở các bé.
Trẻ từ tuổi dậy thì nên duy trì cân nặng phù hợp, hạn chế cho trẻ ăn những thức ăn nhanh và đồ ăn vặt nhiều dầu mỡ và đường. Phân bổ thời gian học và nghỉ ngơi cho trẻ hợp lý, tránh để trẻ bị stress, ăn vô thức, dễ làm trẻ dư cân và tích trữ mỡ.
Yếu tố vận động:
Bé từ 3 tháng -2 tuổi: Cha mẹ nên tương tác xã hội với bé, ít bế bồng bé khi bé phát triển kĩ năng bò trườn đi lại, dẫn bé đi công viên, chơi 1 số trò chơi ngoài trời.
Các bé 3-4 tuổi, cha mẹ chơi cùng bé các trò chơi vận động não bộ và chiều cao.
Bé từ 4-5 tuổi được khuyên học bơi 2 buổi/ tuần và 2 buổi cách nhau 3 ngày, mỗi buổi không quá 45 phút. Khi bé 8 tuổi, có thể tăng 3 buổi/tuần. Mỗi buổi không quá 60 phút. Cường độ như vậy sẽ phù hợp với phát triển xương cho bé và đủ cho thời gian kiến tạo xương mới.
Những yếu tố khiến trẻ thấp lùn
Ngồi máy tính/xem tivi/chơi game hơn 2.5 tiếng/ lần. Tổng thời gian tiếp xúc với điện tử hơn 4 tiếng/ngày.
Uống quá nhiều nước ngọt 1 lon (220ml)/ngày là quá nhiều cho bé dưới 12 tuổi. Bé dưới 12 tuổi chỉ nên tối đa 2 lon/tuần, tức là
Trong nghiên cứu gần đây trên dữ liệu của 7 nghiên cứu về trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sống ở 4 quốc gia đang phát triển, nhóm nghiên cứu TS. Richard đã tìm thấy các bé dưới 2 tuổi có số ngày trung bình bị tiêu chảy từ 28 ngày/năm sẽ giảm 0.38 cm khi các bé qua 2 tuổi. Do đó, cha mẹ nên rửa tay sạch sẽ khi chế biến thức ăn, cũng như không nên để chung thực phẩm tươi sống và chín để hạn chế sự lây nhiễm lên các bé là công tác phòng ngừa quan trọng các bệnh tiêu hóa do nhiễm khuẩn.
Mẹ HN mới đẻ 3 tháng thấy sữa ít dần, chồng rối bời đi mua liền 7 que thử thai
Mang trong mình nhóm máu cực hiếm O Rh- và gen tan máu bẩm sinh lặn Thalassemia, hai lần chị Hòa mang bầu cả gia đình đều rất lo lắng.
Ngay từ trước khi có bầu bé Tommy, chị Thanh Hòa (SN 1990) ở Hà Nội đã biết bản thân mang gen lặn Thalassemia và nhóm máu cực hiếm O Rh- (10.000 người mới có 4-7 người mang nhóm máu O Rh-). Khi con trai đầu lòng mới 3 tháng tuổi chị bất ngờ biết mình tiếp tục mang thai, thêm một lần nữa người mẹ ấy như ngồi trên đống lửa bởi trước mắt sẽ phải đối diện với nhiều nguy cơ.
Giữa tháng 12/2020, các bác sĩ bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã dự trù sẵn 2 đơn vị máu để đề phòng trường hợp nguy cấp sẽ truyền cấp cứu cho chị Hòa trong ca sinh. May mắn cuộc "vượt cạn" diễn ra thuận lợi, chị không cần phải sử dụng tới lượng máu dự phòng, em bé Sony nặng 3,550kg lọt lòng mẹ khỏe mạnh, khóc to, các thành viên trong gia đình chị Hòa ai nấy đều phấn khởi, hạnh phúc.
Mang gen lặn Thalassemia và nhóm máu cực hiếm O Rh- song chị Hoà đã cùng các con mạnh mẽ vượt qua 2 thai kỳ đáng nhớ.
Vừa sinh con 3 tháng lại dính bầu
Tháng 8/2018 chị Hòa chính thức lên xe hoa về nhà chồng. Sau khi khám sức khoẻ tiền sinh sản, ngày 14/2/2019, cả gia đình chị vỡ òa đón nhận tin vui khi biết chị mang bầu bé đầu tiên. Vì biết bản thân mang gen lặn Thalassemia và nhóm máu hiếm O Rh- chị cùng chồng chủ động tham gia cộng đồng nhóm máu hiếm, nếu lúc sinh cần truyền máu sẽ được hỗ trợ kịp thời.
Chưa hết, chị Hòa còn tiêm 3 mũi Anti-D để dự phòng hiện tượng nhạy cảm Rh và bệnh lý tán huyết cho thai kỳ sau, phòng trường hợp bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con. "Mũi đầu tiên mình tiêm ở tuần thai thứ 28, mũi thứ hai tiêm ở tuần thai thứ 32, mũi thứ 3 tiêm trong vòng 72 giờ sau khi sinh. Do tỷ lệ sản phụ mang nhóm máu hiếm rất ít, nên việc tìm mua thuốc Anti-D khi đó rất khó khăn.
Thuốc vừa có giá rất cao lại là thuốc kê đơn, nên rất ít bệnh viện nhập về, khi đó kể cả bệnh viện Phụ sản Hà Nội và bệnh viện huyết học Trung ương cũng không có thuốc. Rất may sau đó, phút chót chồng mình tìm mua được liều duy nhất để vợ kịp tiêm, vì nếu trong vòng 72 giờ sau sinh không tiêm thì những ngày sau đó tiêm cũng không còn tác dụng nữa" - mẹ 9X nói.
Khi bé đầu mới 3 tháng tuổi chị hay tin tiếp tục mang bầu bé thứ 2.
Khi bé Tommy được hơn 3 tháng, chị Hòa thấy ít sữa dần, cả 2 vợ chồng đều thấy khá rối bời nên ông xã chị đã đi mua một lúc 7 que thử thai, hai vợ chồng thử tới que thứ 6 vẫn không thấy lên vạch. Bẵng đi một thời gian, chị cảm thấy trong người mệt mỏi, bèn lấy nốt que thứ 7 ra thử thì xuất hiện 2 vạch rõ nét.
Lúc này vợ chồng chị vừa mừng vừa lo, mừng vì sắp có thêm một thiên thần nhỏ, lo vì thương Tommy còn quá bé, mẹ có bầu em bé vừa ít sữa lại chẳng thể chăm sóc Tommy được như trước. Chị Hòa chia sẻ: "Kết quả siêu cho thấy em bé trong bụng đã được 8 tuần. Khi báo tin cho mọi người Hòa cảm nhận được bên cạnh cảm xúc hân hoan vui mừng thì tất cả đều lo lắng cho sức khỏe của hai mẹ con".
Trong thai kỳ chị trải qua rất nhiều lo lắng song nhờ ông xã tâm lý lại hết mực yêu thương nên người mẹ ấy đã vượt qua mọi khó khăn.
Bệnh viện dự trù sẵn 2 đơn vị máu đề phòng trường hợp nguy cấp
Ý thức được tình trạng sức khỏe của bản thân, cả hai lần sinh chị đều chọn bệnh viện tuyến cuối chuyên về sản khoa, phòng khi nếu gặp vấn đề các bác sĩ có thể can thiệp kịp thời. Chị Hòa may mắn gặp được vị bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề lại tận tâm chu đáo nên tinh thần trong cả thai kỳ và ngay cả lúc "lâm bồn" khá thoải mái.
Giữa tháng 12/2020, các bác sĩ bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã dự trù sẵn 2 đơn vị máu để đề phòng trường hợp nguy cấp sẽ truyền cấp cứu cho chị Hòa trong ca sinh. May mắn cuộc "vượt cạn" diễn ra thuận lợi, chị không cần phải sử dụng tới lượng máu dự phòng, em bé Sony nặng 3,550kg lọt lòng mẹ khỏe mạnh, khóc to, các thành viên trong gia đình chị Hòa ai nấy đều phấn khởi, hạnh phúc.
Để đảm bảo có thể cấp cứu kịp thời, ngày chị đi sinh bệnh viện đã chuẩn bị sẵn máu hiếm.
Mẹ 9X hồi tưởng lại: "Cả hai lần đi đẻ, chồng mình đều ở bên cạnh động viên và tiếp sức cho vợ trong phòng sinh. Nghĩ tới việc được gặp con, được ôm ấp con vào lòng sau 9 tháng 10 ngày đợi mong, mình quên hết những cơn đau, cố gắng hết sức để sớm được gặp con. Khi vừa bước vào phòng sinh, người nhà mình đợi bên ngoài rất đông, ai cũng đều sốt ruột vì biết mẹ mang nhóm máu hiếm. Thật may mắn, hai lần sinh, các con đều chào đời thuận lợi an toàn".
Sau sinh vợ chồng chị sử dụng dịch vụ lưu trữ tế bào gốc cho em bé. Cả hai con đều được tiến hành sàng lọc sơ sinh, thể trạng của các bé đều rất tốt, mang nhóm máu O rh giống bố và đều không mang gen lặn Thalassemia.
Theo lời chị Hoà, được làm mẹ là điều hạnh phúc nhất trong cuộc đời của mỗi người phụ nữ. Đối với sản phụ mang nhóm máu hiếm, điều đó càng tuyệt vời hơn. Bản thân chị cảm thấy rất may mắn được làm mẹ của hai em bé kháu khỉnh đáng yêu. Cho tới bây giờ, những cảm xúc sau khi vượt cạn thành công vẫn còn nguyên vẹn trong chị, vừa hạnh phúc, vừa tự hào.
Trải qua hai lần mang bầu và sinh con, chị thấy rằng làm mẹ là thiên chức mà tạo hoá ban cho mỗi người phụ nữ, chính vì vậy, dù trải qua bao đớn đau vất vả, dù sức khoẻ và cuộc sống thay đổi, nhưng chỉ cần nghĩ tới việc con được sinh ra khoẻ mạnh, những đổi thay ấy đều xứng đáng.
May mắn chị sinh con dễ dàng và không gặp bất cứ rắc rối nào cần đến việc truyền máu.
Cũng từ hành trình mà mình từng đi qua, mẹ 9X gửi gắm tới những chị em sẽ thực hiện thiên chức thiêng liêng hãy chuẩn bị sức khoẻ và tâm lý thật tốt từ trước khi mang thai, trong quá trình mang thai cho tới khi đi sinh. Các cặp vợ chồng nên khám sức khoẻ tiền sinh sản, các sản phụ cần được xét nghiệm để biết mình mang nhóm máu gì, có mang gen Thalassemia hay không. Trong thai kỳ cần quan tâm tới chế độ dinh dưỡng, cần thăm khám thường xuyên và chọn nơi sinh thật uy tín để cả mẹ và con được khoẻ mạnh, an toàn.
Thấy con mới sinh chỉ giống mẹ, chồng sợ "đổ vỏ" nên nằng nặc đòi xét nghiệm ADN, cô vợ liền được chị em mách nước cực rắn Thấy con không có nét nào giống mình, anh chồng liền nghi ngờ vợ có quan hệ bất chính và nằng nặc đòi đem con đi xét nghiệm ADN. Phần lớn em bé sinh ra sẽ có những nét giống bố hoặc mẹ, hoặc giống mỗi người một ít. Chẳng thế mà dân gian thường nhắc câu: " Con nhà tông, không giống...